Chƣơng 3 LỰA CHỌN THỊ TRƢỜNG MỤC TIÊU
3.1. Đo lƣờng và dự báo nhu cầu: 1 Định nghĩa thị trƣờng:
3.1.1. Định nghĩa thị trƣờng:
Theo quan điểm truyền thống: Thị trƣờng là một địa điểm cụ thể, ở đó ngƣời mua và
ngƣời bán gặp nhau để trao đổi hàng hoá hay dịch vụ: chợ, thành phố,…..
Theo quan điểm kinh tế học: thị trƣờng bao hàm mọi ngƣời mua và ngƣời bán trao đổi
với nhau hàng hoá hay dịch vụ.
Ví dụ: thị trƣờng nƣớc ngọt gồm những ngƣời bán: coca-cola, pepsi, seven up, sprite…ngƣời mua là tất cả những ngƣời mua nƣớc ngọt.
Theo quan điểm marketing: Thị trƣờng bao gồm tất cả những khách hàng tiềm
ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
Nhƣ vậy, ngƣời tìm mua bất kỳ sản phẩm nào đó trong thị trƣờng thƣờng có 3 đặc điểm: sự quan tâm, thu nhập và khả năng tiếp cận thị trƣờng. Thị trƣờng lại đƣợc chia theo nhiều tiêu chí để phân biệt giữa các loại thị trƣờng:
Thị trƣờng tiềm năng: là tập hợp những ngƣời tiêu dùng thừa nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trƣờng.
Thị trƣờng hiện có: là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập, và có khả năng tiếp cận một sản phẩm nhất định của thị trƣờng.
Thị trƣờng hiện có và đủ điều kiện: là tập hợp các khách hàng có quan tâm, có thu nhập và khả năng tiếp cận và đủ điều kiện đối với một sản phẩm nhất định của thị trƣờng.
Thị trƣờng phục vụ hay còn gọi là thị trƣờng mục tiêu là một phần của thị trƣờng hiện có và đủ điều kiện mà một doanh nghiệp quyết định theo đuổi.
Thị trƣờng đã thâm nhập: là tập hợp những khách hàng đã mua sản phẩm đó.
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa ngành sản xuất và thị trƣờng.
Nhà kinh doanh sử dụng thuật ngữ thị trƣờng để chỉ các nhóm khách hàng khác nhau nhƣ thị trƣờng thực phẩm hàng ngày, thị trƣờng giày dép, thị trƣờng nhân khẩu,….Hay còn mở rộng khái niệm để chỉ cả những nhóm khơng phải khách hàng, nhƣ thị trƣờng cử tri, thị trƣờng sức lao động , thị trƣờng tài chính. Nhà nƣớc là một thị trƣờng khác có một số vai trị. Nhà nƣớc mua hàng hố từ các thị trƣờng tài nguyên, thị trƣờng nhà sản xuất và các thị trƣờng trung gian, thanh toán tiền cho họ, đánh thuế các thị trƣờng đó, rồi bảo đảm những dịch vụ công cộng cần thiết. Nhƣ vậy mỗi nền kinh tế quốc gia và toàn bộ nền kinh tế thế giới hợp thành những thị trƣờng phức tạp, tác động qua lại với nhau và liên kết với nhau thơng qua các q trình trao đổi.