Lễ hội Phi Bồng nguyên soái.

Một phần của tài liệu khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt (Trang 86)

3. MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU.

3.2. Lễ hội Phi Bồng nguyên soái.

Làng Yên Mô thuộc xã Lê Lợi là nơi mà thánh Phi Bồng xuất hiện và luôn hiển linh phù trợ cho những chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đây cũng là nơi mà người anh hùng Chu Phúc Uy sinh ra. Vì vậy, hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội tưởng nhớ từ ngày mồng 6 đến hết ngày mồng 10 tháng 5 Âm lịch. Trong đó, ngày 8/5 là ngày tưởng nhớ chính (ngày ngài sinh ra tại hòn đá và hóa về trời như trong truyền thuyết).

3.2.1. Thần tích.

Thần tích được khắc vào thời nhà Nguyễn (1941), đặt tại đền Hóa có ghi như sau:

“Trong một lần Lê Đại Hành tuần du qua địa phận trang Chỉ Ngại, huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc và nghỉ tại đây. Đêm đó, vua mơ màng nhìn lên thấy ánh sáng màu đỏ đầy chùa. Trên điện kim thân sắc tướng tọa mười mấy vị, bên trái là Bát Bộ Kim Cương, bên phải là mười vị La Hán, một vị kim thân sắc tướng nói: “Đêm qua Thiên Đình tụ hội, bách thần nghị định về việc của nước Nam dưới hạ giới. Cho phép một thiên tinh giáng trần để cứu vớt đại hạn ở dân gian. Nhưng xét thấy bảy tám đời nay ở nước Nam chưa từng có một nhà nào gây nền phúc đức. Nay tại đầu khu đất Chi Ngại, Yên Mô, có một

hòn đá vuông, nhưng chiếc chiếu lớn, bên ngoài đột khởi lên ba tòa khom khom như hình mặc áo gấm. Nơi đây địa thế sơn thủy hữu tĩnh, linh chung tú khí. Lời bài ký giáng xuống là hòn đá này, đợi nhà nào không làm điều gì ác thì đầu thai xuất thế. Thiên đế lập tức sai Hắc Y nhi ở phương Bắc giáng hạ vào hòn đá. Bấy giờ là giờ Dần ngày 8/5 Âm lịch.

Khi mặt trời gác núi, lũ trẻ con chăn trâu chợt nghe thấy có tiếng trẻ nhỏ khóc ở dưới núi, bèn gọi nhau đến đó, thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư đĩnh ngộ, nằm trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn. Lũ trẻ liền lấy nón che phía trên, bế bồng đón về. Bỗng nhiên gió mưa sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng rồi vọt thẳng lên trời. Bọn trẻ đều nghe trên không trung có tiếng nói vọng rằng: “Ta là Phi Bồng Hạo Thiên đại tướng quân giáng hạ nhưng đã lộ trong trần thế nên lại phụng chiếu về chầu Thượng đế”. Bọn trẻ đều kinh hãi, trở về nói lại cho mọi người. Khi dân làng tụ họp ở nơi đó thì thấy hòn đá bị mài mòn khoảng hơn một thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ.

Cũng trong năm đó, quân Tống kéo sang xâm lược, vua Lê Đại Hành nhớ về giấc mơ của mình, bèn lập đàn cúng tế. Bỗng nhiên trời đất thay đổi, mưa gió ập đến . Vua cho đó là điềm đã có thần phù trợ, đánh trận nào thắng trận ấy, đập tan âm mưu xâm lược và thôn tính nước ta của quân giặc. Sau khi đất nước đã yên bình, vua tạ lễ tại đền. Sắc phong: Phi Bồng Hao Thiên tối linh Thượng đẳng thần, sắc chỉ ban cho thần tử ở Chi Ngại, Yên Mỗ cùng các trang ấp nghênh đón mỹ tự về lập điện thờ tự.

