Chương 2 : CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG
2.6. So sánh cưới xin Hà Nhì ở Ka Lăng với các nơi khác
Về hơn nhân, các hình thức kết hơn ngun tắc kết hơn, hình thức cư trú sau hơn nhân của các nhóm Hà Nhì cơ bản là đồng nhất có hai hình thức cưới: cưới do bố mẹ đi hỏi và cưới không qua lễ hỏi. Tuy nhiên, mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi nhóm lại có sắc thái riêng điều đó làm cho văn hóa Hà Nhì thêm phong phú đa dạng.
Giống nhau: về lễ cưới giữa các nhóm Hà Nhì ở các vùng hầu hết trải qua các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới và lại mặt. Tuy nhiên trong mỗi bước có nhiều nghi lễ kèm theo có sự khác biệt. Về đồ sính lễ nhà trai mang sang nhà gái ở từng nơi không giống nhau.
Về lễ dạm ngõ: người Hà Nhì Lạ Mí ở Ka Lăng trải qua một bước nhưng người Hà Nhì Đen ở Bát Xát lại trải qua ba bước. Lần đầu, người mối mang một chai rượu, một quả trứng và hai gói cơm nếp sang nhà gái làm lễ dạm. Lần thứ hai, ông mối mang thêm một đồng bạc trắng biếu cô dâu tương lai. Lần thứ ba ông mối sang xin nhà gái định ngày cưới.
Về lễ ăn hỏi, người Hà Nhì Cồ Chồ (Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên) nhà trai mang sang nhà gái trong lễ ăn hỏi có một con trống, rượu đào, đậu tương…
Lễ ăn hỏi của người Hà Nhì Đen ở Huổi Lng (Phong Thổ, Lai Châu. Vào ngày ăn hỏi, đồn nhà trai gồm có bố mẹ chàng trai và một người trên 40 tuổi am hiểu, lý lẽ luật tục của người Hà Nhì sẽ sang nhà cơ gái. Lễ vật khi nhà trai mang sang có hai quả trứng, một ít cơm nếp gọi là lễ cho nhà gái. Tới
nhà gái, hai bên gia đình sẽ có cuộc hát đối đáp với nhau. Nội dung những bài hát xoay quanh việc thách cưới, trả giá và quyết định cho hai người lấy nhau.
Khác với nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ ở Lai Châu, Điện Biên, nhóm Hà Nhì Đen cư trú tại huyện Bát Xát (Lào Cai) cịn có hình thức cưới khơng qua lễ hỏi. Khi trai gái yêu nhau, họ tự định ngày cưới. Khi đó, người con trai nói trước với bố mẹ mình điều đó, cịn người con gái có thể có hoặc khơng thơng báo cho bố mẹ mình biết, vì lễ cưới này thường xảy ra khi bố mẹ không đồng ý cuộc hơn nhân.
Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát cũng khơng có tục ở rể. Tuy nhiên những gia đình khơng có con trai hoặc con còn quá nhỏ vẫn lấy rể ở đời hoặc một vài năm với mục đích thờ phụng tổ tiên và giúp đỡ bố mẹ vợ khi về già. Trong trường hợp này thì tài sản bố mẹ vợ do anh em nhà vợ chia nhau và chia cho con rể một phần. Ngược lại, người Hà Nhì Hoa (Hà Nhì Lạ Mí, Hà Nhì Cồ Chồ) ở Mường Tè, trước kia tục ở rể tương đối phổ biến, thường là 3 – 4 năm, nhiều nhất là 10 – 12 năm. Khi ở rể, chàng trai sẽ không mất tiền cưới, cịn ai khơng muốn ở rể thì trả tiền cưới khoảng 100 - 150 đồng bạc trắng.
Sự khác biệt giữa các nhóm địa phương trong tộc người Hà Nhì khơng có tác dụng hạn chế các mối quan hệ hôn nhân. Hôn nhân hỗn hợp giữa các dân tộc có xu hướng ngày càng tăng, xét theo hai phương diện:
Thứ nhất, là mối quan hệ giữa các dân tộc trong cùng hệ ngôn ngữ. Chẳng hạn, người Hà Nhì lấy người La Hủ thì các nghi thức đám cưới diễn ra vẫn bao gồm các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lại mặt. Do cùng một hệ ngơn ngữ, tiếng nói cũng tương đối gần gũi, trình độ kinh tế, xã hội, phong tục tập quán và nếp sống không khác biệt nhiều, cùng địa vực cư trú nên họ cũng dễ dàng thiết lập mối quan hệ hôn nhân.
Thứ hai, là mối quan hệ giữa các dân tộc thuộc những hệ ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, người Hà Nhì lấy người Thái. Đối với các dân tộc khác hệ ngôn ngữ, những mối quan hệ hơn nhân hỗn hợp tuy có ít hơn và việc
kết hơn thường dựa theo nghi thức bên nhà trai. Ví như cơ gái Thái lấy chàng trai Hà Nhì, các nghi thức đám cưới tuân theo tục lệ của người Hà Nhì.
Hiện nay đám cưới chỉ diễn ra đơn giản theo các bước: dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới. Nhiều gia đình đã tổ chức đám cưới theo nếp sống mới, đơn giản, ít rườm rà nhưng vẫn lưu giữ được một số phong tục truyền thống của dân tộc Hà Nhì, góp phần làm giàu vốn văn hóa của 20 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Tiểu kết Chương 2
Phong tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở Ka Lăng có nhiều điểm khác đặc biệt, và vẫn được bảo lưu khá tốt cho đến tận hiện nay. Hệ thống các nghi thức cưới xin trước, trong và sau đám cưới, được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tính nguyên vẹn thể hiện ở sự nhất mực tuân thủ các chuẩn mực, mà cộng đồng đã thừa nhận, ở hầu hết các cuộc cưới xin trong cộng đồng. Tính ngun vẹn cịn thể hiện ở sự thống nhất, giữa Hà Nhì ở Ka Lăng, với Hà Nhì ở các xã khác, các địa phương khác, kể cả ở Bát Xát, Lào Cai. Về mặt văn hóa tộc người, các nghi thức cưới xin của họ, là sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp cao, thu hút được mọi người, mọi tầng lớp trong cộng đồng tham gia. Các thành tố của văn nghệ dân gian hòa quyện vào nhau, tạo nên bản sắc Hà Nhì riêng biệt. Lễ cưới của người Hà Nhì phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan đặc trưng của đồng bào vùng cao, giàu giá trị lịch sử, và là các dữ liệu quý nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình tộc người của cộng đồng Hà Nhì.
So với các dân tộc khác, đang sinh sống ở rẻo biên giới phía Bắc, hơn nhân, cưới xin của người Hà Nhì ở Ka Lăng, cũng cơ bản mang nặng dấu ấn phụ quyền. Điều đó thể hiện ở các ngun tắc kết hơn (ngoại hơn dịng họ, nội hôn tộc người, sau đám cưới cư trú bên nhà chồng,...),; ở việc gả bán, thách cưới,... ; ở việc cha mẹ mới là người có quyền quyết định các cuộc hơn nhân, nghi thức cưới xin;... Ở việc cưới xin là việc của cả bản, cả dòng họ,... và cả bản, cả dọng họ, có khi cả một vùng tham gia;... Hôn nhân chỉ được thừa
nhận, khi nó được thực hiện theo đúng hệ thống chuẩn mực đã được tục lệ cộng đồng quy định.
Chương 3
BIẾN ĐỔI TRONG CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA