Tác động của tri thức dân gian với chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 86 - 88)

trẻ sơ sinh hiện nay

3.3.1. Tác động tích cực

Khơng thể phủ nhận TTDG có vai trị to lớn trong đời sống người Dao Thái Học, từ bao đời nay. Đặc biệt là trong lĩnh vực CSSK thai phụ, thai nhi, sản phụ và trẻ sơ sinh. Ngoài những yếu tố lạc hậu, thiếu cơ sở khoa học ra thì TTDG trong chăm sóc SKSP, thai nhi và trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho cả mẹ và con... Không phải kiêng kỵ nào cũng là thiếu khoa học, lạc hậu.

Quan niệm “Ăn nhiều, lười làm, con to, khó đẻ” của người Dao Thái Học, khi đối chiếu, so sánh với phương pháp khoa học chăm sóc thai phụ là điều khơng phải hồn tồn vơ lý. Y tế hiện đại ngày nay khuyến cáo thai phụ không nên ăn nhiều quá sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân ở người mẹ. Thậm chí với những người thừa quá nhiều vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra tác dụng ngược. Đối với những thai phụ ăn quá nhiều đồ ngọt có nguy cơ thai nhi bị dị tật, thừa cân, ăn quá nhiều đồ chua khiến thai nhi có khả năng dị tật ở hai tuần đầu sau khi mang thai. TTDG khuyến khích thai phụ khơng nên ỷ lại sự chăm sóc chiều chuộng của người thân trong gia đình mà lười vận động. Vận động nhẹ nhàng vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp sản phụ sinh dễ dàng hơn. TTDG trong CSSK sản phụ và trẻ sơ sinh cho rằng thai phụ, sản phụ không nên ăn đồ ăn có tính hàn như thịt vịt, trứng vịt là hồn tồn có cơ sở khoa học.

Khi người phụ nữ báo tin có thai là niềm hạnh phúc khơng chỉ của vợ chồng mà cịn là của cả gia đình. Để cầu mong cho thai phụ ln khỏe mạnh và sinh nở được mẹ trịn con vng, người Dao Thái Học mời thầy cúng về làm lễ cầu an và cầu sinh cho cả hai mẹ con sản phụ. Qua những nghi lễ tôn giáo này thể hiện rất rõ tình thương yêu và sự quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho người sản phụ mang thai và đứa trẻ. Yếu tố tâm linh trong các nghi lễ này giúp cho mọi thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hơn, tạo tâm lý an tâm cho thai phụ và người thân khi tin tưởng rằng lực đấng siêu nhiên ln bên cạnh bảo vệ sự an tồn

cho họ. Sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo giúp cho người cộng đồng gắn bó, đồn kết với nhau hơn. Thông qua tổ chức lễ đầy tháng, nhiều khách mời sẽ đến thăm hỏi, chúc mừng gia chủ. Tặng quà cho trẻ em mới sinh, thăm hỏi động viên sản phụ... qua đó thể hiện tính cố kết, gắn bó trong cộng đồng. Những nghi lễ tôn giáo này là yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Dao Thái Học. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Dao quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương” và họ tin rằng khi có bệnh tật trong người thì phải sử dụng nhiều phương pháp để chữa bệnh như: xem bói, cầu cúng, giải hạn song song với việc chữa bệnh bằng thuốc nam hoặc tây y.

Trong quá trình sinh sống lâu dài để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, người Dao Thái Học đã tìm ra nhiều loại dược liệu quý chữa bệnh. Từ bệnh thông thường cho đến bệnh nan y. Đặc biệt là sự phong phú của những bài thuốc nam trong chăm sóc SKSS của sản phụ và CSSK trẻ sơ sinh. Khi sản phụ mang thai và sinh nở thì sẽ được chăm sóc theo chế độ riêng, từ việc đi lại, ăn uống và nghỉ ngơi. Người Dao Thái Học vốn nổi tiếng về những bài thuốc phong phú và hiệu quả cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bao gồm bài thuốc an thai, thuốc tắm cho sản phụ và trẻ sơ sinh trong thời gian ở cữ, thuốc làm tăng tiết tuyến sữa để có nhiều sữa cho trẻ bú,... Tri thức về thuốc nam được truyền qua nhiều thế hệ, chủ yếu là được truyền theo dòng tộc, mẹ dạy cho con gái, mẹ chồng dạy con dâu. Ngồi ra những người có khả năng y thuật, tinh mắt, hiểu rõ về cây cỏ trên rừng đều có thể bái sư phụ, nhận thầy để theo học. Qua đó thể hiện tính cộng đồng trong bảo vệ sức khỏe và phát triển nòi giống dân tộc. Thể hiện ước mong về thế hệ tương lai khỏe mạnh, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và cộng đồng trong việc gìn giữ và trao truyền bài thuốc quý.

3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Để bảo vệ sự an toàn cho người mẹ và thai nhi trong thời gian thai nghén người sản phụ đã phải thực hiện nhiều kiêng kỵ nghiêm ngăt. Tuy nhiên nhiều kiêng kỵ của người Dao Thái Học có phần thái quá, mang nặng tư tưởng lạc hậu.

Trong thời gian mang thai, thai phụ phải kiêng khơng được ăn quả sinh đơi vì sợ mang thai đơi, khó đẻ. Hay kiêng ăn thịt bị vì sợ chửa to sẽ khó đẻ, kiêng

khơng đun củi từ ngọn vì ngơi thai ngược, nguy hiểm cho tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi. Kiêng ăn cá vì sợ chân tay co lại... Tất cả những kiêng kỵ này nhằm mục đích giúp thai phụ tránh được những điều không may xảy đến nhưng đều thiếu cơ sở khoa học. Thời gian mang thai là thời gian quan trọng cơ thể người mẹ cần nhận được đầy đủ vi chất dinh dưỡng nên việc kiêng kỵ quá nhiều dẫn đến thai phụ và thai nhi thiếu chất, sức khỏe yếu, trẻ em có nguy cơ sinh thiếu tháng, cịi cọc. Đây cũng là giai đoạn thay đổi tâm sinh lý của thai phụ do đó việc kiêng kỵ quá nhiều vơ tình tạo áp lực lớn lên người mẹ, khiến thai phụ càng thêm lo lắng, khơng có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, cần phải loại bỏ sớm những hủ tục, kiêng kỵ lạc hậu để tạo điều kiện phát triển toàn diện cho thai nhi, tạo ra thế hệ tương lai khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh của người dao (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)