Chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 71 - 73)

3.1. Những biến đổi tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ

3.1.2. Chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Trước kia do đời sống kinh tế của người Dao Thái Học cịn gặp nhiều khó khăn và sự kiêng kỵ nghiêm ngặt đối với việc ăn uống trong thời gian mang thai nên phần lớn các bà mẹ có nguy cơ bị thiếu chất, thiếu sữa cho trẻ bú. Nhiều trẻ em bị đẻ non, đẻ thiếu tháng, suy dinh dưỡng, còi cọc. Nhiều sản phụ sau khi sinh con khơng có đủ thời gian ở cữ, thậm chí có sản phụ sau khi đẻ 3 - 10 ngày đã phải tiếp tục đi làm.

Ngày nay vấn đề chăm sóc SKSS cho sản phụ khi mang thai, sinh đẻ và cho con bú đã được cộng đồng người Dao Thái Học quan tâm hơn rất nhiều. Mặc dù những khó khăn vẫn cịn tồn tại song đời sống kinh tế của đồng bào được cải thiện. Nhận thức của chị em được nâng lên sau những đợt tuyên truyền giáo dục kiến thức

CSSK bà mẹ và trẻ em. Bản thân mỗi chị em đã quan tâm hơn đến chế độ ăn uống dưỡng thai, chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến chuyện mang thai và sinh đẻ. Họ biết ăn như thế nào để có nhiều sữa cho con, biết ăn những gì để con có đủ chất dinh dưỡng và được khỏe mạnh. Chị em biết ăn trứng ngỗng để con sinh ra được thông minh hơn. Chị em không kiêng ăn cá, thịt bị, khơng kiêng ăn quả sinh đơi như trước đây nữa. Bên cạnh đó, người sản phụ khi mang thai nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ phía gia đình chồng. Trong thời gian mang thai cũng như thời gian ở cữ chị em được chăm sóc chu đáo hơn để tránh bị các bệnh hậu sản. Ở thời kỳ mang thai chị em không phải làm những việc nặng nhọc gây nguy hiểm tránh sảy thai, chị em được hướng dẫn cách thức cho mẹ và con ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển tồn diện. Thơng thường người sản phụ sau sinh có thời gian ở cữ một tháng, tuy nhiên đối với những chị em làm việc trong các cơ quan Nhà nước được nghỉ sáu tháng theo chế độ thai sản. Do đó họ có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc con cái tốt hơn. Bà con hiểu sự quan trọng khi cho trẻ bú sữa non đầu đời trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nên trẻ em đều được bú sữa non sau vài giờ được sinh ra. Thêm vào đó đồng bào cũng được tuyên truyền, giáo dục ích lợi to lớn của việc bú sớm không chỉ tốt cho trẻ mà cịn cho cả người mẹ bởi vì giúp cho dạ con của người mẹ co lại nhanh tránh băng huyết sau đẻ. Đồng thời kích thích cho bà mẹ có sữa, ít bị tức vú, tắc tia sữa và ít bị mất sữa về sau. Những bà mẹ khơng có đủ sữa cho con thì họ mua thêm sữa bột để bổ sung nguồn vi chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trong thời gian ở cữ sản phụ ln được tắm bằng nước nóng, đồ ăn, đồ uống ln được ủ nóng để chị em có thể dùng bất cứ lúc nào cảm thấy đói. Việc liên quan đến nước lạnh như giặt giũ được mẹ chồng, chồng hoặc em chồng đảm nhiệm. Sản phụ không phải làm việc nặng trong nhà, chỉ làm những việc nhẹ nhàng để vận động thân thể. Khi hết thời gian ở cữ nếu thấy trong người chưa khỏe hẳn thì sản phụ được ưu tiên ở nhà làm các việc lặt vặt và chăm con nhỏ.

Như vậy khi trong gia đình chỉ có 1 - 2 con thì việc chăm lo dinh dưỡng, sức khỏe của bà mẹ và trẻ em đã thay đổi rất nhiều. Từ lúc mang thai, sinh nở và trong thời gian ở cữ do sản phụ được ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với việc sử dụng các bài thuốc nam khoa học nên đã có tác động tích cực cho cả bà mẹ và thai nhi.

Trẻ em sinh ra không bị đẻ non, thiếu cân nặng, sức khỏe sản phụ được hồi phục nhanh chóng và có nhiều sữa cho con bú. Những trường hợp đáng tiếc ở tử vong bà mẹ và trẻ em do các bệnh hậu sản đã khơng cịn xảy ra. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy tình hình đời sống của bà con ở xã Thái Học ngày càng được nâng lên hòa nhịp cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội song song với chuyển biến rất tích cực trong nhận thức về cách sinh đẻ và nuôi con. Một quốc gia muốn phát triển vững mạnh thì cần phải có thế hệ tương lai khỏe mạnh và năng động. Thơng qua chế độ chăm sóc của bà mẹ và trẻ em cho thấy chất lượng dân số ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)