7. Bố cục của luận văn
3.2. Thành tựu và hạn chế của quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam trong nhiệm
3.2.1. Thành tựu
Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 1 năm 2017, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đạt được những bước tiến vượt bậc, vượt qua nhiều khó khăn và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
Về chất, hai nước đã trở thành Đối tác tồn diện nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7 năm 2013. Và tiếp đó là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015. Đây là Tổng Bí thư đầu tiên của Việt Nam đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ. Ngược lại về phía Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama đã sang thăm Việt Nam (5/2016). Hai nước ra Tuyên bố chung khẳng định: "Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ theo hướng thực chất, sâu sắc, hiệu quả hơn vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hịa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới”. Những chuyến thăm liên tục trong vòng bốn năm qua, là những dấu mốc quan trọng mà chính những người trong cuộc
vào thời điểm 20 năm trước cũng khó hình dung ra được. Những chuyến thăm này, cho thấy quá trình nỗ lực bền bỉ xây dựng lòng tin và mong muốn thúc đẩy hợp tác thực chất của cả hai bên.
Về tầm vóc, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã vượt lên mức độ hợp tác song phương để tạo thành thế “kiềng 3 chân”, bao gồm hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu. Ở cấp độ song phương, kim ngạch thương mại hai chiều Hoa Kỳ - Việt Nam phát triển vượt bậc. Nếu như năm 1994 (năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam), kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai nước chỉ ở mức 220 triệu USD thì đến năm 2001(năm trước khi BTA có hiệu lực) kim ngạch đã tăng lên 1,4 tỷ USD và đạt trên 47 tỷ USD vào cuối năm 2016. Hiện Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn nhất trong khối ASEAN sang thị trường Hoa Kỳ. Nếu năm 2000 (năm ký kết BTA với Hoa Kỳ), xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mới chỉ đạt con số hơn 700 triệu USD, thì 5 năm sau, năm 2005 con số này đã lên tới gần 6 tỷ USD; đến năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 38,4 tỷ USD, tăng xấp xỉ 15% so với năm 2015. Về đầu tư, hiện Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 8 trong số 114 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 806 dự án và 11,7 tỷ USD. Hai bên cũng ký kết và triển khai hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, khoa học - công nghệ, giải quyết những tồn đọng xã hội, nhân đạo, văn hóa, giáo dục… Hiện nay, số lưu học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ lên đến gần 31.000, đứng đầu các nước ASEAN và đứng thứ 6 trong số các nước có sinh viên đang học tập tại Hoa Kỳ. Quan hệ giữa các địa phương và giao lưu nhân dân cũng được đẩy mạnh, là cầu nối quan trọng, tạo điều kiện để nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Ở cấp độ khu vực, thông qua ASEAN, với tư cách là thành viên chủ động, tích cực, và có trách nhiệm, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ, phối hợp với Hoa
Kỳ và các nước liên quan khác phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. Cùng với các nước khác, hai nước cũng hợp tác để thúc đẩy hịa bình ổn định tại Biển Đơng, quản lý lưu vực sông Mekong phát triển hiệu quả và bền vững… Trên bình diện rộng lớn hơn, Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác sâu rộng, thực chất trên các diễn đàn đa phương và quốc tế, nhằm đóng góp tích cực cho hịa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững trên thế giới, trong đó có vấn đề lực lượng gìn giữ hịa bình, chống khủng bố, an ninh mạng, đối phó với dịch bệnh, thiên tai và biến đổi khí hậu.
Về chiều sâu, hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam ngày càng tăng, phản ánh mức độ thực chất của quan hệ, nhất là những nỗ lực chung nhằm duy trì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Q trình xây dựng lịng tin giữa hai bên có những bước tiến đáng khích lệ. Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành trao đổi thường xuyên về các chủ đề phức tạp và cịn khác biệt. Sự khác biệt về thể chế chính trị và trình độ phát triển giữa hai nước, những diễn biến và vận động phức tạp của quan hệ quốc tế và khu vực… là những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của quan hệ song phương. Đối thoại trong các lĩnh vực nhạy cảm như quyền con người được duy trì trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng và cởi mở nhằm làm rõ các quan tâm của nhau, tạo điều kiện thúc đẩy các hợp tác trên các lĩnh vực khác.
3.2.2. Hạn chế
Có thể nói, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực hợp tác, tuy nhiên giữa hai nước vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần tiếp tục nỗ lực vượt qua để tạo dựng mối quan hệ tốt hơn.
Thứ nhất, quan hệ thương mại - đầu tư là nền tảng và động lực cho sự
phát triển chung của quan hệ hai nước, thời gian qua tuy đã có những tiến triển tích cực, đáng khích lệ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Việt Nam là nền kinh tế có trình độ thấp, có năng lực sản xuất các mặt hàng cần
nhiều lao động song vốn hạn hẹp… trong khi đó, Hoa Kỳ là nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cần nhiều lao động, Hoa Kỳ lại có lợi thế về vốn, khoa học cơng nghệ... Để khai thác hơn nữa sự bổ sung mang tính tự nhiên này, Hoa Kỳ cần xem xét lại các rào cản trong quan hệ thương mại, nhất là các vụ kiện “bán phá giá” theo cách đánh giá của Hoa Kỳ, sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và dành cho Việt Nam quy chế ưu đãi thương mại phổ cập (GSP).
Thứ hai, việc hợp tác và khắc phục hậu quả chiến tranh là vấn đề còn
nhiều bất đồng. Việt Nam nhất quán coi việc hợp tác tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam là vấn đề nhân đạo nên đã và đang hợp tác rất hiệu quả với Chính phủ Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, vấn đề giải quyết hậu quả chất độc da cam - một trong những di chứng nặng nề nhất do cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam để lại đối với môi trường cũng như sức khoẻ của hàng triệu người Việt Nam lại chưa được Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm thỏa đáng. Vì vậy, vụ kiện về chất độc da cam của những nạn nhân Việt Nam vẫn đang được tiến hành.
Thứ ba, khác biệt về ý thức hệ là sự khác biệt lớn nhất trong quan hệ Hoa
Kỳ và Việt Nam. Hoa Kỳ luôn coi hệ giá trị của mình về dân chủ, nhân quyền và tự do tơn giáo có giá trị phổ quát. Hơn nữa, trong nội bộ Hoa Kỳ ln có những nhóm lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tơn giáo để thực hiện các mục tiêu chính trị. Chính vì vậy, cho dù là dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng hịa hay Đảng Dân chủ thì việc thúc đẩy các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo theo kiểu Hoa Kỳ luôn là một trong những trọng tâm trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
Những tồn tại đó cũng là điều dễ hiểu khi q trình bình thường hóa quan hệ hai nước mới chỉ diễn ra trong hơn 20 năm. Hai nước cần có thời gian để tăng cường hợp tác, hiểu biết, tin cậy và xích lại gần nhau hơn. Với những gì đã có,
cùng với quyết tâm và thiện chí của cả hai bên, có thể tin tưởng rằng, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, tiến tới những mục tiêu xa hơn trong những năm tiếp theo và quan hệ tốt đẹp đó khơng chỉ phục vụ cho lợi ích của mỗi nước, mà cịn đóng góp tích cực cho hịa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực cũng như trên thế giới.
3.3. Tác động của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong nhiệm kì II củaTổng thống Barack Obama (1/2013 - 1/2017)