Tri thức dân gian của người Dao ở xã Thái Học

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 34 - 39)

1.2. Khái quát về người Dao ở xã Thái Học

1.2.4. Tri thức dân gian của người Dao ở xã Thái Học

Cũng như các dân tộc khác sống dựa vào nông nghiệp, người Dao Thái học có lịch sử truyền thống lâu dài sinh sống bằng canh tác nương rẫy. Tri thức sản xuất của họ chủ yếu là việc tận dụng môi trường tự nhiên cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, rất giỏi canh tác nương rẫy, đồng thời thuần dưỡng và nuôi được nhiều loại gia súc phù hợp với đặc điểm khí hậu và mơi trường tự nhiên nơi đây.

Họ vẫn lặng lẽ, âm thầm sống hòa đồng với thế giới tự nhiên xung quanh và triết lý dân gian riêng của mình, mày mị tìm kiếm cho được những cái thích ứng với mơi trường sống và đúc rút ra những kinh nghiệm để tạo nên định hướng kinh tế truyền thống. Đó là những kinh nghiệm bảo vệ mơi trường được cụ thể hóa bằng luật tục về bảo vệ rừng, rừng đầu nguồn, quy ước trong săn bắt, hái lượm, không chặt cây ăn quả, ngay cả là cây mọc dại trên rừng. Bà con đều có ý thức trong việc sử dụng nguồn nước chung của cả làng, không chặt cây đầu nguồn, nguồn nước ít ỏi, khan hiếm trong mùa khô khiến cho bà con hiểu rõ hơn về sự quan trọng của việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Tăng thêm tính đùm bọc, san sẻ, đoàn kết khi cho nhau những giọt nước quý giá, đổi công trong mùa vụ bận rộn. Sự ra đời của các phương thức canh tác này cho chúng ta thấy sự đa dạng về điều kiện môi trường ở vùng núi và chứng tỏ rằng từ bao đời nay họ đã sống gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, hịa đồng với thiên nhiên và tìm ra các hình thức canh tác thích hợp với mơi trường sinh thái để sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Do đặc điểm tự nhiên không được thiên nhiên ưu đãi, địa hình đồi cao, núi cao, dốc, người Dao đỏ ở đây chủ yếu trồng ngơ trên các nương rẫy. Họ có kỹ thuật và hiểu biết rất sâu sắc về cách thức làm đất, trồng ngơ, vun ngơ, chăm sóc và thu hoạch. Họ biết xác định nông lịch làm rẫy, đốt rẫy, làm đất, trồng trọt, thu hoạch… Đối với việc làm đất, ở những khoảnh nương khơng q dốc họ có thể sử dụng sức cày của gia súc như bị. Tuy nhiên với những khoảnh nương có độ dốc lớn họ dùng cào để làm đất, tránh đất xói mịn, sạt lở. Họ biết tận dụng tro bếp làm phân bón cho cây trồng song song với sử dụng phân chuồng và phân xanh. Vào vụ thu hoạch, họ chuyển ngô về nhà bằng cách gánh đôi dậu hoặc cõng lu. Nếu ngơ chưa cần bóc vỏ hoặc phơi ngay, họ xếp chúng thành hình nón trên gác xép, để qua mùa cũng không thể hỏng được, cho đến khi khơ có thể bóc tách hạt dễ dàng, sử dụng vỏ ngô và lõi ngô làm củi đun bếp. Sống gần gũi với thiên nhiên nên họ hiểu rõ từng cây cỏ, muông thú trong rừng, được thể hiện qua những câu đố dân gian rất hóm hỉnh và khơng kém phần trí tuệ:

Mai diểu càn lải nghĩa là không mài khác sắc (là lá khem, một loại lá dài như lá gianh nhưng to hơn, sắc hơn).

Mai hểu càn tài nghĩa là khơng gọi cũng về (là gió) Nhiang cú ké

Xin nom piang Pé trian lai

Nghĩa là: Lõi cây trầm Nghìn bơng hoa

Trăm cây rau (là cây lạc)

Trì hả chiệp lụa hang péng pát, chiệp hả chiệp nhụt pẻng pát goi

Nghĩa là:

Tháng giêng cắm xuống như ngọn bút,

Tháng mười ngọn bút nở ra hoa (Là cây khoai sọ)

Nhiết cỏ chủn, nhịa cỏ trẻ, pham cỏ diểu điang, phấy cỏ khoi chuồn

Nghĩa là:

Anh cả béo, anh hai gầy, anh ba xẻ gỗ, anh tư ra võ (là cái cưa)

Nhiết mình trát kiên mình Nhiết duổn nhiêm kiên duổn

Nghĩa là: Lúc đi thì cười, lúc về thì khóc, trong câu đố này đồng bào Dao đỏ đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ khi miêu tả về sự việc gánh nước bằng ống tre. Khi đi, ống tre khơng có nước, va vào nhau phát ra tiếng kêu nghe rất vui tai, như tiếng cười của con người. Khi về, ống tre đầy nước, đầy tràn ra ngoài như người đang khóc.

