7. Bố cục của luận văn
3.3. Tác động của quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam trong nhiệm kì II của
3.3.3. Đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương
Châu Á - Thái Bình Dương ngày nay đang đem lại cơ hội cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Hoa Kỳ cùng chia sẻ bờ biển Thái Bình Dương, châu Âu với những mối liên hệ lịch sử, các nước ven bờ Ấn Độ Dương gắn chặt với Thái Bình Dương qua eo biển Ma-lắc-ca. Sự thịnh vượng kinh tế của mỗi nước tại khu vực, dù đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Ấn Độ và các nước ASEAN đều đóng góp cho sự thịnh vượng chung của cả khu vực. Và ngược lại, một châu Á phồn vinh cũng tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển của mỗi nước trong khu vực. Sự phát triển của khu vực gắn liền với phần còn lại của thế giới. Do đó, việc các nước lớn đặt châu Á - Thái Bình Dương ở vị trí ưu tiên trong chính sách của mình là điều tất yếu.
Những cơ hội to lớn mà châu Á - Thái Bình Dương đem lại đang thúc đẩy xu hướng hợp tác, liên kết năng động. Các diễn đàn khu vực và liên khu vực như APEC, ASEM tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong liên kết giữa các nước ven
bờ Thái Bình Dương với châu Á, giữa châu Âu với châu Á. Trong vài năm gần đây, bên cạnh việc triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã ký kết, các nước cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ các liên kết kinh tế mới sâu rộng hơn rất nhiều về cấp độ, quy mô và không gian kinh tế, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á. Tất cả các kênh liên kết này sẽ chiếm tỉ trọng lớn và sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế tồn cầu, góp phần tạo động lực phát triển mới, đồng thời mở ra triển vọng hướng tới một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Trong lịng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động và giàu tiềm năng, mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã thực sự được mở rộng và nâng tầm trên nhiều lĩnh vực, cả bề rộng, bề sâu cũng như hiệu quả của các lĩnh vực đó. Mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam phát triển ổn định, lâu dài, thực chất khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi nước mà cịn có tầm quan trọng đối với hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Thông qua ASEAN, với tư cách là thành viên chủ động, tích cực, và có trách nhiệm, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ, phối hợp với Hoa Kỳ và các nước liên quan khác phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. Cùng với các nước khác, hai nước cũng hợp tác để thúc đẩy hịa bình ổn định tại Biển Đông, quản lý lưu vực sông Mekong phát triển hiệu quả và bền vững.
Việc liên tục mở rộng hợp tác về an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác gìn giữ hịa bình, cùng với những nỗ lực để giữ thế giới an toàn khỏi việc phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, sẽ tăng cường sự ổn định trong khu vực và giúp thực hiện các cam kết chung của chúng ta về thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Với một khuôn khổ hợp tác, chúng ta
sẽ cùng nỗ lực để đảm bảo rằng các tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hịa bình và các căng thẳng được quản lý bằng biện pháp ngoại giao. Ngoài ra, việc Hoa Kỳ tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam và các nước khác trong khu vực, nhất là việc giải quyết đa phương vấn đề Biển Đơng đã góp phần vào việc kiềm chế Trung Quốc trước những hành động leo thang ở Biển Đơng, tạo thế cân bằng chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.