7. Bố cục của luận văn
3.1. Điểm nổi bật của quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam trong nhiệm kì II của
Trong nhiệm kì II của Tổng thống Barack Obama, mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh, toàn diện, thực chất trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần đảm bảo hịa bình, ổn định khu vực. Trên cơ sở đó, có thể rút ra những điểm nổi bật của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2016.
Thứ nhất, việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam là một hướng quan trọng trong chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Chính quyền của Tổng thống B.Obama tiếp tục kế thừa chính sách của Chính quyền Bush trong quan hệ với Việt Nam. Cùng với việc đẩy mạnh triển khai chính sách can dự đối với châu Á - Thái Bình Dương và trở lại Đơng Nam Á, Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực. Hoa Kỳ ln đặt chính sách đối với Việt Nam trong chính sách tổng thể quan hệ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Đơng Nam Á nói riêng.
Vào năm 2011, Tổng thống Barack Obama cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton đã cơng bố chính sách đối ngoại cực kỳ quan trọng đối với Hoa Kỳ, đó là chuyển hướng trọng tâm của Hoa Kỳ từ vùng Trung Đơng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một chính sách được chính quyền Tổng thống Barack Obama khẳng định là có tầm nhìn tồn diện đối với lợi ích của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương. Chính sách này có hai hướng đi song song, bao gồm quân đội Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện trong khu vực và sẽ tập trung vào
thương mại, hợp tác, đa phương.
Để thực hiện chính sách "xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương", Hoa Kỳ đã chọn lựa các đại diện tốt nhất của khu vực, bao gồm tăng cường quan hệ với các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ mạnh mẽ hơn nữa đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Riêng đối với ASEAN, Việt Nam là một đối tác cực kỳ quan trọng mà Hoa Kỳ đã lựa chọn để làm trọng tâm ưu tiên trong chính sách đối ngoại dành cho khu vực. Có nhiều lý do để khẳng định điều này. Xét về địa lý, Việt Nam có một vị trí chiến lược rất quan trọng. Có thể thấy trên bản đồ địa chính trị khu vực như một cầu nối hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của châu Á. Việt Nam là cửa giao thương với các nền kinh tế biển khu vực, đồng thời cũng là cửa khẩu đi vào hệ thống giao thông đường bộ trên đất liền của các quốc gia Đông Nam Á và châu Á. Sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với công cuộc cải cách kinh tế những năm 1990, Việt Nam tích cực mở cửa giao thương với thế giới. Thành quả của hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã xây dựng được một vị thế chính trị quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Tại châu Á, Việt Nam và khối ASEAN đang dần trở thành một tiếng nói quan trọng có tầm quyết định đối với nhiều vấn đề tầm cỡ thế giới. Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp ước Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với những thành tựu nói trên, Việt Nam giữ vị thế khơng nhỏ trong tiến trình phát triển của khu vực, ngày càng thể hiện vai trị là một nước tích cực trong các vấn đề chung trên toàn cầu. Khi cộng hưởng những lợi thế này của Việt Nam tại khu vực, Hoa Kỳ sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với một thị trường rộng lớn và tiềm năng trong lĩnh vực kinh tế và đi sâu hơn các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác.