Người Dao Thái Học tính thời gian theo lịch âm, mười hai con giáp. Cách tính này làm cho họ biết xác định thời gian làm nông lịch, gieo trồng, chọn ngày tốt để xác định ngày cưới xin, ma chay. Trong quá trình lao động sản xuất, họ đã đúc rút, tích lũy kinh nghiệm về dự báo thời tiết phục vụ cho hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Từ trung tuần tháng giêng đến hết tháng giêng, nếu nhìn thấy chim bay nhiều nghĩa là thời tiết ấm, có thể trồng ngơ sớm. Tháng giêng, tháng hai âm lịch nếu thấy bướm trắng bay dọc đường thì trong năm sẽ bị hạn hán một đến hai tháng. Khi thấy ong rừng làm tổ ở nơi thấp thì sẽ có gió to, có khi có cả bão nên khi tra ngô khoảng cách gần hơn phịng khi có bão ngơ khơng bị đổ.

Khi thấy có kiến vác trứng chạy báo hiệu trời sắp mưa to, hoặc nhìn thấy mối bay vào nhà có nghĩa là trời sắp mưa to hoặc thậm chí có bão. Buổi sáng nếu ở phía đơng có ráng hồng xung quanh mặt trời và khơng có mây trắng báo hiệu trưa hoặc chiều sẽ có mưa.

Trải qua thời gian, người Dao Thái Học đã tích lũy được nhiều bài thuốc cổ truyền, có thể chia ra thành hai loại thuốc:

* Thuốc bổ dùng cho người phụ nữ trong khi mang thai và sau khi sinh nở

(thuốc dùng ngâm rươu uống hoặc nấu ăn cùng với thịt) có tác dụng bổ máu, tăng cường sức khỏe.

* Thuốc chữa bệnh có nhiều loại thuốc dùng để chữa đau xương khớp, gãy xương, lở loét, sỏi thận, sỏi mật, đi ngoài, kiết lị, sốt, phá thai ngoài ý muốn, chữa hiếm muộn…

Các loại thuốc bổ và thuốc trị bệnh đều lấy chủ yếu ở trên rừng, có loại thuốc dễ tìm, phổ biến nhưng có loại thuốc q, hiếm khó tìm phải đi mất vài ngày mới có thể tìm thấy cây thuốc. Những vị thuốc này có thể lấy từ thân cây, vỏ cây, lá cây, rễ cây hoặc củ, được chế biến thô thành nhiều loại, phơi khô, chặt nhỏ, trộn với nhau rồi ngâm rượu uống hoặc đun nước tắm. Có loại dùng tươi, giã nát, sao nóng rồi đắp vào vết thương… Những bài thuốc này không chỉ người Dao, mà người Tày, Nùng, Kinh,... cũng rất tin dùng.

Tiểu kết

Xã Thái học là xã vùng núi, tự nhiên và xã hội nơi đây có nhiều đặc điểm khá riêng biệt. Người Dao ở đây có nhiều đặc điểm văn hóa, vừa mang tình tộc người, vừa mang tình địa phương. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố theo dòng lịch sử đời sống người Dao Thái Học hiện nay đã có nhiều bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân đã được nâng cao.

Với người Dao ở Thái Học, văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ khá đậm đà. Đó là mơi trường tốt cho hệ thống tri thức tộc người tồn tại và phát huy tác dụng trong việc CSSK của mỗi gia đình, và của cộng đồng hiện nay.

Thảm thực vật ở Thái Học khá phong phú, đây là nguồn dược liệu quý. Các gia đình Dao ở đây đều biết làm thuốc nam, và đều có những bài thuốc bí truyền. Mặc dù nay đã có mạng lưới y tế cơng, tri thức y học dân gian của họ vẫn đóng vai trị quan trọng trong CSSK. Hiện nay Thái Học đã có một Trạm y tế, 8/14 xóm có y tế thơn bản.

Chương 2

TRI THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SẢN PHỤ VÀ TRẺ SƠ SINH CỦA NGƯỜI DAO Ở XÃ THÁI HỌC TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)