7. Bố cục của luận văn
2.5. Hợp tác giải quyết những tồn đọng về xã hội, nhân đạo
2.5.2. Giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin
Hoa Kỳ và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ được hơn 20 năm, thế nhưng hậu quả chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành ở Việt Nam vẫn còn rất nặng nề đối, trong đó hậu quả của chất độc da cam sẽ có tác động nặng nề nhất và lâu dài nhất đối với các thế hệ người Việt Nam. Do đó việc giải quyết hậu quả chiến tranh đã và đang được Hoa Kỳ quan tâm và tiến hành.
Từ đầu năm 2013 đến nay, trên tinh thần nhân đạo, các cá nhân và tổ chức của hai nước đã có những nỗ lực chung, trước hết là đánh giá và khắc phục các tác động vẫn đang tiếp diễn của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường, đồng thời ngăn chặn các phơi nhiễm mới ở người. Một trong những hành động thiết thực chung tay giải quyết hậu quả chất độc da cam ở những “điểm nóng” của Việt Nam là Hội thảo “Xây dựng kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020” tổ chức vào đầu tháng 3/2013 tại Biên Hòa, Đồng Nai. Hội thảo nằm trong chương trình trợ giúp tồn diện và tích hợp cho người khuyết tật do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Chương trình này diễn ra từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2015 bởi Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) thực hiện với các đối tác chính là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các tổ chức, hội người khuyết tật của Việt Nam. Biên Hòa được “ưu tiên” hàng đầu bởi đây là một trong những điểm nóng về ơ nhiễm dioxin, nhất là sân bay Biên Hịa và vùng phụ cận. Mục tiêu chính của chương trình gồm đào tạo công tác xã hội cho cán bộ quản lý và các cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho người khuyết tật, cải thiện chất lượng và sự tiếp cận của các dịch vụ chuyên biệt dành cho người khuyết tật, gồm phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu, ngơn ngữ, hoạt động trị liệu; cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế công cộng nhằm ngăn ngừa và hạn chế mức độ nghiêm trọng của khuyết tật, gồm giám sát dị tật bẩm sinh, sàng lọc sau sinh, phát hiện ung thư, các dịch vụ tư vấn phụ nữ trước lúc mang thai nhằm làm giảm nguy cơ mắc dị
tật bẩm sinh.
Một thành cơng của Nhóm Đối thoại Hoa Kỳ - Việt Nam là lập nên bản kế hoạch 10 năm (2010 - 2019) để tiếp tục góp phần giải quyết vấn đề hậu quả chất độc da cam/dioxin, với dự kiến kinh phí là 300 triệu USD (trung bình 1 năm là 30 triệu USD). Kế hoạch gồm 3 giai đoạn với 2 mục tiêu chính là làm sạch đất bị nhiễm dioxin, khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá và mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/dioxin, những người bị các khuyết tật và cho gia đình họ.
Những sự kiện này thể hiện động thái tích cực của phía Hoa Kỳ trong việc nhìn nhận, đánh giá và tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam. Nói về những nỗ lực từ phía Hoa Kỳ, ơng Lê Kế Sơn, Chủ tịch Ủy ban cố vấn hỗn hợp Hoa Kỳ - Việt Nam về chất độc da cam/dioxin, kiêm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Mơi trường cho biết: thứ nhất là từ việc khơng hợp tác gì đến việc hợp tác khoa học, sau đó đi lấy mẫu dioxin xác định nồng độ ô nhiễm, xây dựng phương pháp xử lý và giúp đỡ nạn nhân, có thể nói đó là các bước đi tích cực trong quan hệ 2 nước và chúng ta cũng ghi nhận sự tích cực đó từ phía Hoa Kỳ.