Giá trị trong phong tục cưới xin của người Hà Nhì

Một phần của tài liệu Phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 93 - 98)

Chương 2 : CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG

3.5. Giá trị trong phong tục cưới xin của người Hà Nhì

3.5.1. Giá trị của phong tục cưới xin truyền thống

Nhìn chung cũng có sự giống nhau trong lễ cưới của người Hà Nhì với các tộc người sống lận cận như: La Hủ,... Tuy nhiên, hiện nay sự giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ, vì vậy văn hóa người Kinh đã có ảnh hưởng sâu đậm tới người Hà Nhì nói riêng và các tộc người khác nói chung. Ví như: cơ dâu chú rể có thể diện váy cưới, mặc vest như người Kinh. Nhưng trong cách thức tổ chức và những tục lệ trong đám cưới của người Hà Nhì vẫn có những nét độc đáo riêng.

Người Hà Nhì quan niệm hơn nhân khơng chỉ là niềm vui riêng của cặp trai gái mà đây còn là niềm vui chung của cả gia đình, dịng họ và bản làng nên khi tổ chức hôn nhân cả gia đình, dịng họ cùng làng bản đều có trách nhiệm. Một đám cưới sẽ khơng thể vắng mặt đại diện nhà trai, nhà gái và đặc biệt là đại diện của làng bản (trưởng bản, già làng). Những người trong thành phần này đều phải là những người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán trong việc cưới xin nhất nên mọi công việc thủ tục trong lễ cưới đều được diễn ra theo sự sắp đặt chỉ đạo của họ.

Tục cưới xin cổ truyền của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng ngày nay đã có nhiều thay đổi, một số tập tục, nghi lễ đã được loại bỏ, khái quát chung thì hình thức tổ chức cưới của người Hà Nhì có một số giá trị văn hóa tiêu biểu như sau:

Tính đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong họ hàng, làng xóm láng giềng thơng qua tục góp người, góp của trong đám cưới. Tập tục này đã tạo nên sự gắn kết cộng đồng.

Văn hóa ứng xử khiêm nhường mà tinh tế của người Hà Nhì, từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói, lời chào mới thấm nghĩa tình, đặc biệt là lời mời trong tục uống rượu cần.

Tính tâm linh thể hiện qua việc cúng báo thần linh, cúng bái tổ tiên, lạy tạ tổ tiên.

Lịng tơn kính cha mẹ, anh em, họ hàng của cô dâu, chú rể thể hiện bằng những lễ vật của cô dâu đem biếu bố mẹ chồng như chăn, gối, nệm.

Văn hóa ẩm thực Hà Nhì được thể hiện trong việc bày cỗ, chế biến thức ăn, tục uống rượu cần ở nhà gái, nhà trai.

Trang phục của cô dâu và phụ nữ trong ngày cưới, trong ngày cưới mọi người đều mặc những bộ trang phục đẹp nhất, đặc biệt là trang phục dân tộc Hà Nhì của cơ dâu, phù dâu và các bà, các chị.

Tuy vậy, trong phong tục cưới xin cổ truyền vẫn cịn nhiều hạn chế, có trường hợp ép gả trong hôn nhân mặc dù con cái không ưng thuận để đi đến vợ chồng sống hạnh phúc. Hoặc bố mẹ thăm nơi giàu có, con chưa đến tuổi đã ép gả cho nhau. Hoặc những trường hợp đôi trẻ yêu nhau nhưng bố mẹ lại lấy quyền thế không cho lấy nhau…

3.5.2. Giá trị của phong tục cưới xin ngày nay

Ngày nay nhờ có luật Hơn nhân gia đình, các đơi trẻ có đăng kí kết hơn, điều này sẽ đảm bảo cho vợ chồng bình đẳng, hạnh phức, so với tập tục cưới xin trước đây đã bỏ được các thủ tục rườm rà. Dó đó, việc tổ chức có phần đơn giản, tiết kiệm được thời gian, của cải vật chất hơn, giảm gánh nặng đôi vợ chồng sau cưới. Hiện nay, đám cưới vẫn giữ được một số tập tục tốt như giúp đỡ tổ chức lễ cưới, mang tính chất tương thân, tương ái. Quan hệ thông gia giữ được

sự bình đẳng. Đối với tứ thân, phụ mẫu, con cái đều có trách nhiệm trơng nom. Những chuyện vui, buồn hai bên cha mẹ nội ngoại cũng động viên, giúp đỡ giữ mối quan hệ lâu bền như cổ truyền. Đám cưới hiện nay đề cao vai trò của cá nhân, quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên.