Đến đời Trần Hưng Đạo, một hôm, truy đánh giặc đến đất huyện Phượng Nhãn thì gặp quân Nguyên theo đường thủy kéo đén, Tiết chế Trần Quốc Tuấn liền hồi quân đồn trú tại Côn Sơn. Khi sĩ tốt nấu ăn, Tiết chế liền vào hành lễ cầu đảo tại đền thờ Yên Mô, ước nguyện được âm phù. Đêm đó, Hưng Đạo Vương vẫn ngồi bên bàn làm việc. Chợt thiếp đi, đến nửa đêm, mộng gặp một ông lão râu tóc trắng xóa, đi từ phương Bắc vào trong đền, tự xưng : Ta là quan Thiên thần tên là Phi Bồng Hạo Thiên, giáng xuống hòn đá thời Tiền Lý, biết tướng quân không đủ thuyền bày trận chống giặc, vậy sáng mai tướng quân ra

bến Lục Đầu ta sẽ cấp…”. Khoảnh khắc sau, ngài tỉnh dại, mùi hương xạ còn phảng phất trong trướng, biết là mộng gặp thần, liền làm lễ cảm tạ. Bỗng trời đất thay đổi, may đen bốn bề kéo về, mưa gió ập đến, tiếng ầm ù như sấm sét.

Sáng hôm sau, khi vừa tỉnh dậy, Tiết chế đã được quân sĩ trình tâu: Đêm qua không biết ở đâu, thuyền kéo về dày đặc cả bến sông. Hưng Đạo vội chạy ra xem, vô cùng sửng sốt, thấy lời trong mơ ứng nghiệm Cùng hô sĩ tốt cùng đuổi quân giặc đến sông Bạch Đằng, quyết chiến một trận. (Quân Nguyên đại bại. Hiện nay cách đền Hóa khoảng 1km có hòn đó “lốt chân” to rộng, tương truyền là dấu tích của Phi Bồng Nguyên soái giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc.) Sua đó, Trần Hưng Đạo thu quân về bến Lục Đầu. Người sắm sửa lễ vật khấn rằng: “Nhờ tướng quân Phi Bồng giúp thuyền đánh giặc, nay giặc đã tan, Quốc Tuấn tôi xin hoàn trả lại người.” Đêm hôm đó trời nổi phong ba, đoàn thuyền tự nhiên biến mất. Sáng hôm sau, dân địa phương nhìn thấy trên núi Phượng Hoàng hai đường kéo thuyền lên xuống. Kinh sư khải hoàn chiến thắng, nhà vua sắc phong:

- Trần Hưng Đạo làm Quốc Lão đại vương.

-Phi Bồng nguyên soái làm Phi Bồng Hạo Thiên tối linh Thượng thượng thượng đẳng thần. Cho phép xã Vạn An, huyện Phưỡng Nhãn và xã Dược Sơn, Chí Linh phụng thờ như trước.”

3.2.2. Nội dung lễ hội.

Phần lễ:

- Lễ cáo yết:

Diễn ra vào chiều ngày 6/5 Âm Lịch. Có ý nghĩa xin phép đức thánh Phi Bồng cho phép dân làng Yên Mô được mở hội.

Bắt đầu từ 16h, các cụ trong ban Khánh tiết, các đại biểu của ban quản lý di tích, Ủy ban nhân dân xã Lê Lợi, đai diện các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể làng Yên Mô, đội tế Nam, đội tế Nữ tập trung tại sân đền Hóa. Sau hồi chiêng, trống mở cửa đền, các cụ tiến lễ vật vào đền (lễ chay và lễ mặn).

Ban khánh tiết tổ chức 3 tuần tế, do đội tế Nam đảm nhiệm, tế xin phép được cho mở hội.

- Lễ mộc dục:

Diễn ra đồng thời ở cả hai di tích đền Sinh, đền Hóa, có ý nghĩa Bao sái (tắm tượng), thay áo mới cho Đức thánh Mẫu và Đức thánh Phi Bồng.

Diễn ra vào buổi sáng ngày 7/5 Âm lịch. Thành phần tham gia gồm đại diện Ban quản lý di tích, đại diện lãnh đạo, đại diện cấp ủy, chính quyền làng Yên Mô và ban Khánh tiết của đền.