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama (từ ngày 23 đến ngày 25/5/2016), việc giải quyết hậu quả chiến tranh nói chung và xử lý hậu quả chất độc da cam/ dioxin nói riêng là một là một trong những chủ đề ưu tiên trong thảo luận giữa hai nước. Tại các cuộc gặp giữa Tổng thống B.Obama với các nhà lãnh đạo Việt Nam, hai nước nhất trí cho rằng "cần tiếp tục tăng cường hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là việc tẩy độc dioxin, tháo gỡ bom mìn và hỗ trợ người tàn tật" [69]. Trong Tuyên bố chung được ký kết giữa hai nước nhân chuyến thăm này, Hoa Kỳ và Việt Nam khẳng định việc giải quyết hậu quả chiến tranh là "ưu tiên" trong quan hệ quốc phòng - an ninh; Hoa Kỳ cam kết "sẽ hợp tác với Việt Nam để có đóng góp quan trọng nhằm tẩy độc
dioxin tại sân bay Biên Hòa" [70]. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đồng ý đưa vào Tuyên bố chung giữa hai nguyên thủ quốc gia việc coi giải quyết hậu quả chiến tranh là một ưu tiên trong quan hệ hai nước; đồng thời đưa ra những cam kết cụ thể và tương đối mạnh như ở trên về việc giúp Việt Nam tẩy độc chất da cam/dioxin tại hai điểm ô nhiễm lớn nhất là sân bay Đà Nẵng và Biên Hịa. Chính quyền Obama và Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách 7 triệu USD cho chăm sóc y tế cho người khuyết tật tại Việt Nam vào tháng 12/2015. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Hoa Kỳ chính thức thơng qua luật cho phép chính quyền Hoa Kỳ tài trợ cho người khuyết tật ở khu vực bị thải chất độc da cam/dioxin (khoảng 30 điểm nóng ở Việt Nam) [21]. Ngồi ra, Hoa Kỳ đã tài trợ cho Việt Nam các dự án về khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ cịn sót lại sau chiến tranh với tổng viện trợ 94 triệu đô la thơng qua các tổ chức phi chính phủ từ năm 1993 đến nay.
Hai nước quyết tâm hoàn thành tẩy độc sân bay Đà Nẵng đúng lịch trình mới năm 2018. Việc tẩy độc sân bay Đà Nẵng đã được hai nước lập kế hoạch từ năm 2006 nhưng quá trình triển khai gặp khơng ít khó khăn xuất phát từ sự phối hợp giữa hai bên, việc áp dụng công nghệ khử độc mới, khối lượng đất phát sinh và khó khăn ngân sách từ phía Hoa Kỳ. Chi phí việc tẩy độc tăng lên 88 triệu USD (dự toán ban đầu là 33,7 triệu USD). Hai bên đã hoàn thành tẩy độc giai đoạn 1 ngày 3/5/2016 và hai bên đặt mục tiêu hoàn thành tẩy độc vào quý II năm 2018. Đây là việc làm rất có ý nghĩa, trước mắt sẽ giúp Việt Nam có "đất sạch" để xây dựng nhà ga VIP phục vụ cho Hội nghị cấp cao APEC 2017, sau này (khi giai đoạn 2 hoàn thành), sẽ cung cấp thêm đất cho cá dự án phát triển sân bay Đà Nẵng. Mục tiêu quan trọng tiếp theo của cả hai nước trong thời gian là tẩy độc sân bay Biên Hòa. Việc tẩy độc sân bay Biên Hịa với tư cách là điểm ơ nhiễm da cam/dioxin lớn nhất thế giới, sẽ là biểu tượng về sự nỗ lực lớn nhất từ trước đến nay của hai nước trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh.
Sự trợ giúp của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân từ phía Hoa Kỳ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, những khoản tài trợ trên còn quá nhỏ bé so với hậu quả hết sức to lớn mà quân đội hoa Kỳ gây ra cho nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, những hỗ trợ trên mới chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề mơi trường, cịn việc đền bù, chăm sóc sức khỏe, cuộc sống cho nạn nhân da cam vẫn cịn rất hạn chế.
