Triển vọng của quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam

Một phần của tài liệu QUAN hệ HOA kỳ VIỆT NAM TRONG NHIỆM kì II của TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (12013 12017) (Trang 105 - 133)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Triển vọng của quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam

Trước hết, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong những thập niên tới không chỉ tuỳ thuộc vào sự vận động của các nhân tố chính trị, kinh tế - xã hội bên trong từng nước, vào ý muốn chủ quan hay ý chí của lãnh đạo và nhân dân hai nước, mà còn phụ thuộc vào những diễn biến của tình hình thế giới, của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cả của khu vực Đơng Nam Á.

Tình hình thế giới và khu vực ngày càng diễn biễn nhanh và phức tạp. Thứ nhất, tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Một mặt, những tiến bộ mới của cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục làm sâu sắc hơn phân công lao động quốc tế. Mặt khác, xuất hiện nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu nghiêm trọng mà khơng một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết, trong đó có biến đổi khí hậu, nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế... Tính phụ thuộc lẫn nhau và sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia, do đó, ngày càng tăng.

Thứ hai, hịa bình, hợp tác vẫn là xu thế lớn, song nguy cơ chiến tranh, xung đột cục bộ cũng gia tăng. Quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục theo xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Cả hai mặt hợp tác và đấu tranh đều có xu hướng gia tăng, song các nước lớn tránh để xảy ra tình trạng đối đầu, chiến tranh.

Thứ ba, xu thế đa cực hóa, dân chủ hóa nền chính trị thế giới tiếp tục phát triển do ngày càng có nhiều cường quốc nổi lên, gia tăng ảnh hưởng và đóng vai

trị ngày càng lớn hơn trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Vai trị và tiếng nói của các tổ chức quốc tế, khu vực và các nước vừa và nhỏ cũng ngày một lớn hơn.

Bên cạnh những đăc điểm chung đó, châu Á - Thái Bình Dương có 3 nét đặc trưng riêng: (1) châu Á- Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, là nơi hội tụ lợi ích chiến lược của tất cả các nước lớn. (2) Tương quan lực lượng giữa các nước lớn cũng biến động mạnh nhất, do sự lớn mạnh của các cường quốc khu vực, nhất là Trung Quốc, cùng với Ấn Độ, Nga, Nhật, Ốtxtrâylia, Hàn Quốc... tạo ra sự thay đổi về tập hợp lực lượng. (3) Sự va chạm về lợi ích và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn tại khu vực cũng sẽ gia tăng. Tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ sẽ tiếp tục kéo dài, phức tạp và khó giải quyết.

Còn về nhân tố chủ quan, với tiềm lực hùng hậu và chiến lược toàn cầu, Hoa Kỳ vẫn giữ được vị trí vượt trội về sức mạnh và vai trị chi phối. Các nước trong khu vực nhìn chung đều coi trọng và mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Do tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục triển khai ngày càng cụ thể và thực chất chiến lược Tái cân bằng, mặc dù có thể dưới tên gọi khác, song bản chất vẫn là coi trọng, dành ưu tiên cao, tăng cường cam kết và hợp tác sâu rộng với khu vực. Hoa Kỳ sẽ có những cơ hội rất lớn để duy trì vị trí, vai trị và lợi ích của mình ở khu vực; song cũng đứng trước thách thức rất lớn từ sự trỗi dậy của các cường quốc khác, nhất là Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục lớn mạnh về thực lực, hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, trở thành một thành viên chủ chốt trong ASEAN và quốc gia tầm trung ở châu Á - Thái Bình Dương. Với chính sách đối ngoại nhất qn đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ với các nước lớn, phát huy vai trị tích cực, chủ động, có trách

nhiệm trong các cấu trúc khu vực và xử lý các vấn đề quốc tế, Việt Nam ngày càng trở thành nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào việc định hình tương lai khu vực trong hai thập kỷ tới. Việt Nam sẽ ngày càng trở thành một đối tác quan trọng, đáng tin cậy và một nhân tố thiết yếu mà các nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ, đều coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ trong các tính tốn chính sách ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những điểm tương đồng lớn, gồm: (1) Duy trì khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á hịa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng; tơn trọng luật pháp quốc tế và các thỏa thuận khu vực; bảo đảm tự do, an ninh và an toàn hàng hải, hàng khơng; phi qn sự hóa Biển Đơng. (2) Cùng với các nước đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nga, Nhật, Ấn Độ, EU, Hàn Quốc, Ốtxtrâylia, Niu Dilân, Canađa..., đóng góp tích cực vào việc xây dựng và củng cố các cấu trúc khu vực về chính trị - an ninh, kinh tế..., với ASEAN đóng vai trị trung tâm. Đồng thời, xây dựng một ASEAN vững mạnh, đồn kết, có quan hệ tốt và đồng đều với các nước đối tác.

