7. Bố cục của luận văn
2.4. Văn hoá, giáo dục và khoa học công nghệ
2.4.2. Khoa học công nghệ
Bên cạnh những bước tiến mạnh mẽ của quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đạt được những thành tựu
trên lĩnh vực khoa học - công nghệ.
Hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2000 với việc hai nước ký Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ, là một trong những văn bản sớm nhất thiết lập sự hợp tác nói chung giữa hai quốc gia nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton. Cho đến nay, hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước đã được phát triển trong hầu hết mọi lĩnh vực, liên quan đến rất nhiều đầu mối của các Bộ, ngành, các tổ chức khoa học và công nghệ của hai nước.
Về phía Việt Nam, Bộ Khoa học và Cơng nghệ là đầu mối chính triển khai Hiệp định, với sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Bộ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các Viện nghiên cứu, doanh nghiệp... Văn phịng hợp tác khoa học và công nghệ thuộc Bộ Ngoại giao là đầu mối phía Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác, với sự tham gia của Bộ Năng lượng, Quỹ Khoa học Quốc gia, Quỹ Giáo dục Việt Nam, Cơ quan Khảo sát Địa lý Hoa Kỳ, Cơ quan Sáng chế và Nhãn mác Hoa Kỳ, Viện hàn lâm khoa học quốc gia, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Cơ quan Giám sát Không gian của Hoa Kỳ, Cơ quan thời tiết và đại dương (NOAA), Văn phòng nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (ONR), Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia (NIH), Viện Công nghệ và tiêu chuẩn quốc gia (NIST), Viện Công nghệ Bách khoa Rensselaer (RPI), Phịng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, các trường đại học...
Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 7/2013, một trong những nội dung của Hiệp định đối tác hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được đưa vào Tuyên bố chung chính là hợp tác về khoa học và cơng nghệ. Đây được coi là một động lực quan trọng giúp cho hợp tác khoa học và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được đẩy lên một
mức mới, đem lại lợi ích chung cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam trong tương lai. Hợp tác khoa học công nghệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được triển khai chủ yếu ở các nội dung sau:
* Trong lĩnh vực thủy lợi, khí tượng, nghiên cứu biển
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) đang triển khai một chương trình quan trọng về Rừng và Đồng bằng nhằm giúp Việt Nam thích ứng với vấn đề nước biển dâng và áp dụng các phương thức sử dụng đất đai bền vững hơn. Hoa Kỳ đã đề nghị hỗ trợ Việt Nam phát triển kế hoạch Đóng góp Do Quốc gia Tự Quyết định (INDC) cho cuộc chiến tồn cầu chống biến đổi khí hậu. Việt Nam đề xuất hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh lương thực và dinh dưỡng. Hoa Kỳ và Việt Nam đang cùng nhau tìm hiểu những tác động sâu xa về an ninh lương thực do khả năng dễ bị tổn thương của Việt Nam đối với biến đổi khí hậu, và ý nghĩa của điều đó đối với khu vực và thế giới. Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về “Đối tác xây dựng và ứng dụng các nguyên tắc Hệ thống chỉ huy khi có sự cố tại Việt Nam” nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam đã được ký cuối tháng 1/2015; Dự án “Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng Việt Nam” do USAID tài trợ với kinh phí 26,5 triệu USD, thực hiện trong 5 năm từ 2013- 2017; Dự án “Tăng cường năng lực cảnh báo sớm lũ lụt, giai đoạn 1” (FEW1) do USTDA tài trợ với số vốn 500.000 USD, được thực hiện từ 1/2010 - 10/2011 và giai đoạn 2 (FEW2) do USAID tài trợ với kinh phí 1.222.050 USD, thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 7/2015.
