Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đầu thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu QUAN hệ HOA kỳ VIỆT NAM TRONG NHIỆM kì II của TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (12013 12017) (Trang 27 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Việt Nam đầu thế kỷ XXI

1.3.1. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đầu thế kỷ XXI

Cuối năm 2008 đầu năm 2009, nhậm chức trong bối cảnh Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính (cuộc khủng hoảng đang diễn ra được cho là lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng 1929 - 1933) và khơng ít khó khăn về đối ngoại, đặc biệt là hai cuộc chiến còn ‘dang dở’ là Iraq và Afganistan, Tổng thống B.Obama tiếp tục phải điều chỉnh chính sách đối ngoại Hoa Kỳ theo hướng giảm đơn phương, tăng mặt hòa giải và hợp tác đa phương nhằm trước mắt là đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, về lâu dài là duy trì vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới. Hoa Kỳ đã đưa ra phương châm "sức mạnh thông minh" trong đối ngoại, kết hợp tất cả các thành tố sức mạnh, từ quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, để đạt được mục đích. Những động thái này được cả thế giới hướng theo dõi và quan tâm vì nó khơng chỉ tác động trực tiếp đến cục diện quan hệ quốc tế, đến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh của các nước, các khu vực mà còn tác động mạnh đến vai trò và vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới. Một trong những hướng chính được các nhà nghiên cứu chính trị thế giới nhấn mạnh,

trọng tâm chiến lược đối ngoại trong nhiệm kỳ của Tổng thống B.Obama là “xoay trục - tái cân bằng" lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương, khu vực được xem là phát triển mạnh mẽ và năng động nhất thế giới.

Ngay sau khi lên cầm quyền, Chính phủ Obama đã có những động thái cho việc quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, thể hiện rất rõ ràng qua lịch trình các chuyến cơng du dày đặc của Ngoại trưởng Hillary Clinton, đi thăm tất cả 10 nước thành viên ASEAN và cả Timor-Leste từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2012. Trong tháng7 năm 2012, Ngoại trưởng Clinton đã đến Campuchia để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ tư liên tiếp. Trong tháng 11 năm 2012, Tổng thống Barack Obama đã có một hành động nổi bật là chuyến cơng du nước ngồi đầu tiên đến thăm Đơng Nam Á sau khi tái đắc cử, cùng với Bà Clinton thăm Myanmar (chuyến thăm đầu tiên tới Myanmar của một Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm), nhằm động viên hơn nữa những cải cách kinh tế và chính trị ở nước này, đến Thái Lan gặp Thủ tướng Yingluck Shinawatra “để nhấn mạnh liên minh vững chắc” giữa hai nước và tới Campuchia, nước giữ cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2012.

Trong bối cảnh đó, thuật ngữ "xoay trục" được đưa ra để mơ tả sự chuyển hướng trọng tâm chính sách của Nhà Trắng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau hơn một thập niên đặt trọng tâm vào khu vực Trung Đông với hai cuộc chiến tranh tàn khốc tại Afghanistan và Iraq. Cùng với sự triển khai chính sách "xoay trục", Hoa Kỳ bắt đầu có sự điều chỉnh trên cơ sở thích hợp và tiếp nhận những vấn đề mới nảy sinh với các trung tâm quyền lực mới và với chính các đồng minh truyền thống. Trong chính sách với châu Á - Thái Bình Dương, Hoa Kỳ ln muốn nhấn mạnh, họ chưa bao giờ rời khỏi khu vực này, sự “xoay trục” của họ chỉ là sự trở lại khu vực đã từng được Hoa Kỳ quan tâm từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để khẳng định sự có mặt và giành lại những quyền lợi cần thiết cho sự phát triển của Hoa Kỳ trên mọi phương diện, đặc biệt là về kinh

tế và quân sự.

Tháng 11 năm 2011, trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia, Tổng thống B.Obama đã khẳng định những tập trung của Hoa Kỳ tại khu vực phản ánh một sự thực cơ bản là “Hoa Kỳ đã, đang và sẽ luôn là một cường quốc Thái Bình Dương”. Với lời khẳng định trên, chính quyền B.Obama muốn truyền tải thông điệp rằng Hoa Kỳ không phải quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương, vì Hoa Kỳ luôn ở đây, và Hoa Kỳ đặt khu vực là trọng tâm chính sách vì Hoa Kỳ có những lợi ích chiến lược tại đây.