Tuy nhiên bên cạnh đó giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng có những khác biệt. Hai nước vẫn cịn một số khác biệt về chế độ chính trị; sự chênh lệch về trình độ phát triển; những khác biệt về ưu tiên trong chính sách đối ngoại mỗi nước; quan điểm về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo; những cọ xát về thương mại khi quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư được mở rộng, đi vào chiều sâu. Những khác biệt là khó tránh khỏi. Điều quan trọng là cần xử lý những khác biệt như thế nào để không làm trở ngại, trái lại góp phần thúc đẩy quan hệ song phương, vốn đang ngày càng đem lại nhiều lợi ích thực chất và quan trọng cho cả hai bên.

Với những cơ sở đó, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong những năm tới sẽ có những đặc điểm sau:

hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tầm quan trọng của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trước hết xuất phát từ những vấn đề chung mà hai nước cùng nỗ lực xử lý liên quan đến vận mệnh của khu vực và ảnh hưởng đến thế giới như duy trì hịa bình, an ninh, phát triển; tơn trọng luật pháp quốc tế; giải quyết hịa bình các tranh chấp, khơng sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng khơng; phi qn sự hóa Biển Đơng... Trong bối cảnh tập hợp lực lượng khu vực biến động mạnh, quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Việt Nam ổn định là đóng góp quan trọng và ngày càng trở thành một thành tố không thể thiếu trong những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hịa bình, an ninh và hợp tác của tồn khu vực. Bên cạnh đó, việc hai nước đều tham gia tích cực vào các cấu trúc khu vực, từ an ninh - chính trị, đến kinh tế, quốc phòng như ARF, EAS, ADMM+, APEC, TPP... đồng thời đóng vai trị quan trọng, tuy ở mức độ khác nhau trong việc định hướng cho sự phát triển của các thể chế này, theo hướng phục vụ các mục tiêu nói trên, càng làm nổi rõ tầm quan trọng của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ hai, mặt hợp tác cùng có lợi sẽ tiếp tục là chủ đạo, góp phần định

hình khn khổ quan hệ ổn định lâu dài, bền vững. Những thành tựu đạt được của quan hệ song phương trong các lĩnh vực là những cơ sở vững chắc cho xu thế này. Các khác biệt vẫn tồn tại, song cùng với việc hai nước tăng cường đối thoại thẳng thắn, thực chất và xây dựng, những bất đồng sẽ được thu hẹp tương đối so với mặt hợp tác, trong phạm vi kiểm sốt được và khơng gây trở ngại cho việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương.

Thứ ba, quan hệ đối tác toàn diện sẽ tiếp tục phát triển thực chất hơn,

đồng đều hơn trên cả 3 bình diện song phương, khu vực và tồn cầu, tạm gọi là “thế kiềng 3 chân”. Quan hệ song phương sẽ có những chuyển biến căn bản về chất. Hợp tác chính trị - ngoại giao sẽ tiếp tục đóng vai trị xúc tác và cầu nối,

tạo mơi trường chính trị thuận lợi cho thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực khác. Trong 9 lĩnh vực trụ cột của khuôn khổ quan hệ đối tác tồn diện thì hợp tác về kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ - môi trường, giáo dục - đào tạo cùng với khắc phục hậu quả chiến tranh sẽ tiếp tục là những trọng tâm và cùng với hợp tác quốc phòng sẽ phát triển mạnh hơn. Hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam tại khu vực sẽ gia tăng mạnh mẽ, có vai trị hết sức quan trọng trong bối cảnh khu vực có biến động mạnh, với yêu cầu lớn nhất là duy trì hịa bình, ổn định, hợp tác; bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết hịa bình mọi tranh chấp. Hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam trên phạm vi tồn cầu có những tiến triển đáng kể trong nhiều vấn đề hai bên cùng quan tâm như gìn giữ hịa bình, chống khủng bố, khơng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước...

Tuy nhiên, tất cả những điều nêu trên mới chỉ là dự báo, chỉ là triển vọng. Và để những dự báo này trở thành hiện thực cần phải có những chiến lược, chính sách vừa thể hiện một tầm nhìn chiến lược, dài hạn, vừa mang tính cụ thể. Theo đó, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa các biện pháp thúc đẩy mặt hợp tác với Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực qua tất cả các kênh đối ngoại. Cần xem việc thúc đẩy tăng cường quan hệ hợp tác cùng có lợi với Hoa Kỳ và các nước lớn khác là một trong những định hướng chiến lược đối ngoại hàng đầu của đất nước. Việt Nam vừa phải coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, vừa phải tăng cường hơn nữa ngoại giao đa phương, đồng thời cố gắng tìm mọi cách tạo lập, củng cố và nâng cao vai trị, vị thế của mình trong các quan hệ song phương khác, trong các tổ chức hợp tác, liên kết quốc tế lớn nhỏ, trước hết là trong ASEAN. Việt Nam cũng phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ và hiệu quả. Điều này có lợi cho cả VN lẫn ASEAN trong quan hệ với Hoa Kỳ. Mặt khác, cũng phải hết sức thận trọng, tỉnh

