Thực trạng thị trường, khách hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH DỊCH VỤ BĐS CỦA CÔNG TY APGROUP (Trang 51 - 54)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Thực trạng thị trường, khách hàng mục tiêu

2.2.1. Tình hình thị trường BĐS Việt Nam hiện tại

Dù Việt Nam đã kiểm soát tốt nhưng dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên cả nước lẫn trên thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như thị

Năm 2020 dù thị trường bất động sản có những nguy cơ giảm tốc, nhưng nhìn chung với các yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mơ, cơ bản thị trường này vẫn có sự phát triển ổn định. Thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm 2020 phải đối mặt với vơ vàn khó khăn, thách thức. Trong khi những chính sách pháp lý cịn chưa được tháo gỡ thì đại dịch Covid-19 lại một lần đẩy thị trường lâm vào thế "khó chồng thêm khó". Theo ghi nhận, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt, các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều bị hủy bỏ.... Thống kê cho thấy, quý 1/2020 nguồn cung mới và lượng tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay; khoảng 800/1.000 sàn giao dịch trên cả nước đã tạm ngưng hoạt động; hàng loạt môi giới bất động sản mất việc…

(Hình 2.4 – Nguồn: web batdongsan.com.vn)

Năm 2021, cùng với Nghị quyết 02 của Chính phủ “Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021” được ban hành. Do vậy, ngay từ những tháng đầu năm 2021, thị trường Việt Nam, nhất là thị trường BĐS, đã được nhiều nhà đầu tư quốc tế và Quỹ tài chính đã hướng đến, đưa quốc gia Đơng Nam Á này trở thành môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài và là điểm sáng của kinh tế khu vực. Tuy vậy,

kết thúc quý III/2021, do ảnh hưởng quá nhiều từ bối cảnh dịch bệnh, thị trường BĐS cả nước đã thực sự rơi vào trầm lắng, các chỉ số liên quan giảm mạnh. Lượng cung, nhu cầu giao dịch thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Sự quay trở lại của COVID-19 lần thứ 4 như một làn sóng tác động bao trùm lên tồn bộ nền kinh tế của cả nước. Các hoạt động kinh doanh sản xuất bị đứt gãy, đình trệ, nền kinh tế gần như “phong toả”.

Theo Tổng Cục thống kê, tổng GDP trong nước quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và cơng bố GDP quý đến nay. Như vậy, khi nền kinh tế suy giảm, phông nền chung trong quý III trầm lắng khiến thị trường bất động sản cũng khơng nằm ngồi những ảnh hưởng.

(Hình 2.5 – Nguồn: web tapchitaichinh.vn)

Tuy nhiên sau khi Việt Nam nới lỏng giãn cách xã hội, tình hình thị trường kinh tế nói chung và tình hình thị trường BĐS nói riêng đã có những bước đầu khởi sắc. Thị trường bất động sản đã "nóng" trở lại khi lượng người quan tâm đến thị trường này tăng mạnh. Nguồn cung hạn chế, doanh nghiệp đang gặp khó cũng như xu hướng đầu tư có sự chuyển đổi đã đẩy giá nhà đất tăng mạnh.

Nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát dịch tốt như hiện nay và vượt qua dịch bệnh sẽ là điểm sáng an tồn dịch tễ lẫn kinh tế, chính trị thu hút các người nước ngoài đến đầu tư, sinh sống và làm việc. Đây sẽ là nguồn cầu cực kỳ lớn cho thị trường BĐS trong thời gian sắp tới.

Nhiều khả năng thị trường BĐS sẽ có những cú bật dậy mạnh mẽ như thị trường chứng khoán trong vài phiên giao dịch gần đây. Nhà đầu tư đứng ngồi chờ cơ hội rất nhiều, dịng tiền chờ đợi cũng rất lớn, và họ đang chờ thời điểm để tham gia.

Trong thời gian tới, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có sự sàng lọc, điều chỉnh và dòng tiền của nhà đầu tư cũng sẽ được tính tốn kỹ lưỡng và phân bổ hợp lý hơn. Hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư lợi nhuận cao cho khách hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH DỊCH VỤ BĐS CỦA CÔNG TY APGROUP (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w