7. Bố cục của luận văn
3.3. Tác động của quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam trong nhiệm kì II của
3.3.2. Đối với Việt Nam
Một trong những trụ cột của chiến lược “tái cân bằng” của Hoa Kỳ là xây dựng quan hệ đối tác với các quốc gia quan trọng trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng của khu vực và có sự trùng lặp đáng kể trong lợi ích chiến lược với Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc mở rộng và nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ.
Sự tiến triển trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua đã mở ra những cơ hội rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và chính quyền hai nước. Hai mươi năm trước đây, sự hiện diện của Việt Nam ở Hoa Kỳ hầu như chỉ nằm chủ yếu trong ký ức về một cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ muốn quên đi. Ngày nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất từ Đông Nam Á vào Hoa Kỳ. Hàng hoá Việt Nam tương đối phổ biến ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nơi tiêu thụ đáng kể hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam, đồng thời, cũng là nguồn đầu tư lớn vào Việt Nam, cho nên việc tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ đã góp phần giúp Việt Nam giảm nạn lạm phát và đưa đến tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Mặc dù, Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP vào đầu năm 2017, nhưng trên thực tế, TPP đã có những tác động tích cực tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ. Vốn đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tăng khá mạnh trong những năm qua là tác động của hiệu ứng đầu tư “đón đầu” TPP và chính luồng vốn này đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh vào thị trường Hoa Kỳ trong những năm qua. Trong những năm gần đây, trên nền tảng của quan hệ chính trị mới và dựa trên sự bảo lãnh thương mại, các công ty của Việt Nam đã ký kết nhiều đơn hàng lớn với các công ty của Hoa Kỳ như các đơn hàng mua máy bay của các hãng hàng không Việt Nam, động cơ phát điện giá trị nhiều tỉ đôla. Các công ty Hoa Kỳ cũng đang bắt đầu đầu tư những dự án lớn tại Việt Nam như tổ hợp khai thác dầu khí tại mỏ “Cá voi xanh” tại khu vực miền Trung Việt Nam và xúc tiến các dòng vốn đầu tư gián tiếp tại thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư mạo hiểm…
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ sáu tồn thế giới và thứ nhất Đơng Nam Á về số lượng sinh viên, học sinh đang học tập ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Việt Nam đã hiểu nhau hơn trước rất nhiều, tin tưởng chính trị giữa hai nước cũng được nâng cao. Mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với khu vực Đông Nam Á, đồng thời là nhân tố an ninh quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng trở thành một cầu nối tốt hơn giữa Hoa Kỳ với các nền kinh tế ASEAN cũng như các khu vực khác do tiến hành đồng thời các đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với tất cả các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Trong đó, triển vọng hồn tất 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) giai đoạn 2015 - 2020 sẽ giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 quốc gia (trong đó có 15 thành viên của G-20). Hơn nữa, Việt Nam cũng tiếp tục đóng vai trị tích cực trong các cơ chế hợp tác khu vực then chốt mà Hoa Kỳ rất quan tâm như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… Quan hệ với Hoa Kỳ, giúp Việt Nam hiện đại hóa trang bị quốc phịng, năng cao khả năng tự vệ, khả năng tự ứng phó với những diễn biến phức tạp của tình hình khu vưc. Đồng thời, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam tiến nhanh như vậy đã giúp Việt Nam xử lý và củng cố quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ, nhất là trong ASEAN, và quan hệ với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Có thể nói, quan hệ với Hoa Kỳ là quan hệ hết sức quan trọng để vừa mở đầu vừa đảm bảo, vừa làm thuận lợi toàn bộ quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, các nền kinh tế ở khu vực này, những nền kinh tế có giá trị tích cực với sự phát triển của xã hội Việt Nam đều là các nền kinh tế có chất lượng đồng minh của Hoa Kỳ. Thái Lan đã từng là đồng minh của Hoa Kỳ và Thái lan trong một thời gian khá dài từ những năm 80 cho đến giữa những
năm 90 là cửa ngõ để các thương nhân nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Sau đó, cửa ngõ ấy chuyển dần sang Hồng Kơng và gần đây thì chuyển dần sang Singapore. Vì thế khi Việt Nam quan hệ tốt với Hoa Kỳ, Việt Nam có nhiều lợi ích rất cơ bản:
Lợi ích đầu tiên mà Hoa Kỳ có thể mang lại cho Việt Nam là củng cố sự tin cậy của các nền kinh tế đồng minh của họ đã có mặt trong nền kinh tế Việt Nam.
Lợi ích thứ hai của quan hệ với Hoa Kỳ là Việt Nam có quyền thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ để bán hàng và có thể bán những hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất hiện nay của Việt Nam cho một cấu trúc dân cư đang phát triển đang sống tại một quốc gia đa phát triển như Hoa kỳ, đặc biệt là cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Với 2 triệu người Việt ở Hoa Kỳ và với khoảng 20 triệu người của các nước thế giới thứ ba thâm nhập vào Hoa Kỳ thì đấy chính là một thị trường khổng lồ cho nền sản xuất có tiêu chuẩn đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Lợi ích thứ ba là quan hệ với Hoa Kỳ mang lại cho Việt Nam là quan hệ về quốc phịng. Từ trước tới nay, tồn bộ lý luận quân sự của nhiều nước xoay quanh lý thuyết về chiến tranh. Những người châu Á nói chung loay hoay xung quanh lý thuyết của Tơn Tử về chiến tranh nhưng chúng ta khơng có lý thuyết về quốc phịng của mình. Lý thuyết quốc phịng chuyên nghiệp, về bản chất là lý thuyết phi chiến tranh, tức là xây dựng một nền quốc phịng khơng xảy ra chiến tranh. Xây dựng một nền quốc phịng khơng xảy ra chiến tranh là xây dựng lý thuyết quốc phòng trên cơ sở sự cân bằng răn đe. Về mặt này, Hoa Kỳ đóng một vai trị cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng lý thuyết cân bằng răn đe, là một trong số ít những nước đủ tiềm lực cơ động hóa các lực lượng vũ trang của mình trong phạm vi toàn cầu để tạo ra các năng lực cân bằng quốc phịng. Đối với Việt Nam, có thể tìm thấy sự cân bằng quốc phịng, cân bằng kinh tế trong quan
hệ với Hoa Kỳ.
Như vậy có thể thấy, sự thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam vào thế giới và giúp cho mối quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, trung tâm kinh tế - tài chính thế giới trở nên khăng khít hơn. Ngồi ra, sự hợp tác của Hoa Kỳ với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh giúp Việt Nam nâng cao khả năng tự vệ, ứng phó trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực. Quan hệ với Hoa Kỳ cịn giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu cân bằng quan hệ với các nước lớn khác trong khu vực, đặc biệt với Trung Quốc. Tranh thủ tiếng nói, ảnh hưởng, nguồn lực của Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Việt Nam, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, đảm bảo an ninh hàng hải và hịa bình, ổn định cho khu vực.