Tiến trình hoạch định chiến lƣợc marketing 1 Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 35)

Chƣơng 2 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC MARKETING

2.2. Tiến trình hoạch định chiến lƣợc marketing 1 Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp

2.2.1. Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp

Nhiệm vụ của doanh nghiệp phải là cái nhìn dài hạn về cái mà họ đang cố gắng đạt tới, cung cấp sự định hƣớng và tín hiệu cho tất cả các vị trí thành viên trong doanh nghiệp hoạt động. Để xác định nhiệm vụ, ngƣời quản trị phải xem xét 3 nhân tố cơ bản: - Lịch sử của tổ chức: Mỗi tổ chức (lớn hay nhỏ, lợi nhuận hay phi lợi nhuận) có một lịch sử về các mục tiêu, thành công, sai lầm, các chiến lƣợc và chính sách. Phải xem xét các đặc điểm quan trọng và các sự kiện quá khứ khi xác định nhiệm vụ.

- Năng lực phân biệt của tổ chức: Mỗi tổ chức có thể làm nhiều cơng việc khác nhau nhƣng phải tìm cơng việc có thể làm tốt nhất. Năng lực phân biệt là những hoạt động, công việc, lĩnh vực mà tổ chức làm tốt, chúng làm cho tổ chức có lợi thế hơn các tổ chức tƣơng tự.

- Môi trƣờng của tổ chức: Môi trƣờng kinh doanh của tổ chức chỉ ra các yêu cầu, khuynh hƣớng, cơ hội và sự đe dọa cần đƣợc xem xét để phát triển tuyên bố về nhiệm vụ.

Bên cạnh đó khách hàng của một doanh nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng chi phối đến việc xác định nhiệm vụ của nó. Theo truyền thống, nhiều doanh nghiệp xác định công việc kinh doanh của họ theo sản phẩm hoặc công việc mà họ đã làm, và trong nhiều trƣờng hợp họ lấy tên sản phẩm hay dịch vụ đặt tên cho doanh nghiệp. Khi

sản phẩm và công nghệ đã lỗi thời, nhiệm vụ đã xác định của họ khơng cịn thích hợp nữa và tên của doanh nghiệp cũng khơng cịn mơ tả đƣợc cơng việc nó làm nữa. Khi đó doanh nghiệp lại phải đổi tên, bởi vậy cách xác định nhiệm vụ bền vững hơn là cần thiết. Nói cách khác tuyên bố về nhiệm vụ nên tập trung vào phạm vi lớp nhu cầu thị trƣờng mà doanh nghiệp đang tìm cách thỏa mãn chứ không phải vào sản phẩm vật chất hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, đó là mục đích của các cơng việc kinh doanh.

Một lợi ích quan trọng của nhiệm vụ là nó cung cấp sự định hƣớng cho các nhà quản lý và nhân viên đang làm việc ở tất cả các khu vực quản lý, các vùng thị trƣờng và cơng việc độc lập. Nó cung cấp một tƣ tƣởng chia sẻ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận bên ngoài với các bộ phận khác nhau của tổ chức. Nhiệm vụ phải cụ thể để cung cấp phƣơng hƣớng và dẫn dắt cho công việc quản lý khi họ đang lựa chọn giữa các hành động có thể thay thế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)