táo, nhìn xa trơng rộng trong việc thơng qua các quyết sách, chủ trương, chính sách lớn với Hoa Kỳ, hết sức tránh vì những lợi ích trước mắt và lợi ích kinh tế cục bộ mà làm tổn hại đến lợi ích lâu dài, lợi ích cao nhất của dân tộc là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Điều vô cùng quan trọng nữa là mặc dù “Hoa Kỳ là nền kinh tế hàng đầu, có vai trị dẫn dắt và chi phối các tiến trình phát triển của thế giới”, nên “quan hệ với Hoa Kỳ trên ý nghĩa nào đó, đồng nghĩa với quan hệ quốc tế như một tổng thể”, nhưng Việt Nam cũng nên xác lập cho được mối quan hệ cân bằng giữa Hoa Kỳ và các nước lớn khác, không “nhất biên đảo” ngả theo Hoa Kỳ hoặc nước lớn khác nào đó, cũng khơng đi với nước này để chống lại nước kia. Thực hiện chính sách cân bằng trong quan hệ với các nước lớn hoàn tồn khơng có nghĩa là đánh đồng các mối quan hệ với tất cả các nước lớn, hoặc thực hiện chính sách trung lập, theo “chủ nghĩa trung dung”, có thái độ “ba phải”, mà là không thụ động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước lớn nào, nhất là cố gắng tránh cho bằng được việc trở thành con bài trong tay các nước lớn. Để có thể thực hiện được phương châm cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, cần quán triệt thấu đáo tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới nhận thức về độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ trong chính sách đối ngoại là tự chủ quyết định đường lối (chính trị - ngoại giao, kinh tế đối ngoại), những chủ trương, những ưu tiên quan hệ đối ngoại, thứ bậc ưu tiên, hành động, biện pháp đối ngoại, nhân lực đối ngoại, hay tự chủ trong lộ trình, các bước, các lĩnh vực tham gia quá trình hội nhập quốc tế… Độc lập tự chủ phải thể hiện ở chỗ tất cả những hoạt động này đều phải dựa trên cơ sở đặt lợi ích quốc gia lên vị trí hàng đầu và sao cho bảo đảm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

KẾT LUẬN

Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam được coi là mối quan hệ hết sức đặc biệt, trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử. Trong suốt mấy chục năm qua, nhất là giai đoạn nhiệm kì II của Tổng thống Barack Obama từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2017 quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã có những đột phá lớn trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là trong ba trụ cột chính: chính trị, kinh tế và giáo dục.

Có thể nói, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã phải trải qua khơng ít thăng trầm cùng với những đóng góp quan trọng của rất nhiều những cá nhân, tổ chức. Các chuyến thăm ngày càng nhiều hơn của lãnh đạo hai quốc gia đã giúp thúc đẩy mối quan hệ chính trị và quốc phịng, mở ra những cơ hội hợp tác về kinh tế và giáo dục giữa hai nước, tạo xung lực để Việt Nam có những thay đổi “đáng kinh ngạc” về cả kinh tế, giáo dục trong vịng hai thập kỷ.

Có thể khẳng định rằng, việc thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ đã “mở toang cánh cửa” để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa với thế giới, đồng thời giúp Hoa Kỳ khai thác một thị trường nhiều tiềm năng như Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng tới 80 lần từ con số rất khiêm tốn 450 triệu USD năm 2005 lên hơn 36 tỷ USD vào năm 2015 và đạt 47 tỷ USD vào cuối năm 2016.

Một khía cạnh khác của hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam cũng rất đáng chú ý là giáo dục. Cũng như hợp tác kinh tế, hợp tác về giáo dục giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng được hưởng thành quả từ nỗ lực cải thiện quan hệ song phương của hai nước. Điều này được thể hiện bởi những con số cực kì ấn tượng khi số du học sinh Việt Nam theo học tại các trường Đại học của Hoa Kỳ chỉ vẻn vẹn 200 vào năm 1995 đã tăng lên đến 31000 vào năm 2016 giúp Việt Nam nắm giữ vị thế hàng đầu về số sinh viên theo học ở Hoa Kỳ so với các trường trong Đông Nam Á và đứng thứ sáu tại châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,

Saudi Arabia và Nhật Bản. Khơng chỉ khuyến khích các sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội học tập, Chính phủ Hoa Kỳ cịn tham vọng xây dựng Trường Đại học Fulbright tại Việt Nam trở thành một môi trường học thuật hàng đầu khơng chỉ trong khu vực mà cịn trên thế giới.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đã thúc đẩy rất nhiều chương trình hợp tác cơng tư về giáo dục tại Việt Nam, trong đó Chương trình Liên minh Đối tác về Giáo dục Cao học Chuyên ngành kỹ thuật đã nhận được sự hỗ trợ của 6 tập đoàn lớn của Hoa Kỳ cùng rất nhiều trang thiết bị kỹ thuật và các chuyên gia giảng dạy. Đây

Một phần của tài liệu QUAN hệ HOA kỳ VIỆT NAM TRONG NHIỆM kì II của TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (12013 12017) (Trang 105 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w