Văn hó a giáo dục

Một phần của tài liệu QUAN hệ HOA kỳ VIỆT NAM TRONG NHIỆM kì II của TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (12013 12017) (Trang 62 - 65)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Văn hoá, giáo dục và khoa học công nghệ

2.4.1. Văn hó a giáo dục

Cùng với hợp tác kinh tế, trao đổi giáo dục đã nổi lên như một điểm nhấn của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam thời gian qua. Hợp tác giáo dục chính là hợp tác phát triển nguồn nhân lực, nó sẽ tạo ra những động lực mới, lớn hơn, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển.

Trên thực tế, Hoa Kỳ và Việt Nam đã có quan hệ trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ngay từ trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ, nhưng hợp tác giữa hai nước thời gian đó cịn rất khiêm tốn. Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ (7/1995), hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này mới thực sự có bước tiến triển mạnh mẽ. Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 1 năm 2017, hợp tác giáo dục giữa Hoa Kỳ- Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn. Hoa Kỳ là nước có nền giáo dục tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới. Còn Việt Nam hiện coi giáo dục là quốc sách, nhưng lại đang phải đối mặt với tình trạng hệ thống giáo dục quốc dân quá tải và chất lượng còn nhiều bất cập. Vì thế, hai nước cùng có nhu cầu và lợi ích để hợp tác trong lĩnh vực này. Trong chuyến công du Việt Nam (năm 2000), Tổng thống Bill.Clinton nhấn mạnh: "Hoa Kỳ rất khâm phục trí tuệ và năng lực của các bạn. Một trong những chương trình trao đổi giáo dục lớn nhất của chính phủ chúng tơi là với Việt Nam và chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa" [40]. Tiếp đó, trong Tuyên bố chung (ngày 25/7/2013), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama khẳng định: "Hai nhà lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học, cao đẳng tại Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du học tại Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong

giai đoạn tới của quan hệ giữa hai nước" [24]. Trên cơ sở đó, Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục. Cụ thể, ngày 10/7/2015 đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giáo dục giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tại thành phố New York, trường Đại học Fulbright Việt Nam đã được trao giấy chứng nhận đầu tư dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyến Phú Trọng. Cơ sơ giáo dục này sẽ hoạt động theo các nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú, đó là minh bạch, tự chủ, trọng dụng nhân tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở. Đến năm 2016, Trường Đại học Fulbright Việt Nam được khởi công xây dựng tại Khu cơng nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 70 triệu USD. Đây sẽ là trường đại học tư thục phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam và đặc biệt chú trọng vào việc tuyển dụng các học giả, nhà khoa học xuất sắc trong nước. Về sự kiện này, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak cho rằng: Việc thu hút các trường đại học quốc tế thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam có vai trị cực kỳ quan trọng đối với giáo dục trong nước. Ngoài Harvard với dự án thành lập Đại học Fulbright Việt Nam thì nhiều trường đại học khác của Hoa Kỳ cũng mong muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam[48].

Ngồi ra, Chương trình Fulbright mà Hoa Kỳ thực hiện ở Việt Nam là một trong những chương trình lớn nhất trên thế giới với mục đích gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. Chương trình Fulbright được mở rộng gồm 5 thành phần: Chương trình trao đổi học giả Hoa Kỳ; Chương trình trao đổi sinh viên Hoa Kỳ; Chương trình trao đổi sinh viên Việt Nam; Chương trình giảng dạy kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thơng qua các hoạt động trao đổi trong khn khổ chương trình Fulbright, sinh viên và học giả từ hai nước thúc đẩy hợp tác giáo dục gần gũi hơn và hiểu biết sâu sắc hơn qua việc học tập, nghiên cứu hoặc giảng dạy ở mỗi nước. Mỗi năm chương trình Fulbright đào tạo cho Việt Nam 25 đến 30 Thạc sỹ và tạo cơ hội cho học giả Việt Nam đi