* Công nghệ về y tế
Bộ Ngoại giao hai nước đánh giá Y tế là một điểm sáng trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Năm 2015, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hoa Kỳ, Kathleen Sebelius đã ký Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa
học Y học Hoa Kỳ - Việt Nam. Đây là sự kiện mở đường cho hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực y tế hai nước trong thời gian tới, nhằm đáp ứng với những thách thức và mục tiêu y tế trên tồn cầu trong thế kỷ XXI. Vì sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, các bệnh dịch có thể truyền từ nước này sang nước khác qua đường biên giới, an ninh lương thực không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia đơn lẻ mà có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong phạm vi toàn cầu. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết trong thời gian tới, hai nước sẽ thắt chặt quan hệ trong phạm vi đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vaccin phòng chống dịch cúm, chung tay phòng chống các bệnh dịch mới nổi. Sở dĩ, Hoa Kỳ chọn Việt Nam là đối tác trong lĩnh vực y tế dự phịng vì đây là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, Việt Nam có một hệ thống y tế tồn diện từ trung ương tới địa phương. Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực y tế dự phòng như đã khống chế thành cơng dịch SARS, có thành tích trong nghiên cứu sản xuất vaccin ngừa cúm... Các chương trình hỗ trợ y tế của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến năm 2015 lên tới hơn 900 triệu USD, kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, chiếm gần 75% tổng hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam [46]. Quan hệ hợp tác y tế Hoa Kỳ - Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực quan trọng, điển hình là lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; y tế dự phòng; hợp tác quân dân y; khoa học công nghệ…
Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á, ngoài châu Phi được Hoa Kỳ lựa chọn là quốc gia thí điểm cho chương trình PEPFAR phịng ngừa HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ. Ngồi châu Phi, khơng có một quốc gia nào ở châu Á được tài trợ qua chương trình PEPFAR này. Chương trình đã giúp hệ thống phịng ngừa HIV/AIDS ở Việt Nam đạt hiệu quả, hỗ trợ cho ngành y tế Việt Nam trong cuộc chiến này. Kể từ khi thực thi vào năm 2005, Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho cuộc chiến chống lại HIV/AIDS tại Việt Nam. Năm 2015, đánh
dấu một bước tiến quan trọng của chương trình PEPFAR với gần 100 nghìn người Việt Nam được điều trị ARV và hơn 40 nghìn người được điều trị nghiện bằng methadone. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì và cam kết viện trợ cho Chương trình hỗ trợ khẩn cấp về phịng chống HIV/AIDS (PEPFAR) đến năm 2018, ước trị giá trung bình gần 100 triệu đơ la/năm trong những năm gần đây. Chính phủ Hoa Kỳ cũng là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho cơng tác phịng chống cúm tại Việt Nam và hỗ trợ các lĩnh vực khác như: lao, sốt rét, phòng chống thuốc lá, an tồn giao thơng, an tồn thực phẩm, người khuyết tật, phòng chống thiên tai, y tế biển và phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
Từ năm 2014, Hoa Kỳ và Việt Nam đã và đang xây dựng quan hệ đối tác ngày càng phát triển trong khn khổ Chương trình An ninh y tế tồn cầu (GHSA) để phát hiện, ngăn chặn và đối phó tốt hơn với các đợt bùng phát dịch bệnh. Cùng nhau giải quyết các vấn đề y tế tồn cầu khơng chỉ mang lại lợi ích cho hai quốc gia, mà cịn cho cả khu vực và tồn thế giới. Các tổ chức phi Chính phủ Hoa Kỳ cũng góp phần khơng nhỏ trong quan hệ hợp tác y tế giữa hai nước, với các chương trình Hỗ trợ cơ sở hạ tầng y tế ở Bệnh viện Trung ương Huế; cải tạo, mở rộng và nâng cấp Bệnh viện Nhi Trung ương, cung cấp trang thiết bị y tế và đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ sản xuất vắcxin; cung cấp bằng chứng khoa học về bệnh tật, tử vong cho q trình hoạch định chính sách tại Việt Nam… cùng với các lĩnh vực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Các tổ chức cũng giúp tăng cường năng lực cán bộ về y tế công cộng, khám, chữa bệnh tình nguyện, trao đổi chuyên gia, giới thiệu các kỹ thuật và các mơ hình chăm sóc sức khỏe tiên tiến.
* Công nghệ sinh học
Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những văn bản, thỏa thuận và dự án cụ thể để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực phịng chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ hậu quả thiên tai, hỗ trợ nghiên cứu sinh học về chọn giống, chuyển nạp gen,
đào tạo nghiệp vụ... Nổi bật, đó là Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về "Đối tác xây dựng các nguyên tắc Hệ thống chỉ huy khi có sự cố tại Việt Nam" nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam đã ký vào cuối tháng 1/2015; Dự án '' Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hâụ ở rừng và đồng bằng Việt Nam" do USAID tài trợ với kinh phí 26,5 triệu USD, thực hiện trong 5 năm từ 2013-2017; Dự án "Tăng cường năng lực cảnh báo sớm lũ lụt giai đoạn 1" (FEW1) do USTDA tài trợ với số vốn 500.000 USD, được thực hiện từ 1/2010- 10/2017 và giai đoạn 2 (FEW2) do USTDA tài trợ với kinh phí 1.222.050 USD, thực hiện tù tháng 8/2012 đến tháng 7/2015.
Hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cịn được triển khai thơng qua Hiệp Hội đậu tương Hoa Kỳ và Đại học Missouri để nghiên cứu về chuyển nạp gen trên đối tượng cây đậu tương; Hợp tác giữa Đại học California, Riverside với Viện Di truyền Nông nghiệp về hợp tác ứng dụng Công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng. Hai nước còn hợp tác xây dựng một số văn bản pháp quy như Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật Vệ sinh thú y và Kiểm dịch động vật. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho các cán bộ kỹ thuật một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Để thúc đẩy hợp tác Hoa Kỳ- Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới, Hoa Kỳ cần xem xét có các chương trình hợp tác quy mơ lớn hơn và đa dạng các hình thức hỗ trợ sẽ có hiệu quả hơn đối với phát triển nơng nghiệp, nông thôn của Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác trong công tác đào tạo tăng cường năng lực cả ngắn hạn và dài hạn trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, nuôi trồng thủy sản; Định kỳ tổ chức các Hội thảo khoa học giữa các đơn vị nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với các Trường, Viện nghiên cứu ở Hoa Kỳ có liên quan
đến các lĩnh vực cơng nghệ nơng, lâm và thủy sản để cập nhật thơng tin và tìm kiếm mơi trường, đối tác hợp tác nghiên cứu và đầu tư.