Vật dụng ở mỗi di tích gồm hai chóe đựng nước ngũ vị hương, nước sạch, khăn tắm, khăn bao khô. Số người trực tiếp Bao sái: hai cụ cao niên, hai cụ thủ nhang. Trang phục: áo tế đỏ, khăn quấn đầu đỏ, miệng bịt khăn điều (để tránh trần khí xông lên thánh cung).

Trong thời Bao sái ở mỗi di tích còn có bốn thanh niên ( trong đội chân kiệu) cầm gương đứng túc trực hai bên bảo vệ ( đều đội nón dấu, áo nẹp, thắt lưng bó que, chân quấn xà cạp).

Bao sái bằng nước sạch và ngũ vị hương ba lần, sau đó bao khô, đai măng mũ áo mới, sắp xếp lại đồ thờ, tượng thánh.. Chiêng trống điểm trong suốt quá trình hành lễ Mộc dục. Áo cũ sau khi được thay ra, cắt thành những mảnh nhỏ phong trong túi vải màu vàng (3-5cm) với ý nghĩa cầu may, sức khỏe, mọi sự tốt lành.

- Lễ đón bóng:

Thời gian: 4h sáng ngày 8/5 Âm lịch. Địa điểm: tại gian công đồng đền Hóa. Tiến trình:

+ 4h sáng (giờ Dần): ban quản lý mời quý khác ra khỏi khu vực nội tự đền, nhà đền đóng cửa, tắt đèn.

+4h03 phút,sau hiệu lệnh chiêng trống 3 hồi 9 tiếng, bật điện mở cửa đền. +4h03 đến 4h 10 phút, một già làng (mặc áo tế) lên thắp hương.

+4h10 đến 4h30 phút, đọc văn đón bóng . Người đọc là một già làng của của làng Yên Mô, hai bên người đọc là hai cụ bồi tế (Áo vàng).

+ 4h30 phút: hóa văn đón bóng. Trong thời gian hóa, ban tổ chức thả 5 đèn trời, trong đó có một đèn to nhất, có ý nghĩa diễn lại cảnh Đức thánh bay về trời.

Nguyên văn bài văn đón bóng được đọc ở đền Hóa: Dấu thiêng truyền mãi đất Yên Mô Non nhạc Hóa sinh có một giờ Tảng đá Sinh thành lừng vũ trụ Bay tầu qua núi đuổi Quân Ô Bất tử trần Nam thiên bậc nhất Đền thờ Ngũ Nhạc đất Yên Mô Con nam lây đức thiên thiên đế Đức quốc sư giáng thế ngự đền Anh linh đệ nhất nam thiên

Thạch Bàn, Ngũ Nhạc có đền Hóa Sinh Tối Anh linh thiên tôn thượng đẳng Ở Thạch Bàn được thiên đế định kỳ Tháng 5 mồng 8 giờ Dần còn ghi Đinh Sinh thiên đế dị kỳ khôi ngô Đoàn Mộc đồng Yên Mô tranh khước Dời Thạch Bàn chưa được bao lâu Ầm ầm nổi trận phong ba

Kéo mây vần vũ mịt mù tứ vi Bay tầu qua núi ra đi

Thứ tróc Phạm đẳng Ô Mã Nhi giúp Trần Thắng rồi ngài mới thu quân

Văn quan vũ tướng ngự về đền Sinh Đức thiên đế anh linh chính ngự Họp hội đồng tứ phủ phong công Vậy có câu rằng:

Sử chép dấu son đến bây giờ Giáng hạ hồi sinh chiêm tử xuất Đền thời cao thượng đất Yên Mô Núi non Ngũ Nhạc sinh thời trang tú Kiếp Bạc đền thêm ngát mùi hương Sắc Phong phù quốc tận trung

Trần triều đại thắng ba lần quân Nguyên Đức thiên đế thiên thần bậc nhất

Phù Trần triều dậy đất sấm vang Giặc Nguyên khiếp vía kinh hoàng Thạch Bàn tích cổ sử vàng dấu son Nam mô a di đà phật (3 lần). [42]. - Lễ khai mạc:

Thời gian: Sáng ngày 8/5 Âm lịch, có phối cảnh kèm theo. Từ 7h đến 7h 15 phút, Ban tổ chức ổn định tổ chức và thông báo một số quy định. Các khối đứng đúng vị trí quy định, giữ trật tự. Các đoàn rước, đại biểu của địa phương ngồi phía trước, đối diện với khán đài.