Tuy nhiên, đám cưới hiện nay không phát huy được vốn dân ca cổ truyền phong phú. Thay vào đó là nhạc trẻ và loa thùng làm dinh tai, nhức óc, ảnh hưởng tới mọi người.

Trong sinh hoạt ăn uống đang có chiều hướng làm cỗ to mời mọc thu tiền. Nhất là một số sự việc không mong muốn thi thoảng xảy ra trong đám cưới làm mất trật tự và gây phiền phức.

Tuy nhiên đám cưới người Hà Nhì để lại rất nhiều nét đẹp văn hóa cộng đồng người Hà Nhì là một dân tộc có lối ứng xử điềm đạm, bình tĩnh, nhân ái, vị tha và hiếu khách. Những phẩm chất này thấm đậm vào mọi mối quan hệ, trong đó có quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng ở người Hà Nhì là quan hệ thủy chung, yêu thương, hạnh phúc, có ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững, thịnh suy của cả cộng đồng. Cư dân Hà Nhì rất coi trọng việc hôn nhân và tạo dựng quan hệ vợ chồng bền vững cho các thành viên từ xưa đến nay.

Ngay từ lúc tìm vợ, kén chồng, họ đã xác định “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ”. Đối tượng kết duyên phải là người có đức hạnh. Phong thái

chàng trai phải đoàng hoàng, mạnh mẽ, sống ngay thẳng, giao tiếp giỏi. Bởi vậy, trước khi đi tìm người cầu hơn phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Người con trai mà không biết làm nhà cửa, đan lát vụng về, lao động sản xuất kém… thì rất khó tìm được vợ. Con gái lại phải nết na, ý nhị nói năng nhẹ nhàng, lịch thiệp, giỏi đường kim, mũi chỉ, vá may, mát tay chăn lợn, ni gà. Trai gái cịn rất coi trọng cái dun, cái dáng và ln địi hỏi đối tượng của mình phải hát hay, đối đáp giỏi.

Trai gái Hà Nhì được tự do tìm hiểu nhau. Họ gặp nhau trong hội hè, chợ phiên, trong các đám cưới của anh chị em, bạn bè thông qua các sinh hoạt

văn hóa cộng đồng. Qua giao tiếp ấy họ được thỏa mãn vui chơi, thư giãn, thi tài, đấu trí để hiểu nhau thêm và hiểu sâu hơn về làng bản, quê hương, tổ tiên, đạo lý làm người. Và rất nhiều đơi trai gái đã có cơ may tìm được người bạn để hứa hẹn chuyện trăm năm.

Với những phong tục tập quán lâu đời, khi trai gái đi đến hôn nhân, họ phải trải qua nhiều bước thử thách gian nan, tốn kém. Từ tìm hiểu, dạm hỏi, cưới xin đến lúc thành gia thất bình thường là ba năm. Dạm hỏi, cưới xin phải đủ lễ lạt, cheo cưới bằng: lợn, gạo, rượu, có khi cả tiền bạc do nhà gái đề đạt. Những gia đình khơng có con trai có thể nhận ở rể. Hằng năm, vào những ngày mùa màng cày cấy, gặt hái hay những việc đào mương, làm nhà cửa…người con trai thường đến làm giúp cho gia đình người con gái và mỗi khi tết đến, đều phải sắm một lễ vật đưa đến nhà vợ.

Người con rể được gia đình vợ đối xử người con trai trong nhà và được hưởng mọi quyền lợi đồng thời có nghĩa vụ đối với gia đình vợ. Người con gái thì phải may thêu đủ hàng chục bộ quần áo, chăn gối để dùng cho gia đình mới (trong đó có phần dành để tiếp khách) và làm quà biếu cha mẹ, anh em nhà chồng.