* Khoa học cơ bản
Hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực khoa học cơ bản được thực hiện thơng qua một số chương trình như Viện khoa học đa ngành (Science Across Virtual Institutes, SAVI), Chương trình tồn cầu các cơ hội nghiên cứu sau đại học (Graduate Research Opportunities Worldwide, GROW), v.v. phối hợp với Quỹ Giáo dục Việt Nam VEF, Bộ khoa học và công nghệ. Một trong những hoạt động là tiến tới thiết lập một số trung tâm nghiên cứu tiên tiến (còn gọi là Trung tâm xuất sắc) và một trong những bước đi này là Trung tâm về vật liệu cấu trúc phân tử MANAR hợp tác giữa Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và UCLA. Có thể kể ra nhiều hoạt động khác như USTPO đã có quan hệ truyền thống với Cục Sở hữu Trí tuệ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ, hàng năm vẫn mời các cán bộ của Cục SHTT sang tham dự các khoa đào tạo và đồng thời cử các cán bộ của USTPO sang Việt Nam đào tạo; hoặc sự hợp tác giữa Viện nghiên cứu Công nghệ bách khoa Rensealer (Rensealer Politechnique Institute - RPI), Phịng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (Brook Haven National Laboratory - BNL) và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Một điểm nổi lên trong lĩnh vực này là sự hợp tác với các doanh nghiệp như công ty Intel trong khuôn khổ đối tác cơng tư (Private Public Partnership-PPP) như chương trình Chương trình Liên minh Đào tạo Công nghệ Cao - Higher Engineering Education Alliance Program (HEEAP) của trường đại học Arizona hợp tác với Intel đào tạo kỹ sư cơng nghệ máy tính cho Việt Nam. Tháng 9/2012, Công ty Intel đã ký kết MOU với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về đào tạo chương trình cao học về máy tính hiệu năng cao (High Performance Computer-HPC). Trong chương trình này Intel đã cung cấp một siêu máy tính cỡ nhỏ cho chương trình này và máy tính này được dùng để đào tạo các sinh viên
cao học trong lĩnh vực tính tốn hiệu năng cao. Cơng ty Intel cũng đang thảo luận xây dựng một dự án lớn khác cho Việt Nam đó là dự án Dữ liệu lớn (Big data). Trên cơ sở này, hiện nay Đại học Arizona đang chủ trì cùng với Ngân hàng Thế giới và một nhóm các đối tác khác phát triển một mạng lưới các giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ phát triển
* Khoa học công nghệ và môi trường
Chủ yếu là hợp tác về theo dõi và đánh giá hệ sinh thái (rừng, bờ biển, môi trường biển) thơng qua các hoạt động như hội thảo, chương trình đào tạo, trao đổi thơng tin. Các hướng hợp tác có thể gắn kết với những mạng lưới đa dạng sinh học quốc tế về bảo tồn động, thực vật và tế bào mầm. Việc tăng cường hợp tác trong trao đổi thông tin về da dạng sinh học gene (cơ sở dữ liệu, tin sinh học) là một hướng được quan tâm. Các hoạt động bảo tồn và nhân giống các giống, loài quý và có nguy cơ bị tuyệt chủng (động vật có vú, các loài chim và lưỡng cư) cũng nhận được sự quan tâm cao của các nhà khoa học. Những hoạt động hợp tác có thể có các hình thức như các dự án bảo tồn, gắn với phát triển cộng đồng, hoặc trao đổi sinh viên, nghiên cứu viên, v.v. Các đối tác tham gia trong lĩnh vực này liên quan đến các tổ chức như Cơ quan địa chất Hoa Kỳ (USGS), Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Chẳng hạn, USGS đã hợp tác với các nhà khoa học thuộc Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thiết lập 12 trạm quan trắc môi trường để theo dõi q trình biến đối khí hậu và tác động tới khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với kế hoạch nhân rộng sang các nước khác trong khu vực. Việt Nam đã phối hợp với Quỹ đất ngập nước của Hoa Kỳ (America’s Wetland Foundation) tổ chức Hội nghị châu thổ sông Mê Kông năm 2013 được gọi là Mekong 2013 (năm 2011, Hoa Kỳ đã tổ chức hội nghị Mississippi 2011). Đây là hội nghị quốc tế lớn về môi trường thảo luận tất cả các vấn đề liên quan đến môi trường của Vùng đồng bằng châu thổ sông Mê
Kông. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã làm việc với Vườn thực vật Missouri thực hiện dự án bảo tồn sinh học ở Vườn quốc gia Bạch Mã và xúc tiến hợp tác về bảo tồn sinh học với Trường đại học Missisippi. Nhiều chuyến