Trong một động thái tương tự, tại Đối thoại Shangri La năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã chứng minh việc lấy châu Á - Thái Bình Dương làm trọng tâm là hồn tồn hợp lý với thực tế Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương. Theo bài phát biểu của Panetta, Hoa Kỳ trở thành một quốc gia Thái Bình Dương kể từ thế kỷ XIX. Trong lịch sử phát triển của Hoa Kỳ, các hoạt động đánh bắt thủy sản và sự mở rộng của các hải cảng đã giúp gia tăng tầm quan trọng của kinh tế biển trong tổng thể nền kinh tế Hoa Kỳ. Sang thế kỷ thứ XX, trong cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ II, Thái Bình Dương trở thành một mặt trận tham chiến của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cịn dính líu tới các cuộc chiến tranh tại Việt Nam và bán đảo Triều Tiên. Chính những dính líu này đã dẫn tới hơn sáu thập niên Hoa Kỳ hiện diện quân sự tại khu vực, cùng với những quan hệ về ngoại giao, thương mại, viện trợ.

Tại Hội nghị thường niên về an ninh, đối thoại Shangri La ở Singapore năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đưa ra thêm nhiều chi tiết về chính sách của chính quyền B.Obama nhằm tái cân bằng hoạt động ngoại giao và quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương. Ơng Hagel nhấn mạnh rằng, năm 2020 không chỉ 60% lực lượng Hải quân Hoa Kỳ sẽ được tập trung vào Thái Bình Dương, mà cịn có tới 60% lực lượng khơng qn, bao gồm sự hiện diện của một số loại phi cơ chiến đấu, cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35

Joint Strike. Sự kết hợp của công nghệ mới, khái niệm mới và những gì ơng gọi là khả năng “thay đổi cuộc chơi” khác sẽ đảm bảo cho Hoa Kỳ có thể tự do hành động ở khu vực trong tương lai.

Như vậy, Hoa Kỳ đã chứng tỏ là một cường quốc Thái Bình Dương ngay từ rất sớm. Nỗ lực “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương khơng phải là chính sách mới mẻ xét trên diện rộng. Điều đáng chú ý là trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh, việc khẳng định địa vị siêu cường và mong muốn xây dựng trật tự đơn cực đòi hỏi Hoa Kỳ phải có nhìn nhận mới hơn với thách thức từ các hướng trục trên bàn cờ quốc tế. Châu Á - Thái Bình Dương đã chứng tỏ tầm quan trọng trong chiến lược toàn cầu thu hút trục xoay của Hoa Kỳ. Việt Nam nằm trong tâm trục với tư cách là quốc gia trung gian đang lên không thể tránh khỏi ảnh hưởng từ chính sách của Hoa Kỳ.

Điểm khác biệt lớn nhất của lần xoay trục đến châu Á lần này là Hoa Kỳ không thể áp đặt được quyền lực nước lớn như trước đó, mà phải sử dụng các biện pháp tái cân bằng lực lượng trên cơ sở tăng cường vai trò với đồng minh và mở rộng quan hệ bạn bè với các nước khác. Chính sách này có 6 nội dung với bốn trụ cột chính là: thắt chặt quan hệ với các đồng minh truyền thống, phát

triển quan hệ đối tác với các trung tâm quyền lực đang nổi lên, hình thành mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, và tích cực tham gia các cơ chế đa phương trong khu vực.

Từ mục tiêu và trụ cột đó, chiến lược xoay trục, tái xác định vị thế cường quốc khu vực của Hoa Kỳ hướng tới các mục tiêu cụ thể:

- Ổn định khu vực và tái cân bằng lực lượng bằng việc xây dựng một vành đai an ninh từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan.

- Tăng cường cam kết của Hoa Kỳ với các thể chế lấy ASEAN làm trung tâm, lôi kéo các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam đứng về

phía Hoa Kỳ.

- Đảm bảo địa vị hàng đầu của một cường quốc khu vực, tuyên bố lợi ích của Hoa Kỳ ở Biển Đông, lôi kéo các nước nhằm kiềm chế và đối phó với “mối đe dọa Trung Quốc”.

