Chính sách đối ngoại của Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu QUAN hệ HOA kỳ VIỆT NAM TRONG NHIỆM kì II của TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (12013 12017) (Trang 33 - 39)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Việt Nam đầu thế kỷ XXI

1.3.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Thế giới trong thế kỷ XXI tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Thế kỷ XXI cũng đang mở ra những cơ hội hợp tác to lớn cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sau khoảng vài thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của Việt Nam đã lớn mạnh lên nhiều, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy

của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển'' [49]. Chủ trương xây dựng quan hệ đối tác được đề ra ở Đại hội IX,

đánh dấu bước phát triển về chất tiến trình quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong nghị quyết Trung ương 8 về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (7/2003), Đảng ta đã nêu quan điểm về “Đối tác”, xác định cần thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn trên ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi ích giữa các nước với nước ta, tránh bị rơi vào thế đối đầu, cơ lập hay lệ thuộc. Tiếp đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006), Đảng nêu quan điểm: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, đồng thời đề ra chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc

tế”. Đến Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Đảng đã đề ra phương châm đối ngoại mới: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,

hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh" [49]. Với chủ trương này hội nhập quốc tế khơng cịn bó hẹp

trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, kể cả chính trị và an ninh. Việc xác lập chiến lược ngoại giao tồn diện hịa nhập với cộng đồng quốc tế của Việt Nam tạo cơ sở chính sách cho việc phát triển mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Đến Đại hội Đảng lần thứ XII (2016), chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam tiếp tục được thực hiện và được mở rộng với nhiều nội dung mới để phù hợp với những diễn biến mới trong quan hệ quốc tế, phục vụ sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Một trong những nội dung bổ sung quan trọng là "Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến

lược và các nước lớn có vai trị quan trọng đối với phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ đã xác lập vào thực chất" [5;tr.153].

Thực hiện đường lối đối ngoại trên, Việt Nam đã phát triển quan hệ với các nước trong đó có Hoa Kỳ trên cả bình diện song phương và đa phương giúp Việt Nam vừa tạo được thế, vừa gia tăng về lực, qua đó nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Trong quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam đã chủ trương chuyển chính sách với Hoa Kỳ từ đối đầu sang hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hồ bình. Với tư duy đối ngoại mới đó và xuất phát từ yêu cầu đổi mới toàn diện mà Nghị quyết Đại hội VI đã nêu, tháng 8-1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, kiểm điểm với tinh thần thực sự cầu thị hoạt động đối ngoại trong thời gian hơn 10 năm kể từ ngày nước nhà thống nhất, trên cơ sở đó thơng qua Nghị quyết 13. Nghị quyết 13 đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong chính sách của Việt Nam với Hoa Kỳ, rằng “chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hố quan hệ với Hoa Kỳ”. Nghị

quyết 13 chỉ rõ: “Chúng ta cần có chính sách mới tồn diện đối với Hoa Kỳ nhằm tranh thủ dư luận nhân dân Hoa Kỳ và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tập trung giữ vững hồ bình và phát triển kinh tế”. Bằng những nỗ lực ngoại giao của hai nước, ngày 11 tháng 7 năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã chính thức tuyên bố thiết lập quan hệ bình thường hóa với nhau. Sự kiện này trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan hệ hai nước và là một đóng góp đáng kể đối với tiến trình hồ bình, hợp tác và phát triển ở trong khu vực và trên thế giới. Từ đây khởi đầu một giai đoạn phát triển mới, một trang sử mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, hai dân tộc từng đối đầu trực tiếp với nhau trong một cuộc chiến tranh mang đậm dấu ấn của thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Có thể nói việc thiết lập và tăng cường quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể đạt một số lợi ích sau:

Trước hết, tạo kênh đối thoại giữa chính phủ và nhân dân hai nước nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, từ đó tạo hiệu ứng mở rộng quan hệ cho Việt Nam. Bình thường hóa và tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ củng cố và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho cải thiện quan hệ với các nước khác và khai thông quan hệ với các tổ chức, thể chế tài chính, kinh tế thương mại khu vực cũng như toàn cầu: ADB, IMF,WB,WTO, APEC... giúp Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.

