3.2. Nguyên nhân biến đổi
3.2.2. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới y tế công
Cơng tác bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trước đổi mới và sau đổi mới (nhất là trong những năm của thập niên 80 và 90) cịn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Sức khỏe người sản phụ và trẻ sơ sinh chưa được quan tâm đúng mức, phần vì điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó cịn nhiều khó khăn, phần vì do cơ sở y tế, trạm y tế xã, xóm mới hình thành, chưa phát triển, thiếu cán bộ y tế, thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Mặt khác quan niệm, nhận thức của đồng bào về bảo vệ bà mẹ có thai và trẻ sơ sinh ở miền núi còn nhiều hạn chế, mang nặng tư tưởng lạc hậu, chậm tiến bộ. Do ảnh hưởng của chế độ cũ sản phụ Dao còn rất khổ cực, tự ti, khơng tin ở sức mình, chỉ tin ở trời đất, ma quỷ và số mệnh, trình độ văn hóa thấp kém, chưa nhìn thấy ánh sáng của khoa học. Vì thế mà sức khỏe của chị em giảm sút, tính mạng bị đe dọa trong lúc bụng mang dạ chửa, trẻ sơ sinh khơng được
chăm sóc chu đáo nên tình trạng gày cịm, ốm đau không phải là ít. Có đẻ mà khơng có ni là một thực tế rất phổ biến.
Từ khi được xây dựng Trạm y tế xã Thái Học thì đến nay Trạm vẫn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu y tế do cấp trên đề ra, thực hiện tốt vấn đề CSSK ban đầu cho nhân dân. Hàng năm trạm y tế xã xây dựng kế hoach công tác năm dựa trên nhu cầu CSSK của địa phương và được trung tâm y tế huyện, UBND xã phê duyệt, có sổ sách ghi chép, mẫu báo cáo theo quy định của Bộ y tế. Việc củng cố tổ chức, bộ máy và đào tạo nhân lực cho y tế tuyến xã được quan tâm. Cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn như: tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo bác sỹ hệ chuyên tu, cô đỡ thôn bản... nhằm cải thiện chất lượng phục vụ, CSSK ban đầu cho nhân dân ngày một tốt hơn. Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản cũng là đội ngũ hoạt động tích cực, năng nổ trong cơng tác tun truyền vận động nhân dân từ bỏ những tập tục sinh đẻ lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi, không nên sinh con ở nhà mà nên đến cơ sở y tế để đẻ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh, trạm y tế xã được xây dựng tại những vị trí người dân dễ dàng tiếp cận về giao thơng, có điện lưới và nguồn nước hợp vệ sinh. Trạm y tế xã có từ 70% trang thiết bị chuyên môn thông thường và thiết yếu cho khám, điều trị bệnh sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh, có thiết bị, dụng cụ tiệt khuẩn. Công tác CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh được chú trọng thực hiện.
Hàng năm Trạm y tế xã Thái Học phối hợp với Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) huyện Nguyên Bình, hội sản phụ và trẻ em xã tổ chức tuyên truyền cách CSSK trong thời kỳ mang thai, dinh dưỡng cho mẹ và con, tư vấn và cung cấp dịch vụ phòng tránh thai cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ. Hiện nay tồn xã có 384 người sản phụ trong độ tuổi sinh sản, trong đó có 24 người mang thai. Các sản phụ đều được quản lý thai đầy đủ. Sản phụ mang thai được khám thai định kỳ 3 tháng một lần trong thời kỳ thai nghén, được tư vấn và tiêm đủ liều vắc xin phòng uốn ván sơ sinh đạt tỷ lệ từ 60% trở lên. Việc tổ chức tiêm chủng thường xuyên, uống vitamin A, theo dõi tăng trưởng cho trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng đạt từ 85% đến 90%, trẻ sơ sinh sau đẻ trong vòng một tháng
được uống vitamin A. Sản phụ sau khi sinh và trẻ em được chăm sóc đạt từ 70 % trở lên. Có khoảng 49 người sử dụng biện pháp tránh thai. Trong đó số người sử dụng dụng cụ tránh thai (đặt vòng) là 27, số người sử dụng thuốc tránh thai (chủ yếu là tiêm thuốc) là 22 người. Đối với thuốc tiêm tránh thai thì người sản phụ sẽ được tiêm 3 tháng một lần. Các cặp vợ chồng đều tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai nên tỷ lệ sinh con thứ 3 hoặc nạo hút thai của xã đã giảm.
Bảng 3.1: Kết quả chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ em ở xã Thái Học, 2014
STT Nội dung CSSKSP Số lượng
1 Tổng số sản phụ có thai 16
2 Số bà mẹ được tiêm văc xin phòng uốn ván 16 3 Số bà mẹ được thăm khám thai định kỳ 3 lần 14 4 Số bà mẹ được thăm khám sau đẻ 1 tuần 16
5 Tai biến sản khoa 0
6 Uốn ván sơ sinh 0
7 Trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi được uống vitamin A 138/150 8 Trẻ suy dinh dưỡng được cân hàng tháng 15/15
9 Tử vong thai nhi và tử vong trẻ em 0
[Nguồn: Thống kê của Trạm y tế xã Thái Học, 2014]
Số liệu từ bảng biểu đã cho thấy hiện trạng CSSK sản phụ và trẻ em đã được tốt hơn. Hầu hết các bà mẹ đều chủ động được việc thăm khám thai nhi trong thời gian mang thai. Sản phụ được hướng dẫn đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi, được tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh, kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường nếu có của thai nhi trong q trình phát triển để từ đó có những biện pháp khắc phục, chữa trị kịp thời. Trong trường hợp xấu nhất, thể trạng thai nhi có dấu hiệu
bệnh tật từ trong bào thai thì bác sỹ sẽ tư vấn cho sản phụ quyết định giữ thai nhi trong bụng hay không.
Mặc dù trạm y tế xã Thái Học thường xuyên tư vấn, khám thai định kỳ, tiêm vắc xin cho bà mẹ mang thai. Song người Dao Thái Học hiện nay thường đưa thai phụ đến bệnh viện huyện để sinh nở. Chưa có sản phụ nào sinh ở trạm y tế. Người dân lo ngại rằng trạm y tế xã chưa có đủ trang thiết bị cũng như trình độ chun mơn để xử lý những ca đẻ khó do vậy họ khơng đưa sản phụ đến trạm y tế xã. Họ sợ những tai biến không may sẽ xảy ra cho sản phụ và trẻ em khi sinh nở ở tuyến dưới.
Trạm y tế xã Thái Học đã triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn gồm hàng loạt các dự án như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tăng huyết áp, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, y tế học đường... đã tích cực và kịp thời phịng chống, đẩy lùi được một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng, qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Nhất là tình trạng tử vong ở bà mẹ và thai nhi đã khơng cịn, tình trạng hữu sinh vơ dưỡng khơng cịn là nỗi lo thường trực của đồng bào.