Biến đổi các nghi thức cưới xin

Một phần của tài liệu Phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 80 - 81)

Chương 2 : CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG

3.2. Biến đổi cưới xin của người Hà Nhì ở Ka Lăng

3.2.2. Biến đổi các nghi thức cưới xin

Có thể nói những nghi thức trong đám cưới là những nghi thức đã hình thành và tồn tại từ rất lâu đời trong cộng đồng người Hà Nhì, song hiện nay những nghi thức đó cũng đã và đang dần bị biến đổi để phù hợp với đời sống mới của đồng bào. Thủ tục cưới xin vẫn diễn ra theo các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lại mặt, tuy nhiên các bước được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ hơn.

Đám cưới ngày nay phải có giấy mời thì dân bản mới đi chứ khơng coi đấy là việc chung của cả bản như trong truyền thống điều này thể hiện sự tiến bộ hơn trong quan niệm về hơn nhân nhưng nó cũng làm mất dần tính cố kết cộng đồng. Xưa kia đi đón dâu phải đi bộ do điều kiện giao thông không thuận lợi, đi thường là buổi sáng sớm nhưng đón dâu về lại phải vào lúc trời tối, hiện nay quan niệm đó đã thay đổi, người đi đón dâu bằng xe máy…giao thơng cũng thuận tiện hơn và đón dâu về khơng nhất thiết phải vào lúc trời tối. Trong đám cưới truyền thống ở lễ cưới chính thức bên nhà gái, khi gần đến giờ đón dâu, thì cơ dâu phải bỏ trốn vào rừng để nhà trai đi tim, và tìm được mới được đón dâu về, cịn ngày nay phong tục này không tồn tại nữa, cô dâu không cần bỏ trốn trước khi về nhà chồng.

Những bài hát đối đáp giao duyên trong đám cưới trước kia được người Hà Nhì rất coi trọng, nó như những áng văn thơ trữ tình mộc mạc, giản dị, dễ gần và quen thuộc với đời sống thường ngày, nó là nguồn tri thức dân gian, là sử liệu phản ánh phong tục tập quán của dân tộc mình, như một lối ứng xử trong quan niệm về hôn nhân cũng như đạo đức của đồng bào. Nhưng hiện nay những lời hát trữ tình đó đang dần bị lãng quên trong những nghi lễ đám cưới. Trải qua nhiều thế hệ cùng với sự tác động của nhiều luồng văn hóa khác nhau cùng với bộn bề công việc, cuộc sống của người dân nơi đây cũng trở nên gấp gáp, bận rộn hơn. Những câu hát giao duyên xưa giờ lại có vẻ như lạc hậu, dườm dà, mất nhiều thời gian và không được phổ biến rộng rãi cũng như khơng cịn phù hợp với lối sống mới của đồng bào.

Bỏ đi những lời hay ý đẹp trong lối hát giao duyên chưa phải là làm mất đi hoàn toàn mầu sắc truyền thống của đám cưới vì trên thực tế dân tộc Hà Nhì là dân tộc giữ được vốn văn hóa truyền thống khá đậm nét, những tập quán trong đám cưới của đồng bào đến nay hầu như không thay đổi nhiều.

Một phần của tài liệu Phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)