- Đảm bảo tự do lưu thông hàng hải và bảo vệ các đường biển; bảo vệ quyền lợi mậu dịch và đầu tư của Hoa Kỳ.

- Truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền.

- Ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Đông Nam Á [10; tr.57]. Trong tam giác Mỹ - Việt - Trung, Hoa Kỳ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều với Việt Nam. Dù Hoa Kỳ cần sự hợp tác của Trung Quốc để đối phó với một số vấn đề quan trọng toàn cầu như chấm dứt các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran, chống hiện tượng nóng lên tồn cầu…, Hoa Kỳ vẫn coi Trung Quốc là một đối thủ tiềm tàng, có thể trở thành một mối đe dọa đối với Hoa Kỳ. Trong cách nhìn của Hoa Kỳ, Việt Nam là một lực lượng quan trọng đóng góp vào trật tự an ninh đang nổi lên ở châu Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã coi việc củng cố mối quan hệ với Việt Nam là “một trụ cột trong sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực (Thái Bình Dương) và sự tham gia của Hoa Kỳ trong các thể chế đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương”. Quan điểm tích cực này về Việt Nam đã khuyến khích Hoa Kỳ thúc đẩy các mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước. Cho đến nay, mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam từ phía Hoa Kỳ biến đổi tỉ lệ nghịch với những hành động hiếu chiến của Trung Quốc và tỉ lệ thuận với quyết tâm và khả năng của Việt Nam trong việc đóng một vai trị độc lập ở châu Á.

Hoa Kỳ rất chú trọng đến vị trí chiến lược của Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ở khu vực Đơng Nam Á nói riêng. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi đan xen lợi ích của 4 cường quốc lớn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga, đồng thời là nơi mà ảnh hưởng của

Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đơng Nam Á nói riêng, Việt Nam có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Hoa Kỳ.

- Thứ nhất, Việt Nam là một nhân tố khu vực then chốt tại Đông Nam Á với dân số đứng hàng thứ ba, lực lượng quân sự lớn nhất và trữ lượng dầu mỏ ước tính 600 triệu thùng. Việt Nam đã gia nhập ASEAN (1995), APEC (1998), WTO (2006) nên có điều kiện và cơ chế hợp tác thuận lợi với Hoa Kỳ.

- Thứ hai, Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, có cảng nước sâu Cam Ranh và Hải Phịng và là một trong sáu bên tranh chấp chủ quyền tại Trường Sa. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lửa lớn trên thế giới, do đó họ muốn giành được nguồn tài nguyên thăm dị hoặc tiềm năng ở Đơng Nam Á. Để chống lại mưu toan của Trung Quốc, Hoa Kỳ phải khuyến khích Việt Nam tham gia các thỏa thuận hợp tác và an ninh với Hoa Kỳ và các nước Đơng Nam Á khác. Điều đó sẽ khơng chỉ hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc đối với tài nguyên dầu khí và các cảng nước sâu của Việt Nam, mà còn tăng cường an ninh khu vực và yểm trợ hơn nữa các mục tiêu khu vực của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ đem lại cho Hoa Kỳ các lợi ích chính trị, chiến lược, kinh tế đáng kể. Để đảm bảo các lợi ích chiến lược ở Việt Nam, lãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng phải can dự và dính líu với Việt Nam bằng cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển chung. Qua đó, có thể thấy, Việt Nam trở thành quốc gia trọng điểm của Hoa Kỳ trong việc phát triển quan hệ tốt với các nước phi đồng minh ở khu vực Đông Nam Á.

Trong quan hệ với Việt Nam, một mặt Hoa Kỳ muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam để phục vụ cho chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và dành lợi ích cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Mặt khác, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện “diễn biến hịa bình”, thơng qua “can dự” với khẩu hiệu “dân chủ và nhân quyền” để áp đặt giá trị Hoa Kỳ, thúc đẩy cải cách kinh tế, chính trị

ở Việt Nam, nhằm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Hoa Kỳ. Các mục tiêu chính sách đó của Hoa Kỳ có tác động đến mọi mặt quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI.

Một phần của tài liệu QUAN hệ HOA kỳ VIỆT NAM TRONG NHIỆM kì II của TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (12013 12017) (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w