Những tục lệ trên cũng gây ra những bi kịch trong hơn nhân: có những đơi trai gái yêu nhau mà không cưới được nhau, hoặc kéo dài thời gian, khi thành vợ thành chồng thì thời xuân sắc đã qua đi. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu thêm để chắt lọc những nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc, phải chăng là thơng qua sự giúp đỡ của gia đình, cần có những rằng buộc về vật chất để tạo nên quan hệ bền vững của đôi lứa sau này?

Mối quan hệ vợ chồng, sự phân công lao động và trách nhiệm giữa người chồng với người vợ, giữa cha mẹ được hình thành dần dần từ khi người vợ thai nghén. Thấu hiểu câu nói trong dân gian “Đàn bà có chửa như mở cửa tơng” (cửa vào bãi tha ma), nên trong thời gian sinh nở người chồng đã

giành nhiều thời gian chăm sóc, an ủi vợ. Một tổ ấm nhỏ hình thành trong một gia đình lớn được mọi người trong nhà cảm thơng, săn sóc, vun vén, giúp đỡ.

Trong truyền thống cũng như hiện nay đối với người Hà Nhì khi được hỏi về”Vợ chồng có cãi lộn bao giờ khơng” thì họ ngạc nhiên vì việc cãi lộn hiếm xảy ra. Việc đánh đập vợ, việc rỉa rói chồng hầu như khơng có ở xã hội Hà Nhì truyền thống. Bên cạnh đó khi được hỏi về “Sự ngoại tình có xảy ra trong làng bản khơng?” thì họ cũng trả lời việc đó khơng xảy ra. Đặc biệt với người Hà Nhì, khi gia đình có khách, thái độ của họ rất niềm nở, hiếu khách. Đối với con cái, bố mẹ không bao giờ đánh con. Trong mâm cơm, cha mẹ không bao giờ mang điều không phải của con ra để nói hay mắng nhiếc. Ngay cả khi trót có điều gì khơng phải với con cái, cha mẹ đều tìm cách để người con thơng cảm.

Tuy nhiên, do người Hà Nhì sống ở những nơi xa xơi, hẻo lánh, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên vẫn tồn tại những tập tục lạc hậu cần khắc phục. Song cũng cần phải biết “gạn đục, khơi trong”, phát huy những truyền thống tốt đẹp, từ bỏ dần những mặt còn hạn chế để xây dựng gia đình văn hóa – tạo nên những làng văn hóa tiêu biểu, mẫu mực, góp phần vào cuộc vận động: “Toàn dân, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, ngăn ngừa mọi tệ nạn xã hội đang rình rập, phá hoại sự yên lành, hạnh phúc của tổ ấm gia đình và làng bản thân yêu.

3.5.3. Các yếu tố cần kế thừa trong đám cưới của người Hà Nhì

Trong phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở Ka Lăng thực tế cịn nhiều thủ tục, nghi lễ có giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Văn hóa vật thể như nhà ở, ẩm thực, trang phục… Văn hóa tinh thần từ chào hỏi bằng lời vẫn có những giai điệu gần như hát, các làn điệu dân ca rất mượt mà, trữ tình. Nó đã góp phần làm rực rỡ nền văn hóa dân tộc Hà Nhì.

Chúng ta phải kế thừa phát huy có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa cổ truyền, trên cơ sở đó bảo tồn, phát huy và sáng tạo làm cho nó phát triển, đáp ứng được yêu cầu thời đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII của

Đảng đã chỉ rõ: “Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…”.

Vì thế, phải giữ lấy cái thuần phong mỹ tục, cái giá trị tinh thần tư tưởng, đạo đức cao đẹp, nghệ thuật quý giá của dân tộc. Đó là những nét tiêu biểu có tính chất khái qt chung như sự lựa chọn, tìm hiểu của đơi lứa thơng qua các ngày hội hè, đình đám – sinh hoạt văn hóa lành mạnh vui tươi.

Một phần của tài liệu Phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)