Nội dung: nêu công đức, vị thế đức thánh, mục đích, ý nghĩa của hội đền Sinh, đền Hóa.

- Lễ rước bộ:

Ý nghĩa: rước đức thánh lên thăm và vấn an Mẹ. Thời gian: từ 8h 30 đến 9h 30.

Lực lượng tham gia: Rước kiệu thánh Phi Bồng (đoàn rước làng Yên Mô), Kiệu Đức Thánh Trần, Kiệu cỗ (xôi trắng, lợn đen). Số người trực tiếp khiêng rước: 65 người.

Thứ tự đoàn rước:

1.Đội múa lân.

2.Đội cờ thần (ngũ hành) 15 lá, các chân cờ đầu đội nón dấu, áo nẹp, thắt lưng bó que, chân quấn xà cạp.

3. Trống chiêng: đều sơn son thếp vàng, dùi trống quấn lụa, thể hiện hiệu lệnh thần linh. Một thanh niên vác lọng che cho chủ hiệu và trống, chiêng. Trống do hai người khiêng bằng đòn rồng, chiêng do hai người khiêng bằng đòn ống và có hai người thù hiệu. Người vác lọng, khiêng trống mặc quần áo lính, người đánh trống, chiêng mặc áo the, khăn xếp.

4. Đoàn vác bồ lộ bộ (chắp kịch, vũ khí nhà Thánh) đi hai bên, ở giữa là một quan viên mặc áo màu thụng xanh, có lọng che mang biển đề: “Thượng đẳng tối linh”.

5. Phường bát âm, thổi bát âm nhã nhạc, chủ yếu lưu thủy hành vân.

6. Trống khẩu: Hai chiếc, do người cầm, đi trước long đình cầm nhịp cho cả đoàn rước.

7. Kiệu long đình (kiệu có mái): để lư hương và mũ của đức thánh Phi Bồng. Long đình do 4 chân kiệu khiêng, 4 chân kiệu khác đi kèm để thay thế (các chân kiệu đeo một tràng hoa để có hương thơm, tránh mùi trần khí xông lên). Xung quanh long đình có 1 tàn, 1 lọng, 2 quạt che hai bên diện Thánh.

8. Đội tế Nam, đội tế Nữ làng Yên Mô.

9. Long kiệu: rước bát hương, do 8 chân kiệu khiêng và 8 chân kiệu đi kèm. Hai bên có tàn, lọng che.

10. Kiệu Đức Thánh Trần.

11. Kiệu chồng tám: rước lễ vật để trong mẫm gỗ, hình bầu dục, chân quỳ đặt trong hậu bành kiệu chồng tám, do tám chân kiệu khiêng và tám chân kiệu đi kèm.

12. Các đoàn tế của địa thiêng và các đoàn thể, nhân dân.

Hành trình rước:

Nơi xuất phát: Sân đền Hóa. Thời gian: 8h30 phút

Sau tuyên bố của ban tổ chức, các chân kiệu lên kiệu và quay tại chỗ ba vòng, sau đó sắp xếp vào vị trí trong đội hình rước.

Lộ trình: từ sân đền Hóa, qua cửa tam quan, đến ngã tư đường Yên Mô, theo dọc đường nhựa đến tam quan đền Sinh, tại đây, đoàn rước dừng lại chờ

hiệu lệnh. Tiến lễ vào đền theo trình tự sau: Rước mũ Đức thánh Phi Bồng và bát hương thờ Đức Thánh Trần vào gian giữa công đồng, mâm gỗ để lễ vật vào công đồng gian tiền tế.