Ngồi ra, sự nổi lên của Trung Quốc được coi là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy Hoa Kỳ tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Tham vọng của Trung Quốc trở thành một thế lực lớn đang làm lung lay trật tự thế giới hiện nay, tạo nên thách thức và cơ hội hợp tác giữa các nước với nhau. Trung Quốc trở nên mạnh hơn và hiếu chiến hơn trong những năm gần đây. Trung Quốc đưa ra các tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đơng. Giống như tất cả các thế lực đang nổi lên trong lịch sử, Trung Quốc bắt đầu hành trình hướng tới tham vọng thống trị biển cả. Trung Quốc đã triển khai một loạt các hoạt động gây hấn với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, như gây ra căng thẳng kéo dài với Philippines ở khu vực bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham để khống chế toàn bộ khu vực này buộc Philippines phải kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế: ngang nhiên thành lập " thành phố Tam Sa" ở Biển Đông và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước; hay là bất chấp luật pháp quốc tế Trung Quốc mời thầu 9 lơ đầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam... Sự hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm ảnh hưởng đến chủ quyền biển đảo của các nước trong khu vực
châu Á và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của một số nước trong đó có Hoa Kỳ. Biển Đơng là nơi địa chính trị, kinh tế quan trọng trong khu vực châu Á và quốc tế, ngồi ra đây cịn là nơi có căn cứ quân sự của Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản... Âm mưu độc chiếm Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) và muốn ảnh hưởng lớn trong khu vực của Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ thực hiện chính sách xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương để ngăn chặn tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục đích này, Hoa Kỳ tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam và các nước ASEAN của Tổng thống B.Obama là minh chứng nói lên tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách xoay trục của Hoa Kỳ ở châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt, thể hiện đây là cơ hội thúc đẩy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam ngày càng sâu sắc hơn, phát triển vững chắc hơn trong tương lai; mặt khác, với ASEAN, đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ đi thăm tất cả các nước ASEAN. Điều này cho thấy Ông B.Obama thực sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi trọng vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như vai trò của ASEAN ở châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ hai, Hoa Kỳ và Việt Nam - lấy hợp tác phát triển làm trọng tâm của quan hệ hai nước
Ngày 25/7/2013, tại Nhà Trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp quốc tế, tơn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau.
Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tạo ra khuôn khổ mới cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong 9 lĩnh vực hợp tác chủ chốt nhất đó là: chính trị và ngoại giao; kinh tế và thương mại; khoa học và công nghệ;
giáo dục và đào tạo; môi trường và y tế; giải quyết hậu quả chiến tranh; quốc phòng và an ninh; bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; văn hóa, du lịch và thể thao. Hai bên nhấn mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là nền tảng và động lực của Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Với việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện, Việt Nam đã thực hiện được ý nguyện của Bác Hồ gần 70 năm trước về mối quan hệ “hợp tác đầy đủ” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 1. Tiếp đó, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống B.Obama (5/2016), Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố chung, nhất trí tăng cường quan hệ đối tác toàn diện theo hướng thực chất, sâu sắc, hiệu quả hơn. Hai bên nhất trí lấy hợp tác phát triển làm trọng tâm trong quan hệ hai nước.
Từ những cơ sở trên, quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực.
Thứ ba, hợp tác quốc phòng - an ninh Hoa Kỳ - Việt Nam đi vào chiều sâu, vì lợi ích của cả hai nước và đóng góp cho hịa bình và ổn định khu vực, khơng làm phương hại đến lợi ích và chủ quyền của bất kỳ nước nào
Quan hệ quốc phòng - an ninh là một lĩnh vực nhạy cảm nhất trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam do quan hệ thù địch kéo dài từ trước đây. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên nắm chính quyền, nhất là những năm gần đây, hợp tác quốc phòng - an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam càng được tăng cường hơn trên nền tảng bảo vệ lợi ích và an ninh chung.