Thứ hai, đối với Việt Nam cũng như với hầu hết các nước trên thế giới, việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với thị trường Hoa Kỳ luôn là điều cần thiết. Nền kinh tế Hoa Kỳ được xem là nền kinh tế năng động nhất thế giới, đi đầu với các công nghệ, kỹ thuật cao. Hàng loạt các nền kinh tế châu Á, chính nhờ mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Hoa Kỳ đã dần tạo cho mình lợi thế so sánh riêng. Việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ sẽ đem lại cho Việt Nam khả năng tận dụng vốn, công nghệ phát triển vào loại bậc nhất; các nhà khoa học, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm ở một nước phát triển cao như Hoa Kỳ, tạo môi trường thuận lợi cho việc hợp tác đầu

tư, trao đổi kinh tế thương mại. Điều này hỗ trợ trực tiếp cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, giúp Việt Nam đẩy lùi nguy cơ tụt hậu.

Thứ ba, tăng cường phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ có điều kiện hối thúc Hoa Kỳ giúp đỡ để giải quyết những hậu quả của chiến tranh. Việt Nam đang tích cực giúp đỡ Hoa Kỳ trong việc tìm tung tích nạn nhân trong chiến tranh, cùng hợp tác để giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng trong công tác POW/MIA.

Thứ tư, việc thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ mở đường cho Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế đặc miễn dành cho một nước đang phát triển (GSP). Theo đó, Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ với chế độ thuế quan rất thấp hoặc không phải chịu thuế. Điều này sẽ giúp cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam được thuận lợi hơn.

Sau cùng, quan hệ với Hoa Kỳ còn nhằm mục tiêu cân bằng quan hệ với các nước lớn khác trong khu vực, đặc biệt với Trung Quốc. Tranh thủ tiếng nói, ảnh hưởng, nguồn lực của Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Việt Nam, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, đảm bảo an ninh hàng hải và hịa bình, ổn định cho khu vực trước tham vọng lớn của Trung Quốc; giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống trong khu vực đang đe dọa trực tiếp đến Việt Nam và các nước Đông Nam Á như chống khủng bố, bảo vệ môi trường, nguồn nước, phòng chống dịch bệnh, các loại tội phạm cơng nghệ cao... Ngồi ra, mục tiêu của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ còn phải đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Tiểu kết chương 1

Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong giai đoạn (1/2013 - 1/2017) được phát triển trên cơ sở khá nhiều thuận lợi.

Trước hết, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam phát triển trong bối cảnh hịa bình,

hợp tác là xu thế chủ đạo ở khu vực và trên thế giới. Cho dù đang đứng trước nhiều thách thức, song xu thế liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại, chính trị ngày càng tăng, ý thức độc lập tự chủ, ý thức về chủ quyền và bản sắc dân tộc ngày càng được nâng cao, nổi bật là xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hồ bình giữa các chế độ chính trị xã hội khác nhau.

Thứ hai, mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ được đặt trong tổng thể

chính sách đối ngoại của Việt Nam là rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập sâu rộng với thế giới. Việt Nam sẽ tiếp tục là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015 cũng như nhiều tổ chức, diễn đàn hợp tác khác. Do đó, Việt Nam ưu tiên mở rộng hợp tác hơn nữa với Hoa Kỳ trên cả bình diện song phương, khu vực và tồn cầu phù hợp với lợi ích của Việt Nam, coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu, nhất là về kinh tế - thương mại. Với Hoa Kỳ, trong bối cảnh ngày càng quan tâm hơn tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á, Hoa Kỳ cũng ngày càng coi trọng vai trò của Việt Nam trong khu vực, một thị trường hơn 90 triệu dân, một nền kinh tế có tiềm năng lớn và là một trong những nước có vị trí chiến lược quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ ba, mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam được xây dựng dựa trên những

nguyên tắc quan hệ quốc tế căn bản: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của nhau; thể chế chính trị của nhau, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau; tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

Thứ tư, những hiểu biết chung về nhau được đúc rút từ lịch sử 20 năm qua

trong những thời khắc quan trọng trong quan hệ giữa hai bên. Hai bên chú trọng phát triển và củng cố những cơ chế đối thoại và hợp tác, góp phần từng bước xây dựng lịng tin và tìm ra cơ hội hợp tác.

Cuối cùng, việc hai nước chia sẻ nhiều lợi ích tại khu vực và quốc tế sẽ

giúp củng cố hơn nữa thế “kiềng ba chân” - hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, tạo cơ sở vững chắc để thiết lập và làm sâu sắc quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, đóng góp tích cực vào hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Chương 2

DIỄN TIẾN QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM TRONG NHIỆM KÌ II CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (1/2013 - 1/2017)

Một phần của tài liệu QUAN hệ HOA kỳ VIỆT NAM TRONG NHIỆM kì II của TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (12013 12017) (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w