2.1. Tri thức chăm sóc sức khỏe thai phụ
2.1.4. Các giải pháp khắc phục hiếm muộn
Người Dao Thái Học sống bằng canh tác nương rẫy, rất cần nhân lực cho lao động sản xuất nên việc sinh con nối dõi là chuyện vô cùng cấp thiết. Họ cho rằng gia đình nào đơng con nhiều cháu thì gia đình đó càng nhiều phúc lộc. Khi các cặp vợ chồng cưới nhau được một thời gian dài mà chưa có con thì họ phải tìm mọi cách để chạy chữa bao gồm cả cúng bái thần linh, tổ tiên và cả sử dụng thuốc nam.
Họ quan niệm rằng vạn vật hữu linh, mọi vật đều có linh hồn. Đối với việc sinh con tâm lý dựa vào thế lực siêu nhiên càng thể hiện rõ. Bên cạnh đó do mạng lưới y tế cơng chưa phát triển, cán bộ y tế còn thiếu, phổ biến thường thức về y tế chăm sóc sản sức khỏe sinh sản (SKSS) chưa đầy đủ, còn rất nhiều hạn chế… cũng là một trong nhiều yếu tố cơ bản khiến người Dao đỏ cầu cứu vào lực lượng siêu nhiên. Trước tiên người sản phụ trong gia đình người Dao sẽ đi xem bói, có thể là mẹ chồng hoặc chị chồng, hoặc bất kỳ người khác có mối quan hệ thân thuộc với gia đình (khi được nhờ) đều có thể thực hiện việc này. Họ đưa cho thầy cúng tên, tuổi, ngày tháng năm sinh của cả hai vợ chồng, trình bày rõ chuyện khó thụ thai và nhờ thầy tìm xem nguyên nhân vì sao hai vợ chồng khó có con. Nếu thầy cúng đưa ra các nguyên nhân như do nền nhà không tốt, hướng nhà không đúng, hướng đặt bàn thờ không đúng hoặc gia đình đã làm việc gì xúc phạm đến thần linh… thì tùy lý do và cách khắc phục, giải hạn mà thầy gợi ý để gia chủ có hướng làm theo. Lễ vật thơng thường bao gồm, gà trống, thủ lợn, rượu, giấy bản, hương.
Song song với việc cúng bái, giải hạn thì người Dao Thái Học cũng xin hỏi lời khuyên từ những người có kinh nghiệm và hiểu biết trong làng về tình trạng của mình để tìm thuốc phù hợp. Để có cơ sở bốc thuốc, thầy thuốc hỏi cặn kẽ tình hình của người bệnh, chủ yếu là những căn nguyên gây ảnh hưởng lớn đến SKSS của người phụ nữ bao gồm chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử bệnh phụ khoa.... Họ dựa vào lời nói của bệnh nhân (chủ yếu là về phía người vợ) về tình trạng cơ thể để bốc thuốc, trong trường hợp thể trạng người sản phụ quá gầy yếu ảnh hưởng đến sự thụ thai thì thầy thuốc sẽ bốc cho vài thang thuốc bổ. Trường hợp việc khó thụ thai là do người chồng thì thầy thuốc dựa trên tình hình sức khỏe của người chồng, bắt mạch, khám khu vực bụng để lấy thuốc uống cho phù hợp.
Với phụ nữ, kinh nguyệt không đều là một trong những nguy cơ đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Bệnh có thể gây hiếm muộn hoặc vơ sinh. Ngun nhân có thể xuất phát từ yếu tố tâm sinh lý, cũng có thể do cấu tạo cơ địa của chị em hoặc do một số bệnh phụ khoa gây nên. Việc điều trị bệnh hiếm muộn của người phụ nữ có nhiều cách. Tuy nhiên cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh là do đâu. Nếu kinh khơng đều do rối loạn tâm lí thì sản phụ chỉ cần cân bằng lại chế độ ăn uống, chế độ việc làm, nghỉ ngơi hợp lý, việc cân bằng lại lối sống này sẽ làm cho tình trạng bệnh được cải thiện. Trường hợp bệnh do rối loạn nội tiết, chị em có thể dùng các loại thuốc nam hoặc thuốc tây để kích thích lưu thơng kinh nguyệt. Trường hợp bị mắc các bệnh phụ khoa chị em nên tới các cơ sở y tế để khám bệnh hoặc sử dụng thuốc nam chữa bệnh.