nghiên cứu ở các trường đại học Hoa Kỳ. Hàng năm, chương trình cũng đưa 10 sinh viên, 10 học giả Hoa Kỳ, 15 trợ giảng tiếng Anh và từ 5 đến 10 chuyên gia cao cấp sang đào tạo giáo viên, xây dựng các dự án cải thiện chất lượng giảng dạy và hệ thống quản lý tại các trường đại học Việt Nam. Chi phí của chương trình Fulbright cho mỗi năm là 2,4 triệu USD. Đến nay, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) đã có thành tích 20 năm và 1.100 học viên tốt nghiệp FETP hiện giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Ngoài ra, học bổng của Chính phủ Hoa Kỳ đã giúp khơng ít các sinh viên Việt Nam có điều kiện được tiếp cận với môi trường giáo dục hàng đầu thế giới, mà điển hình là hoạt động của Quỹ Giáo Dục Việt Nam (VEF). VEF là một tổ chức trực thuộc Chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trao đổi giáo dục sau đại học. Cho đến nay, VEF đã hỗ trợ hơn 500 học bổng để giúp các tài năng trẻ Việt Nam sang nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Hoa Kỳ. Hơn 300 trong số các nhà nghiên cứu sinh này đã tốt nghiệp, phần lớn với học vị tiến sỹ. Ngoài ra, VEF cúng tài trợ cho hơn 30 giáo sư Hoa Kỳ sang giảng daỵ tại các trường đại học Việt Nam [64].

Một điểm đặc biệt trong hợp tác giáo dục - đào tạo giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là sự tham gia của các Tổ chức phi chính phủ (NGO) Hoa Kỳ. Rất nhiều NGO Hoa Kỳ quan tâm và đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Điển hình phải kể đến các NGO như: Quỹ Ford, Quỹ Fulbright, Tầm nhìn thế giới (World Vision), Dịch vụ cứu trợ công giáo (CRS), Viện Giáo dục quốc tế (IIE), Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN), Tổ chức tình nguyện Châu Á (VIA). Hoạt động của các NGO - Hoa Kỳ tập trung vào những mảng chương trình, dự án như: giáo dục cơ bản; giáo dục hòa nhập; đào tạo giáo viên; dạy nghề; dạy tiếng nước ngoài; giáo dục đào tạo ở nước ngoài...

Một điểm sáng nữa trong hợp tác về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ là sự thành công trong hoạt động của Trung tâm Anh văn Hội Hoa Kỳ - Việt Nam,

được thành lập năm 1997, là đơn vị đào tạo tiếng Anh chuyên nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm giảng dạy những chương trình Anh ngữ hiệu quả và uy tín. Nhiều học viên của Trung tâm sau khi được đào tạo đã tham gia hiệu quả hơn vào các cơ quan của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các cơng ty nước ngồi, các tập đoàn đa quốc gia... Trung tâm Anh văn Hội Hoa Kỳ - Việt Nam đã góp phần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và và cả nước Việt Nam nói chung. Trong dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ (7/2013), hai nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và Việt Nam đã ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ XXI.

Với những hoạt động giáo dục nổi bật nêu trên, tính đến tháng 11/2016, đã có hơn 31.000 sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á, và đứng thứ 6 trong số các nước có nhiều du học sinh tại Hoa Kỳ [65].

Hợp tác giáo dục không chỉ tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam mà cịn góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia và đưa quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam xích lại gần nhau hơn. Bà Sandy Dang, Giám đốc điều hành VEF nhìn nhận "Tơi cho rằng trao đổi giáo dục đóng vai trị vơ cùng quan trọng, góp phần xây dựng và củng cố quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong 20 năm qua. Hoạt động này không chỉ giúp các sinh viên Việt Nam có mặt tại những trường đại học danh tiếng nhất của Hoa Kỳ mà cịn thúc đẩy giao lưu văn hóa, khi họ khơng chỉ quảng bá văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ mà cịn hiểu biết thêm rất nhiều về văn hóa, xã hội, cuộc sống ở đây. Tơi cho rằng, hợp tác giáo dục đã góp phần đưa hai nước xích lại gần nhau hơn" [48].

Một phần của tài liệu QUAN hệ HOA kỳ VIỆT NAM TRONG NHIỆM kì II của TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (12013 12017) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w