2.1. Tri thức chăm sóc sức khỏe thai phụ
2.1.2. Các bài thuốc phòng và chữa bệnh cho thai phụ
Trong q trình mang thai người sản phụ có rất nhiều biến đổi tâm sinh lý, tình cảm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Việc chăm sóc thai phụ, giữ sức khỏe ổn định cho người mẹ và thai nhi là điều quan trọng được người Dao đặc biệt quan tâm.
Trước đây khi mạng lưới Y tế công chưa phát triển, điều kiện cư trú, đi lại khó khăn người Dao hồn tồn chữa bệnh bằng cây dược liệu từ thiên nhiên. Quá trình mang thai của sản phụ kéo dài 9 tháng 10 ngày, tuy nhiên trong 3 tháng đầu sức khỏe thai phụ và thai nhi không ổn định, tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến cả bà mẹ và thai nhi. Tùy vào tình trạng sức khỏe của thai phụ có những biểu hiện khác nhau về nguy cơ này. Đối với mỗi hiện tượng đều có cây thuốc riêng chữa trị, nhưng có trường hợp cùng một cây thuốc có thể chữa được nhiều bệnh. Mỗi họ thường có bài thuốc riêng, các bài thuốc này thường được giữ bí mật nhưng nếu ai cần thì họ tìm thuốc cho và để đổi lại vật trả ơn có thể bằng tiền hoặc lễ vật như gà, rượu, thịt.
* Bài thuốc chống động thai
Khi thai phụ cảm thấy đau bụng, ra huyết… đó là biểu hiện của động thai, nếu khơng chăm sóc kịp thời rất dễ gây nguy hiểm cho thai nhi thậm chí là sẩy thai. Để kịp thời khắc phục tình trạng này người Dao có rất nhiều bài thuốc.
Khi sản phụ cảm thấy đau bụng dùng cây ngải cứu vắt tươi lấy nước sau đó cho thai phụ uống, uống từ một đến hai lần thì hiện tượng đau bụng sẽ khơng cịn. Hoặc sử dụng lá khoai sọ thái nhỏ, phơi khô, đun với nước uống cho tác dụng rất
tốt với thai nhi, ổn định sức khỏe của người mẹ. Đồng bào cũng sử dụng lá gai và rễ gai phơi khơ sau đó đem đun sơi để nguội cho sản phụ uống thay nước.
Trong trường hợp đau bụng ra huyết đồng bào Dao đỏ có bài thuốc rất hiệu nghiệm. Còn kiên và mà on đảng là hai cây thuốc gia truyền rất ít người biết. Họ sử dụng hai cây thuốc dùng sắc nước uống, Còn kiên là loại cây mọc khá phổ biến, dễ tìm nhưng Mà on đảng mọc trên núi cao, rất khó tìm. Sản phụ sử dụng lá đã phơi khô hoặc sử dụng lá tươi đều được, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng của vị thuốc nên sử dụng lá tươi. Mỗi ngày sản phụ uống hai nửa bát nước thì hiện tượng đau bụng ra huyết sẽ khơng cịn, sức khỏe thai nhi dần được ổn định.
* Bài thuốc bổ máu cho người mẹ và thai nhi
Trong thời gian mang thai thai phụ cần được ăn nhiều loại thực phẩm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất sắt trong máu để đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Bà con rất ưa chuộng và tin tưởng tác dụng của củ nghệ tươi. Đây không chỉ là gia vị tạo màu sắc bắt mắt cho các món ăn mà cịn giúp bổ máu, giúp cơ thể hồng hào, khỏe mạnh. Theo kinh nghiệm của bà con nghệ có chất lượng tốt nhất là nghệ đào trong mùa đông, mùa này củ nghệ đã úa vàng, củ ít nước nên lượng chất dinh dưỡng trong củ nghệ cao hơn gấp nhiểu lần nghệ đào trong mùa khác. Bà con thường sử dụng nghệ để nấu canh gà, nghệ ninh chân giò lợn.
Cách chế biến món ăn này rất đơn giản, đối với gà nấu nghệ, đồng bào chọn gà có trọng lượng khoảng 1.2 kg, bỏ lịng mề ra. Sau đó trộn đều gia vị, nghệ với thịt gà và nấu chín, tùy khẩu vị của người ăn mà xào hay nấu canh đều được. Món này ăn nóng là tốt nhất. Đối với chân giị lợn thì cách nêm gia vị cũng tương tự như vậy, chỉ khác là chân giò ninh với nghệ cho đến khi thịt chín mềm là được. Ngồi ra chân giị lợn là món ăn kích thích tằng tiết tuyến sữa cho sản phụ, do đó khi được ăn theo cách này sản phụ khơng chỉ được bổ máu mà cịn có tác dụng tốt với tuyến sữa.
Những người phụ nữ mang thai khi có dấu hiệu đau bụng đi ngồi thường sử dụng những vị thuốc rất đơn giản mà hiệu nghiệm. Họ sử dụng các bài thuốc dân gian có xung quanh nhà như búp ổi, búp chè khơ có tác dụng chữa trị rất hiệu quả. Đồng bào hái phần chồi non của lá ổi rồi nhai trực tiếp, nuốt cả bã, ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 2, 3 lần sẽ khỏi đau bụng. Ngoài ra tương tự như búp ổi non, búp chè khơ cũng có tác dụng rất tốt đối với đau bụng đi ngoài cho sản phụ đang cho con bú và cho cả trẻ sơ sinh có dấu hiệu đau bụng tiêu chảy.
* Bài thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, sốt thông thường cho thai phụ
Trong thời gian mang thai người phụ nữ bị các triệu chứng nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, ho… dù nhẹ nhưng nếu chữa không dứt điểm sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nếu nặng thì thai nhi có thể bị dị dạng ở khuôn mặt, tai, mũi. Khi bị như thế thai phụ thường ăn cháo nấu với tía tơ, rắc thêm ít hạt tiêu, tác dụng giải cảm rất tốt.
Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu đau đầu, sốt nhẹ thai phụ Dao đỏ sẽ cạo gió để giải sốt. Đồng bào chuẩn bị một đồng bạc trắng, một quả trứng gà ta, một ít gừng tươi, cùng một cây không rõ tên phổ thông, đồng bào gọi là dào mia. Sau đó luộc
quả trứng gà với cây dào mia, trứng chín bóc vỏ, tách lịng trắng và lịng đỏ ra. Bọc lòng trắng, đồng bạc trắng, gừng tươi đập dập vào chiếc khăn mặt, nhúng vào nồi nước dào mia đã đun rồi xoa trên mặt, trán và chân tay. Lặp đi lặp lại những động tác như vậy khoảng 25 phút, khi thấy người nhẹ hơn là được.