Các bài thuốc nam này đều có tác dụng là làm máu lưu thơng tốt hơn, cân bằng âm dương trong cơ thể. Tùy theo cơ địa của từng người và tình trạng của bệnh nhân mà thầy thuốc ra quyết định có áp dụng phương pháp đốt đèn (dùng bấc thoa mỡ lợn đốt với đèn dầu) vào vị trí hai buồng trứng hay khơng. Đối với người chồng khi bước vào giai đoạn chữa trị thì cũng uống thuốc bổ kết hợp với đốt đèn. Cả vợ và chồng trong thời gian chữa bệnh nếu có uống kèm theo một số vị thuốc thì tuyệt đối khơng được ăn thịt bị, trứng vịt và không được ăn cá.
Trong một số bài thuốc khác người bệnh phải kiêng không được sử dụng nước mắm và kiêng không ăn kèm đồ tanh như thịt vịt, cá hoặc thịt trâu, bò. Các
loại thức ăn này làm giảm công hiệu của thuốc, nếu không thực hiện đúng kiêng khem trong ăn uống thì bệnh tình sẽ khơng có biến chuyển tốt.
Bảng 2.1: Bài thuốc điều hịa kinh nguyệt
Tên thuốc bằng tiếng Dao Cách dùng
Xà đìa ổ Đun nước tắm hoặc uống, làm máu lưu
thơng tốt hơn.
Đìa lùi dám
Dùng để nấu canh, đun nước uống, có tác dụng làm khí huyết lưu thơng, tăng sinh lượng máu trong cơ thể.
[Nguồn: Điều tra thực địa ở Thái Học, 2015]
Bảng 2.2: Bài thuốc điều trị bệnh viêm phần phụ ở phụ nữ
Tên thuốc bằng tiếng Dao Cách dùng
Chiệp tam điang Dùng để đun nước tắm hàng ngày
Lạc tooc Dùng để đun nước tắm hàng ngày
Nhả so Dùng để đun nước tắm hàng ngày
Vạc ngược Dùng để đun nước tắm hàng ngày
Ẳn mật Dùng để đun nước tắm hàng ngày
Cúc quỳ Dùng để đun nước tắm hàng ngày
Lài mai Dùng để đun nước tắm hàng ngày
[Nguồn: Điều tra thực địa ở Thái Học, 2015]
Bảng 2.3: Bài thuốc làm mát cơ thể, chữa tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu vàng hoặc đỏ
Mà phản tàng Kết hợp hai vị thuốc này với nhau, đun nước uống, không được dùng làm thức ăn.
Nhiang pầy
Lài mai Đun nước uống, kiêng ăn cá, thịt gà, thịt bò
và thịt chó
[Nguồn: Điều tra thực địa ở Thái Học, 2015]
Đồng thời thầy thuốc kê thêm một vài vị thuốc bổ để người người vợ sử dụng hàng ngày. Thuốc bổ đó tùy theo từng loại có thể dùng để làm thức ăn hoặc dùng làm thức uống.
Người Dao Thái Học rất coi trọng việc sinh con đẻ cái.. Họ quan niệm rằng con cái là lộc trời cho, khơng chỉ để duy trì nịi giống, nhân lực lao động, khi họ về già có con cái chăm sóc, khi chết có con khóc, có con đưa đi chơn. Do vậy sau một thời gian dài chữa bệnh khơng có kết quả đồng bào sẽ nhận con về nuôi. Họ nuôi đứa trẻ như con ruột của mình. Đồng bào cho rằng con ni khi về nhà, nhập linh hồn vào nhà sẽ thành con thật của mình. Theo đúng như phong tục của dân tộc mình, đứa trẻ nếu là con trai sau khi được nhận nuôi sẽ được làm đặt tên, lễ nhập hồn về gia đình, được làm lễ cấp sắc.