Tác động của các chính sách, hội nhập

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 82 - 86)

3.2. Nguyên nhân biến đổi

3.2.3. Tác động của các chính sách, hội nhập

*Tác động của các chính sách y tế

Ở Thái học, chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) được áp dụng từ năm 1992. Sau 22 năm hình thành và phát triển, BHYT đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh. Đối với tỉnh Cao Bằng năm 1993 mới có 24.917 người tham gia BHYT, đến năm 2013 đã có 481.302 người tham gia BHYT (chiếm gần 95% dân số tồn tỉnh). Cùng với các chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội được ra đời trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. BHYT là chính sách đã góp phần quan trọng tạo nên sự thành cơng trong xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện cơng bằng xã hội và tạo nguồn tài chính y tế ổn định cho công tác CSSK theo hướng công bằng và hiệu quả.

100% người Dao Thái Học được cấp phát thẻ bảo hiểm miễn phí do đặc thù là dân tộc thiểu số miền núi. Từ khi có thẻ bảo hiểm đồng bào đã chủ động đi khám chữa bệnh hơn. Các khoản chi khi thanh tốn viện phí khơng cịn là gánh nặng của đồng bào, bà con được hưởng đầy đủ quyền lợi trong quá trình khám chữa bệnh theo quy định của Nhà nước. Chính sách BHYT là chính sách y tế quan trọng và thực sự có hiệu quả.

Chính phủ đã cho triển khai nhiều dự án sử dụng vốn vay nước ngoài trong lĩnh vực y tế nhằm tăng cường hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng khó khăn được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Trong đó có Dự án hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án này được triển khai tại 7 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Thời gian thực hiện dự án là 6 năm (2006 - 2014). Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân đặc biệt là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao tình trạng sức khỏe của nhân dân. Đối với tỉnh Cao Bằng, Dự án bắt đầu đi vào thực hiện từ năm 2009. Cùng với đó, Dự án đã hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các vùng khó khăn đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện huyện. Qua đó góp phần làm giảm gánh nặng chi phí về khám, chữa bệnh cho người dân, giúp họ tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế huyện. Đây là tuyến mà người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận được nhiều nhất. Nhờ đó đồng bào có thẻ BHYT đến các bệnh viện tuyến huyện nhiều hơn.

Sau Dự án này đồng bào còn được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Nhà nước theo quyết định hỗ trợ số 14/2012/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại, hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh có thẻ BHYT phải đồng chi trả theo quy định của Luật BHYT. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu “ Đổi mới và hồn thiện hệ thống y tế theo hướng cơng bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.

Trạm y tế xã Thái Học đã triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia dưới sự chỉ đạo của Trung tâm y tế huyện và lãnh đạo các cấp. Nhiều chương trình sau khi triển khai đã có hiệu quả tốt, đồng bào tích cực tham gia hưởng ứng. Các chính sách y tế, sự hỗ trợ y tế của các tổ chức nước ngoài và của Nhà nước cùng với sự tuyên truyền hiệu quả của các cán bộ y tế đã làm thay đổi quan niệm của đồng bào về việc khám chữa bệnh. Nhất là trong chăm sóc SKSS cho sản phụ và trẻ em. Sản phụ mang thai khơng cịn giữ tập tục sinh đẻ tại nhà trước kia. Thêm vào đó giao thơng thuận lợi từ xã tới bệnh viện đa khoa huyện nên việc chuyển thai phụ đến bệnh viện huyện đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

* Tác động của cơng nghiệp hóa, hội nhập

Miền núi và vùng dân tộc thiểu số sẽ không thể phát triển, không thể thốt nghèo và hịa nhập chung vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước nếu khơng trải qua q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đặt ra đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là phải xây dựng được kết cấu kỹ thuật hiện đại như giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, trên cơ sở chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi...

Trong những năm trở lại đây nhất là từ năm 2000 đời sống của người Dao Thái Học đã bắt đầu có chuyển biến tích cực. Có rất nhiều dự án được đầu tư cho xã nhưng những dự án có hiệu quả nhất được đầu tư cho xã như là dự án 134, 135.

Chương trình 134 được thực hiện trong 4 năm (2004-2008) tại xã Thái Học đã cơ bản đạt được mục tiêu xóa nhà tạm bợ, nhà dột nát cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn, xây dựng nhiều cơng trình nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ đất sản xuất và đất ở giúp người dân yên tâm phát triển sản xuất.

Dự án chương trình 135 thực hiện ở xã Thái Học tính đến năm 2015 đã trải qua 3 giai đoạn. Sau 3 giai đoạn này những thành tựu đạt được đã thể hiện đầy đủ tính hiệu quả của dự án. Cơ sở hạ tầng được củng cố, nhân dân được hỗ trợ giống, phân bón, mua sắm thiết bị máy móc, hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu

hoạch. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng mơ hình trồng trọt và chăn ni như: trồng lạc, trồng thanh long, nuôi ong lấy mật, nuôi cá nước ngọt... Giúp nông dân khai thác tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất, chăn ni, xóa đói giảm nghèo. Thơng qua các lớp tập huấn về sản xuất bà con đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nâng cao năng suất và sản lượng. Có thể khẳng định rằng chương trình 135 đã thực sự phát huy hiệu quả, năng lực sản xuất của đồng bào đã được nâng cao.

Đời sống kinh tế của người Dao Thái Học đã được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên đáng kể. Nhiều hộ gia đình đã xây mới được nhà, mua được phương tiện đi lại, trong nhà đã sắm được các đồ gia dụng thiết yếu như ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, chảo điện... Bà con chú trọng hơn đến chất lượng bữa ăn hàng ngày, khơng cịn ở mức ăn no, mặc ấm nữa, mà là ăn đủ chất dinh dưỡng, nhất là cho bà mẹ và trẻ em.

Một yếu tố khác có tác động khơng nhỏ đến sự biến đổi trong CSSK sản phụ và trẻ sơ sinh là q trình hịa nhập quốc tế. Đây là xu thế hội nhập mà không một quốc gia nào trên thế giới có thể tránh được.

Mặc dù là một xã vùng cao nhưng ngày nay ta dễ dàng nhận thấy sự hòa nhập quốc tế của người dân xã Thái Học, đặc biệt là trong giới trẻ nơi đây. Ngồi tiếp cận thơng tin, giải trí trên truyền hình, thơng qua mạng 3G của bất kỳ mạng điện thoại di động trên địa bàn, giới trẻ dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm âm nhạc, phim ảnh quốc tế, tìm hiểu thơng tin trong nước và trên thế giới. Giới trẻ là những người ưa tìm hiểu kiến thức và khám phá thế giới, có khả năng tiếp cận và nắm bắt thơng tin nhanh. Do đó họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những luồng thông tin có tính hai chiều, tích cực hoặc tiêu cực trên mạng internet. Tuy nhiên khi nhìn vào mặt tích cực ta không thể phủ nhận được tác động của q trình hịa nhập quốc tế đã có ảnh hưởng nhất định đến sự biến đổi của TTDG trong CSSKSS sản phụ và trẻ sơ sinh. Khi trình độ dân trí cao hơn, đồng bào nhận ra đâu là những kiêng kỵ lạc hậu, khơng cịn phù hợp với thời đại. Do vậy họ không cịn tin vào những kiêng kỵ khơng có cơ sở khoa học.

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)