7. Bố cục của luận văn
2.2. Quốc phòng an ninh
Mặc dù hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, song tình hình ở một số khu vực trên thế giới trong đó có tình hình Biển Đơng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh đến mơi trường an ninh và phát triển của nhiều quốc gia. Xét từ góc độ địa - chính trị chiến lược, Việt Nam là một trong những quốc gia quan trọng nhất tại khu vực Đông Á mà Hoa Kỳ muốn tranh thủ, tăng cường quan hệ trong chính sách “tái cân bằng” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương của mình với mục đích bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển của Hoa Kỳ, kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy có thể coi đây là một lý do khiến Hoa Kỳ đang có nhiều nỗ lực trong việc củng cố quan hệ quốc phòng, an ninh với Việt Nam, thậm chí Hoa Kỳ xem đây là lĩnh vực ưu tiên đặc biệt sau khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam đối với Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực quốc phịng - an ninh được thể hiện thơng qua nhiều cuộc viếng thăm cấp cao giữa bộ quốc phòng - an ninh của hai nước. Nổi bật có chuyến thăm Hoa Kỳ
của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (từ ngày 14/3 - 20/3/2015). Hai nước đã tích cực trao đổi nhiều chủ đề an ninh và ký kết một số thỏa thuận trao đổi, hợp tác trong các lĩnh vực an ninh mạng, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, an ninh hàng hải, chống rửa tiền, dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp hình sự, xuất nhập cảnh… Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cho Đội hịa bình của Hoa Kỳ vào Việt Nam hoạt động sau khi đàm phán thành công về việc thiết lập cơ chế cho nhóm này hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Tiếp đó, có
chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Martin Dempsey (8/2014), Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus và tàu chiến Hoa Kỳ (4/2015), Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter (29/5-1/6/2015)…Đặc biệt trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký Tun bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phịng Hoa Kỳ - Việt Nam. Tuyên bố được ký trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011. Tuyên bố bao gồm 5 nội dung: tăng cường tham vấn chính sách; hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn và tẩy độc dioxin; hợp tác gìn giữ hịa bình của LHQ; khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu trợ; và hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi bên. Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng nhằm tăng cường hữu nghị, hiểu biết, xây dựng lòng tin, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác tồn diện giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần giữ gìn hồ bình, ổn định ở khu vực Đơng Nam Á và châu Á Thái Bình Dương, với nguyên tắc tơn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, luật pháp quốc tế, luật pháp của mỗi nước và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không làm phương hại đến an ninh của nước khác. Đặc biệt nhân chuyến thăm Việt Nam (5/2016), Tổng thống B.Obama công bố quyết định quan trọng của Hoa Kỳ về việc xóa bỏ hồn tồn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Sự kiện này đã loại bỏ một trở ngại cuối cùng trong quá khứ và cho thấy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã bình thườnghồn tồn. Có thể nói, việc Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận vũ khí đã mở ra cơ hội nâng cao khả năng quốc phịng cho Việt Nam.
Trong nhiệm kì II của Tổng thống B.Obama, Hoa Kỳ - Việt Nam đã thiết lập được các cơ chế đối thoại cấp cao thường xuyên giữa hai Bộ Quốc phịng như: Đối thoại chính sách quốc phịng, Đối thoại chính trị - an ninh - quốc phịng. Trong các cuộc đối thoại, hai bên tập trung trao đổi tình hình quốc tế và
ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề như an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống bn bán ma túy... Hai bên đồng ý tiếp tục hợp tác trong vấn đề tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA), xử lý chất độc da cam/dioxin, rà phá bom mìn. Đối với vấn đề Biển Đông, hai nước tái khẳng định giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hịa bình, đa phương, tránh các hành động khiêu khích đơn phương, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Cơng ước Liên Hợp quốc về Luật biển.
Hợp tác an ninh biển cũng là một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm gần đây khi mà Trung Quốc có những hành động leo thang ở Biển Đơng,
đe dọa đến tình hình an ninh khu vực và quyền lợi nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, Hoa Kỳ hứa cung cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam trong thời gian tới. Hoa Kỳ còn đào tạo một số sĩ quan Việt Nam về cách thức sử dụng các tàu này. Ngồi ra, Hoa Kỳ cịn trao cho Việt Nam các thiết bị phụ tùng thay thế.
“Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phịng Hoa Kỳ - Việt Nam" được hai nước chính thức ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (từ ngày 31/5/2015- 1/6/2015), gồm 5 nội dung lớn, trong đó khẳng định hai bên hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, luật pháp của mỗi bên. Theo đó, Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, đào tạo nhân viên cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam, cũng như hỗ trợ cho Việt Nam một số trang bị cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển. Ông Ashton Carter và các thành viên Đoàn đã thăm tàu Cảnh sát biển Việt Nam tại Vùng Cảnh sát biển 1. Ơng là Bộ trưởng Quốc phịng Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm một căn cứ quân sự của Việt Nam cũng như lên thăm một con tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
“Những điều này cho thấy một hướng đi tích cực và tiếp nối về mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh biển", ông Ashton Carter nói [64].
Ngồi ra, Hoa Kỳ hứa sẽ cung cấp một gói hỗ trợ trị giá 18 triệu USD cho Cảnh sát biển Việt Nam để có thể mua sắm một số các tàu tuần tra và hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển trung tâm huấn luyện gìn giữ hịa bình cho qn đội Việt Nam. Bộ Quốc phịng Hoa Kỳ cũng sẽ sớm cử một chuyên gia về gìn giữ hồ bình sang cơng tác thường trực tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội để làm việc và phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhằm mục đích chuẩn bị cho Việt Nam có được các đơn vị sẵn sàng điều động cho những phái bộ gìn giữ hồ bình của Liên hợp quốc. Như vậy, việc Hoa Kỳ tăng cường hợp tác an ninh biển với Việt Nam nhằm tăng cường nhân lực tuần tra và giám sát các vùng biển sẽ giúp duy trì nguyên trạng ở khu vực phù hợp với lợi ích của hai bên.
Về lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực ứng phó thảm họa, giúp xây dựng các trung tâm quản lý thảm họa, các trường học, bệnh xá… Trong năm 2015, Chính phủ Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ thêm cho Việt Nam 5 triệu USD trong lĩnh vực này. Về lĩnh vực giữ gìn hịa bình, năm 2015 ghi nhận bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc phòng theo chiều hướng ngày càng sâu rộng hơn vì lợi ích của hai nước và khu vực. Ngày 7/7/2015, tại Washington, Bản ghi nhớ về gìn giữ hịa bình Liên hợp quốc giữa Bộ Quốc phịng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ được ký kết. Nội dung chính của Bản ghi nhớ thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương trên các lĩnh vực tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình Liên hợp quốc như tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động tại các phái bộ Liên hợp quốc, nâng cao năng lực của cá nhân và đơn vị trong huấn luyện tiền triển khai, hỗ trợ trang bị kỹ thuật cho lực lượng tham gia gìn giữ hịa bình Liên Hợp quốc, giải ngân gói hỗ trợ xây dựng Trung tâm gìn giữ hịa bình Việt
Nam và nâng cao khả năng tiếng Anh... Với việc ký kết Bản ghi nhớ này, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương đã được đẩy lên một tầng cao mới; khi mà hai nước cùng cam kết hơn vì mục tiêu khắc phục hậu quả xung đột vũ trang, vì hịa bình, ổn định của một quốc gia thứ ba, vì trách nhiệm chung trên cương vị là những quốc gia có trách nhiệm của Liên hợp quốc.
Mặc dù có khá khá nhiều quan điểm hồi nghi về mục đích của Hoa Kỳ khi hợp tác quân sự với Việt Nam nhưng nhìn chung trong những năm trở lại đây, hợp tác quốc phòng - an ninh Hoa Kỳ - Việt Nam đã có nhiều bước tiến đem lại lợi ích cho cả hai bên. Đây chính là động lực thúc đẩy lãnh đạo hai nước quan tâm nhiều hơn đến việc từng bước gỡ bỏ sự nghi ngại và xích lại gần nhau hơn trong tương lai.