Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 58 - 61)

5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

3.3.2. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu:

Cơng ty có thể xem xét năm cách lựa chọn thị trƣờng mục tiêu, gồm:

Tập trung vào một khúc thị trường

Trong trƣờng hợp đơn giản nhất, công ty lựa chọn một khúc thị trƣờng, dành đƣợc một vị trí vững chắc trong khúc thị trƣờng nhờ hiểu biết rõ hơn những nhu cầu

của khúc thị trƣờng đó và danh tiếng đặc biệt mà cơng ty có đƣợc. Hơn nữa, cơng ty sẽ tiết kiệm đƣợc trong hoạt động nhờ chun mơn hố sản xuất, phân phối và khuyến mãi. Nếu cơng ty giành đƣợc vị trí dẫn đầu trong khúc thị trƣờng thì nó có thể đạt đƣợc tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tƣ cao.

Mặt khác, marketing tập trung gắn liền với những rủi ro lớn hơn nếu nhu cầu khách hàng đột ngột thay đổi hay một đối thủ cạnh tranh nào đó có thể xâm nhập khúc thị trƣờng này. Do đó nhiều cơng ty thích hoạt động trong nhiều khúc thị trƣờng hơn.

Chun mơn hố có chọn lọc.

Trong trƣờng hợp này, công ty lựa chọn một số khúc thị trƣờng, mỗi khúc thị trƣờng đều có sức hấp dẫn khách quan và phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực của ông ty. Chiến lƣợc phục vụ nhiều khúc thị trƣờng này có ƣu điểm là đa dạng hố rủi ro của công ty. Dù cho một khúc thị trƣờng có trở nên khơng hấp dẫn nữa thì cơng ty vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền trong những khúc thị trƣờng khác.

Chun mơn hố sản phẩm

Trong trƣờng hợp này, công ty cần sản xuất một sản phẩm nhất định để bán cho một số khúc thị trƣờng. Ví dụ, hãng sản xuất kính hiển vi bán sản phẩm của mình cho các phịng thí nghiệm của các trƣờng đại học, các phịng thí nghiệm của Nhà nƣớc và các phịng thí nghiệm của doanh nghiệp. Công ty sản xuất những kính hiển vi khác nhau cho những khách hàng khác nhau, nhƣng không sản xuất những thiết bị khác mà các phịng thí nghiệm đó có thể sử dụng. Thơng qua chiến lƣợc này công ty tạo dựng đƣợc danh tiếng rộng khắp trong lĩnh vực sản phẩm chuyên dụng. Rủi ro bị đổ bể sẽ xuất hiện nếu nhƣ kính hiển vi đƣợc thay thế bằng một cơng nghệ hồn tồn mới.

Chun mơn hố thị trường

Trong trƣờng hợp này, công ty tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ, một cơng ty bán một danh mục sản phẩm cho các phịng thí nghiệm của các trƣờng đại học, bao gồm kính hiển vi, đèn Bunsen, và bình hố nghiệm. Cơng ty dành đƣợc tiếng tăm rộng khắp vì chun mơn hố vào việc phục vụ nhóm khách hàng này và sẽ trở thành một kênh cho tất cả những sản phẩm mới mà

nhóm khách hàng này có thể cần dùng đến. Rủi ro bị đổ bể sẽ xảy ra nếu đột nhiên các phịng thí nghiệm của các trƣờng đại học bị cắt giảm ngân sách và phải giảm chuyện mua sắm của mình.

Phục vụ tồn bộ thị trường

Trong trƣờng hợp này, cơng ty có ý đồ phục vụ tất cả các nhóm khách hàng tất cả những sản phẩm mà họ có thể cần đến, chỉ có những cơng ty lớn mới có thể thực hiện chiến lƣợc phục vụ tồn bộ thị trƣờng. Ví dụ nhƣ cơng ty IBM (thị trƣờng máy tính) General Motors (thị trƣờng xe cộ) và Coca Cola (thị trƣờng đồ uống)

Những Cơng ty lớn có thể phục vụ tồn bộ thị trƣờng theo hai cách, thông qua Marketing không phân biệt hay Marketing phân biệt.

Marketing không phân biệt: cơng ty có thể bỏ qua những khác biệt của khúc thị

trƣờng và theo dõi thị trƣờng toàn bộ bằng một bảng chào hàng. Công ty thiết kế một sản phẩm và một chƣơng trình marketing nào thu hút đƣợc đơng đảo ngƣời mua nhất, nhờ đó giảm bớt chi phí. Cơng ty dựa vào phân phối đại trà và quảng cáo đại trà. Mục đích là nhằm tạo cho sản phẩm một hình ảnh tuyệt hảo trong tâm trí mọi ngƣời. Một ví dụ về marketing khơng phân biệt là marketing trong thời kỳ đầu của công ty Coca - Cola chỉ ra một thứ đồ uống trong một cỡ chai với một mùi vị cho tất cả ngƣời.

Marketing có phân biệt: trong trƣờng hợp này, công ty hoạt động một số khúc thị

trƣờng và thiết kế những chƣơng trình khác nhau cho từng khúc thị trƣờng. Marketing có phân biệt thƣờng tạo ra đƣợc tổng mức tiêu thụ lớn hơn so với Marketing không phân biệt. "Điều đó nói lên một lẽ đơn giản là có thể tăng tổng mức tiêu thụ bằng cách bán chủng loại sản phẩm đa dạng hơn thông qua những kênh đa dạng hơn". Tuy nhiên nó cũng làm tăng chi phí kinh doanh. Sau đây là những chi phí có thể cao hơn: cải biến sản phẩm, sản xuất,chi phí quản trị hành chính, dự trữ, khuyến mãi

Vì Marketing phân biệt làm tăng cả mức tiêu thụ lẫn chi phí, nên cơng ty cần thận trọng để tránh phân khúc quá mức thị trƣờng của mình. Nếu đã xảy ra tình trạng này thì có thể ghép bớt chúng lại hay mở rộng cơ sở khách hàng.

Ví dụ, Cơng ty Johnson & Johnson đã mở rộng thị trƣờng mục tiêu của mình đối với dầu gội đầu cho trẻ sơ sinh bằng cách gộp thêm cả ngƣời lớn vào đó nữa. Cịn cơng ty Beecham thì tung ra thuốc đánh răng Aquafresh để thu hút đồng thời ba khúc thị trƣờng tìm kiếm ích lợi khác nhau: Những ngƣời muốn thơm miệng, những ngƣời muốn răng trắng và những ngƣời muốn ngừa sâu răng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)