- Đại tế:

Sau khi các đoàn lân lượt làm lễ dâng hương kết thúc thì đến Đại tế. Đại tế diễn ra rất trang nghiêm, do các cụ cao tuổi trong làng Yên Mô thực hiện, nêu cao tình mẫu tử , sự biết ơn đến những bậc sinh thành. Trong quá trình, Đại tế là sự kết hợp giữa lời văn với những tiếng gõ mõ tạo thành không khí thiêng liêng, thành kính. Sau khi xong, các cụ đốt sớ của Đức Thánh gửi lên Mẹ và những bản sớ của nhân dân, vàng mã, mong Đức Mẹ phù hộ.

Phần hội.

- Liên hoan hát văn:

Thời gian: tối ngày 6/5 Âm lịch. Địa điểm: sân đền Hóa.

Là cuộc thi hát giữa các làng trong xã Lê Lợi và các đoàn được mời tham gia. Mỗi đoàn biểu diễn không quá 45 phút. Lời ca chủ yếu ca ngợi quê hương, đất nước, tình cảm xóm làng.

- Hội thả đèn trời:

Thời gian: 19h30 phút tối ngày 7/5 Âm lịch ở cả hai đền Sinh và đền Hóa. Là cuộc thi thả đèn trời của các đoàn đăng ký tham dự, mỗi đoàn có số lượng đèn trời không hạn chế. Đền của mỗi đoàn có đặc trưng riêng. Đèn nào bay cao nhất và sáng nhất sẽ đạt giải. Đây là trò chơi mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện tưởng nhớ hành động Đức thánh bay về trời.

- Hội chơi cờ người:

Thời gian: Chiều ngày 9/5 Âm lịch. Địa điểm: khuôn viên đền Hóa.

Bàn cờ tướng được vẽ trên một khuôn viên rộng khoảng 100m2. Mỗi người cầm một quân cờ được làm có cán sẵn để cầm, mặc trang phục tương đương với con cờ mà mình đảm nhận: Tướng quân mặc áo đỏ (đen), chân đi hài,

đầu đội mũ và được ngồi trên ngai, quân Tốt đầu đội nón dấu, áo nẹp, chân quấn xà cạp… Mỗi trận đấu diễn ra trong ba hiệp theo hình thức loại trực tiếp.

- Hội kéo co.

- Hội đấu vật.

- Hội thi thơ.

Bên cạnh những trò chơi dân gian diễn ra vào ban ngày, ban đêm, ở cả hai đền đều có hầu bóng. Dưới đây xin trích một bài hầu có từ lâu đời:

Nay bái thính hiệu thiên thiên đế Đức quốc sư trần thế ngự đền Hiển linh đệ nhất nam thiên

Tam ban Ngũ Nhạc có đền Hóa Sinh!

Huyện Chí Linh có Yên Mô xã Ở Thạch Bàn tiên đế ứng kỳ Tháng 5 mồng 8 giờ Dần

Định sinh thiên thánh dị kỳ khôi ngôi Đoàn mục thụ Yên Mô nghinh rước Về gần làng nào có bao xa

Ầm ầm nổi trận phong ba

Thiên thần biến hóa lại là hư không Cảnh đền Sinh cường phong là thế Cùng đền Hóa thuộc địa Yên Mô Nhìn lên Ngũ Nhạc Linh Từ Một giờ sinh hóa thật là anh linh Trải Đỉnh, Lê, Lý, Trần

Yên Mô phụng sự hiển linh uy cùng Hộ quốc thuật vũ điền phong

Cứu dân giúp nước trù hung bạo tàn Gần xa khắp hết mọi nơi

Kẻ đến xin dấu người thời dâng nhang Đến đời Trần, giặc Nguyên cướp nước

Giặc Phạm Nhan thế gắt ai đang Tương Trần Hưng Đạo lo lường

Tâm thành cầu khấn, mong ngài phù dân Đức thiên đế ra tong hộ quốc

Cứu vạn dân hóa phép uy hùng Đùng đùng nổi trận bắc phong Hắc vân vần vũ mịt mù tử vi Bay tầu qua núi ra đi

Âm tróc mã Đảng, cứu nguy cho Trần Thánh hiền chuyển Vũ Đằng Vân

Thu binh triệu tướng ngự về đền Quan…

Một phần của tài liệu khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w