Trong những năm gần đây, nhiều quan chức cấp cao trong lĩnh vực quốc phòng của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam để thúc đẩy niềm tin và hiểu biết về nhau. Nổi bật có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Martin Dempsey (8/2014), Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus và tàu chiến Hoa Kỳ (4/2015), Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter (29/5-1/6)... Bên cạnh đó, Hoa Kỳ và Việt Nam hiện đang triển khai hai cuộc đối thoại thường niên cấp thứ trưởng: Đối
1 Tháng 2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman bày tỏ mong
thoại chính trị - an ninh - quốc phịng và Đối thoại chính sách quốc phịng tạo cơ hội để trao đổi, tham vấn những vấn đề thực chất, phát triển hợp tác đi vào chiều sâu, nhất là các vấn đề liên quan đến hịa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm này, Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Sau đó, Hoa Kỳ ký kế hoạch viện trợ trị giá 18 triệu USD cho cảnh sát biển Việt Nam giúp nâng cao khả năng phản ứng thần tốc của lực lượng này để đảm bảo an ninh trên biển. Năm 2015, hai nước ký “Tun bố Tầm nhìn chung quốc phịng Hoa Kỳ - Việt Nam” nhằm xây dựng nền tảng hợp tác quốc phòng trong tương lai giữa hai nước. Điều này, chứng tỏ quan hệ quốc phòng là lĩnh vực hai nước rất quan tâm và thực sự có đóng góp trong việc tăng cường quan hệ giữa hai nước nhất là xây dựng lòng tin. Hợp tác quốc phòng đã thực sự đi vào thực tế để tìm kiếm các nội dung, lĩnh vực có thể hợp tác đem lại lợi ích cho mỗi nước, đồng thời góp vào hịa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Tiếp đó, Tổng thống B.Obama trực tiếp sang Việt Nam (5/2016) đã tuyên bố hủy bỏ hoàn tồn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Sự kiện này, đánh dấu quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã bình thương hóa hồn tồn và mở ra các cơ hội mới cho hợp tác quốc phịng hai nước. Ngồi ra hai nước cịn gia tăng hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển, cứu hộ, cứu nạn, ưu tiên cao hơn cho hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn, vật liệu nổ cịn sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm qn nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh, tẩy rửa chất độc dioxin và các hoạt động nhân đạo với mục đích tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác một cách có hiệu quả, phù hợp với lợi ích của hai bên. Đồng thời, hai nước cùng nhau hợp tác để tiếp tục có những đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm như vấn đề Biển Đơng, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và giữ gìn hịa bình.
Thứ tư, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam như một đối tác về chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Trong quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam ln thể hiện nhu cầu thực sự của mình trước tiên là lợi ích kinh tế. Nền kinh tế Hoa Kỳ được xem là nền kinh tế năng động nhất thế giới, đi đầu với các công nghệ, kỹ thuật cao. Hàng loạt các nền kinh tế châu Á, chính nhờ mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Hoa Kỳ đã dần tạo cho mình lợi thế so sánh riêng. Việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ sẽ đem lại cho Việt Nam khả năng tận dụng vốn, công nghệ phát triển vào loại bậc nhất; các nhà khoa học, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm ở một nước phát triển cao như Hoa Kỳ, tạo môi trường thuận lợi cho việc hợp tác đầu tư, trao đổi kinh tế thương mại. Điều này hỗ trợ trực tiếp cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, giúp Việt Nam đẩy lùi nguy cơ tụt hậu.
Trong khi Hoa Kỳ nhìn nhận lợi ích kinh tế trong quan hệ song phương với Việt Nam chưa thực sự lớn so với đối tác khác nhưng họ nhận thấy khi gắn thị trường Việt Nam với thị trường khu vực Đơng Nam Á cũng như tồn khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì đây khơng phải là lợi ích nhỏ. Đồng thời, những vấn đề khu vực tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ như an ninh hàng hải tại biển Đông khơng thể khơng có sự tham gia của Việt Nam buộc Hoa Kỳ phải có những hành động tích cực hơn trong quan hệ với Việt Nam. Ngồi ra, Hoa Kỳ cũng có lo ngại nhất định nếu Việt Nam ngày càng trở nên yếu thế và lệ thuộc nhiều hơn vào kinh tế Trung Quốc khiến ảnh hưởng và lợi ích kinh tế của Trung Quốc ngày càng sâu rộng tại Việt Nam và các nước Đơng Nam Á sẽ tác động tiêu cực tới q trình triển khai lợi ích của Hoa Kỳ tại khu vực này. Do đó, tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam thúc đẩy đan xen lợi ích giữa hai bên một cách mạnh mẽ nhất là thông qua hoạt động đầu tư và thương mại là một trong những cách làm cho Việt Nam mạnh hơn đủ sức độc lập với Trung Quốc và không sa hồn tồn vào ''vịng tay'' của Trung Quốc.
Xuất phát từ nhận thức trên, Chính quyền Obama đã đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nêu rõ: "Hoa Kỳ coi quan hệ kinh tế - thương mại là nền tảng và động lực của quan hệ Hoa