Những nạn nhân, những gia đình bị nhiễm chất độc da cam còn chưa nhận được sự trợ giúp trực tiếp nào từ phía Hoa Kỳ. Hàng triệu người vẫn đang sống trong đau đớn về thể xác, trong những tổn thương to lớn về tinh thần. Họ bi quan về cuộc sống và tương lai của mình. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc hịa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, các gia đình sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh do chất độc da cam, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Bản thân những đứa trẻ này khơng có điều kiện học tập và sinh hoạt như bao đứa trẻ bình thường khác. Chúng trở thành nỗi buồn phiền, đau khổ và gánh nặng cho các gia đình trong việc chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục. Hơn bao giờ hết, họ rất cần sự hỗ trợ, bù đắp từ chính những người đã gây ra hậu quả đó. Trong thời gian tới, các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam mong muốn Chính phủ Hoa Kỳ sẽ có nhiều hoạt động tích cực hơn, như: trợ giúp về vật chất cho những nạn nhân, những gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống; xây dựng một bệnh viện để khám và điều trị cho các nạn nhân; xây dựng trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng cho các nạn nhân cô đơn, không nơi nương tựa… Đây khơng phải là những địi hỏi q sức mà chỉ là những mong mỏi thiết thực và chính đáng của các nạn nhân da cam Việt Nam.
Chiến tranh đã đi xa, nhưng hậu quả mà nó để lại cịn hết sức nặng nề, đặc biệt là với những nạn nhân, những gia đình có người nhiễm chất độc da cam/dioxin. Cuộc đấu tranh địi cơng lý, địi bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân này vẫn đang diễn ra với sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận quốc tế.
Tiểu kết chương 2
Sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (2013), quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam được triển khai mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực: từ chính trị - ngoại giao, quốc phịng - an ninh, kinh tế thương mại và đầu tư, khoa học cơng nghệ, văn hóa - giáo dục cho đến giải quyết hậu quả chiến tranh. Điều quan trọng là mối quan hệ hợp tác này đã đi vào chiều sâu, bền vững dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, những cam kết về chính trị và hình thành cơ chế hợp tác trong đó có cơ chế đối thoại về nhân quyền, quốc phòng, an ninh và tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai nước.
Kể từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 1 năm 2016, đã có rất nhiều chuyến thăm của các quan chức hàng đầu của hai nước. Trong đó, đặc biệt chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa trong việc cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, đưa hai nước xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, từ đó đặt nền móng cho một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn và thực chất hơn.
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển tương đối nhanh so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Hoa Kỳ liên tiếp là đối tác thương mại đem lại thặng dư lớn nhất cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng luôn nằm trong top các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Cho đến nay, vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam đang nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam: là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư tồn xã hội, góp phần tăng cường năng lực sản xuất, đổi mới cơng nghệ, thúc đẩy sản xuất nội địa, gia tăng xuất khẩu, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao trình độ lực lượng lao động, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu, kéo theo các nhà đầu tư nước ngoài khác đầu tư vào Việt Nam, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, đẩy nhanh tốc độ hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa
Cũng như hợp tác kinh tế, hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Việt Nam cũng được hưởng thành quả từ nỗ lực cải thiện quan hệ song phương của hai nước. Điều này được thể hiện bởi những con số cực kỳ ấn tượng khi số du học sinh Việt Nam theo học tại các trường Đại học của Hoa Kỳ. Năm 2016, Việt Nam nắm giữ vị thế hàng đầu về số sinh viên theo học ở Mỹ so với các nước trong Đông Nam Á và đứng thứ 6 tại châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Saudi Arabia và Nhật Bản. Khơng chỉ khuyến khích các sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội học tập, Chính phủ Hoa Kỳ cịn tỏ ra đầy tham vọng khi xây dựng Trường Đại học Fulbright tại Việt Nam - một ngôi trường được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường học thuật hàng đầu không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Đến năm 2016, Trường Đại học Fulbright Việt Nam được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 70 triệu USD. Ngồi ra, hai nước cịn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác như khoa học - công nghệ, giải quyết những tồn đọng về xã hội, nhân đạo.
Có thể thấy, sự cởi mở về chính trị giữa hai quốc gia mở ra triển vọng tươi sáng trong rất nhiều lĩnh vực hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục phát triển sâu rộng hơn và ngày càng đi vào thực chất.
Chương 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TRONG NHIỆM KÌ II CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA
(1/2013 - 1/2017)
3.1. Điểm nổi bật của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong nhiệm kì IIcủa Tổng thống Barack Obama (1/2013 - 1/2017)