Biến đổi các nghi lễ, kiêng kỵ liên quan

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 75 - 76)

3.1. Những biến đổi tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ

3.1.4. Biến đổi các nghi lễ, kiêng kỵ liên quan

Trạm y tế xã người Dao Thái Học được xây dựng từ sau thời kỳ đổi mới (năm 1986) từ đó đến nay đã được gần 30 năm. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện tuyên truyền giáo dục cho bà con đặc biệt là chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

Hiện nay người Dao Thái Học đã biết loại bỏ những kiêng kỵ khơng có cơ sở khoa học trong ăn uống cũng như trong sinh hoạt hàng ngày như không ăn quả sinh đơi vì sợ khó đẻ, khơng ăn thịt bị vì sợ chửa to, khơng ăn cá vì sợ chân tay thai nhi co lại, không di dời đồ vật trong nhà, không đầm nền nhà, không sửa nhà, khơng được đóng đinh lên tường... vì sợ ảnh hưởng đến sự an tồn của bà mẹ và thai nhi.

Phỏng vấn một số sản phụ cho biết hầu hết các kiêng kỵ giờ khơng cịn ai thực hiện những điều khơng khoa học. Chị Hồng Mùi Hỏi hóm hỉnh cho biết: “Hồi trước

thấy ông bà bảo không được ăn quả sinh đôi sợ thai đơi khó đẻ con. Hồi chưa lấy chồng chị cũng hay ăn quả sinh đơi lắm để mong có thai đơi mà khơng thấy đẻ được con sinh đôi đâu cả”. Hay theo ý kiến của chị Lý Mùi sinh thì: “Nhiều cái thấy kiêng vơ lý lắm, bây giờ thanh niên ít khi kiêng như thế. Ai có bầu cũng đi bệnh viện khám thai hết rồi nên không lo nữa. Ăn uống đầy đủ cho con có chất thơi”. Những ý kiên

trên cho thấy những hủ tục kiêng kỵ lạc hậu khơng cịn phù hợp với cuộc sống hiện đại đồng bào cũng bỏ dần. Qua đó một lần nữa khẳng định trình độ dân trí của bà con được nâng cao hơn, nhất là số đông chị em đã hiểu được cách chăm sóc SKSS khoa học cho bản thân.

Những nghi lễ trong quá trình mang thai và sinh nở của người Dao Thái Học hiện nay vẫn được tổ chức phổ biến. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện của từng gia

đình mà nghi lễ được tổ chức khác nhau. Nhiều gia đình có thể bỏ qua những nghi lễ mà họ cho là không cần thiết. Trong mỗi nghi lễ đều được đơn giản hóa để phù hợp hơn với đời sống hiện đại. Ngày nay tất cả thai phụ đều sinh con ở bệnh viện nên lễ cầu cho thai phụ dễ sinh khơng có ai thực hiện.

Trong lễ đầy tháng của đứa trẻ, các gia đình thịt một con lợn để cúng, và bày tiệc mừng mời khách khứa. Hiện nay nhiều gia đình chỉ thịt gà để cúng báo với tổ tiên gia đình có thêm thành viên mới và một số hộ gia đình khơng tổ chức tiệc mừng đầy tháng, quan điểm của họ cũng không nặng nề về đồ lễ nữa. Họ cho rằng quan trọng là lòng thành với tổ tiên chứ không phải ở đồ tế lễ. Tùy vào điều kiện từng gia đình họ tổ chức to hay nhỏ, mời nhiều hay ít. Một số gia đình khó khăn chỉ làm đơn giản, họ khơng cố gắng vay mượn để tổ chức nữa, thậm chí khơng mời khách đến nhà. Nhiều nghi lễ trong thời gian mang thai và khi sinh nở mặc dù vẫn còn tồn tại nhưng đã bớt rườm rà và chỉ mang tính chất cầu an, tạo tâm lý yên lòng cho người trong gia đình chứ khơng phải là phương thức chữa bệnh.

Khi trẻ sơ sinh và thai phụ mắc bệnh người Dao Thái Học khơng cịn q tin vào cúng bái. Đối với những bệnh thông thường điều trị nhanh khỏi như cảm cúm, sốt, ho... thì họ đến cơ sở y tế khám, lấy thuốc uống hoặc có thể tự điều trị bằng thuốc nam. Trong trường hợp mắc bệnh nặng như cần thực hiện xét nghiệm, phẫu thuật, bó xương bị gãy, cắt bỏ ruột thừa... đồng bào đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)