Dạng thức “Rắn, xuống nước”.

Một phần của tài liệu khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt (Trang 57 - 59)

2. CÁC DẠNG THỨC VÀ Ý NGHĨA CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIP HÓA THÂN TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT.

2.4. Dạng thức “Rắn, xuống nước”.

Trong số 104 truyền thuyết có motip hóa thân, có 7 truyện xuất hiện dạng thức rắn, giao long và 9 truyện có dạng thức nhân vật đi xuống nước, không thấy hiện lên. Đây là hai dạng thức có biểu hiện khác nhau, nhưng có chung ý nghĩa và nguồn gốc nên được người viết xếp chung vào một nhóm.

Dạng thức hóa thành rắn, giao long được mô tả trong các truyền thuyết như “Sự tích đức Thánh Mẫu thời Hùng Vương” – khi đi qua sông Nhĩ Hà, về đến địa phận An Vệ, thấy trời đất chuyển động, đức Thánh đệ nhị hóa ra hắc xà tự nhiên biến mất, Đức Thánh cả đến Chỉ Trụ thời cũng hóa ra bạch xà tự nhiên biến mất; “Sự tích Thổ Thống và Nại nương thời Hùng Vương” – sau thấy hét to một tiếng rất dữ dội, mưa gió tối tăm, Thổ thống tướng quân biến ra con rắn dài mười trượng, nhảy xuống đáy sông rồi biến mất; “Truyện thần Câu Mang thời Hùng Vương”- Mang công bái tạ vua cha, bỗng trời đất nổi cơn mưa gió mù mịt, Mang công hóa thành con Hổ mãng xà rồi biến; “Sự tích thần Linh Lang”- Vương liền biến thành một con đại giao long, dài trên trăm thước, từ từ bò vào cái hang dưới tảng đá lớn ở giữa dinh thự, sau đó lại từ hang bò ra tới hồ Dâm Đàm mà lặn biến đi; “Truyện nàng công chúa đời Trần”- bỗng đâu trời đất tối sầm, mây mưa mù mịt, tự nhiên dồn dậy gió mưa, nước sông dâng cao, chợt hiện rắn trắng thân dài 10 trượng, rẽ nước thành luông, đón nàng Ngọc trở lại thủy cung biến mất”… Gần như ở tất cả các truyện có dạng thức này, nhân vật sau khi hóa thành rắn, hay giao long đều đi về phía nguồn nước.

Theo sách Edda, con rắn còn cổ xưa hơn cả chính các thần. Khi uống nước, rắn tạo nên thủy triều, khi vùng vẫy, nó gây ra bão. Ở cấp độ sáng tạo vũ

trụ, nó là bản thân Đại dương, mà chín vòng cuộn quấn quanh quả cầu thế giới, còn vòng thế mười, nằm lót bên dưới thế giới, làm thành con sông Styx. Là thần của nước khởi nguyên, nó là thần của tất cả các loại nước, nước chảy trên mặt đất, hay nước ở trên cao. Ngoài ra, rắn còn được cho là gần gũi với hình ảnh những con rồng nhà trời, là người cha huyền thoại của nhiều triều đại ở Viễn Đông [11,762]. Thực vậy, rắn là loài vật rất quen thuộc đối với cư dân người Việt. Nhất là rắn nước. Địa thế nhiều sông ngòi, bao phủ khắp nơi khiến cho loài động vật này trở nên đông đúc và dễ gặp. Ở một số triều đại, hình ảnh con rồng được miêu tả giống như những con rắn. Nhiều luồng ý kiến cho rằng rồng không tồn tại, chỉ có rắn mới tồn tại, cho rằng, chính rắn, hoặc một dạng cá sấu nào đó, mới là tổ tiên của người Việt. Chính những điều này đã dẫn rắn gắn liền với quan niệm về nước và được nằm cùng một nhóm với dạng thức “xuống nước mà không thấy trở lên” trong các truyền thuyết người Việt.

Nước có ba ý nghĩa tượng trưng chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy và trung tâm tái sinh. Đây là ba chủ đề thường gặp trong những truyền thuyết cổ xưa, hình thành nên những tổ hợp hình tượng đa dạng và chặt chẽ nhất. Thứ nhất, nước là khối vật chất chưa phân hóa, là hình tượng của số lượng vô cùng lớn của những khả năng diễn biến, chứa đựng toàn bộ cái tiềm tàng, cái phi hình, cái mầm mống của mọi mầm mống, tất cả mọi hứa hẹn về sự phát triển. Tại châu Á, nước là dạng thức thực thể của thế giới, là nguồn gốc sự sống, là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính thanh khiết, hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh. Là chất lỏng, nước có khuynh hướng hòa tan, nhưng là chất thuần nhất, nó có khuynh hướng liên hết và đông tụ[11,709].

Nước là vật chất khởi thủy. Nước là nguồn gốc và là phương tiện chuyển tải sự sống. Về mặt thể chất và cũng do nước là một thứ được trời cho, nước được coi là một biểu tượng phổ biến về sự phì nhiêu và sinh sản dồi dào. Người dân miền núi ở Nam Việt Nam nói nước của trời làm ra thóc lúa, họ cũng còn rất coi trọng chức năng tái sinh của nước, đối với họ, nước là vị thuốc, và là đồ uống trường sinh bất tử [11,710]. Nước, nguồn sống, thường

được biểu hiện dưới dạng tính nữ, nên còn mang ý nghĩa biểu trưng là Mẹ sản sinh. Trừ trường hợp Lạc Long Quân- thần nước và Thủy Tinh trong các câu truyện cổ của Việt Nam.

Con người được tạo nên bởi thể xác và linh hồn và được quy định bởi năm yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.Thể xác là nơi chứa đựng linh hồn. Nên theo một số dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Thái, cho rằng, linh hồn tuy không được hình thành từ nước, nhưng lại trú ẩn, và được nuôi dưỡng trong nước (thể xác), nên nếu bị thất lạc, linh hồn sẽ tìm đến các không gian nước để trú ngụ. Dân tộc Việt cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khi cho rằng, con người sau khi chết đi, phải đi dòng sông Mê - là ranh giới giữa sự sống và cái chết. Nước, vì vậy được cho là nơi gặp gỡ giữa các linh hồn và lực lượng siêu nhiên.

Tín ngưỡng thờ thần Nước của người Việt bắt nguồn từ việc sùng bái các hiện tượng thiên nhiên, trong đó có Mưa. Sự canh tác nông nghiệp sau này, phụ thuộc rất nhiều vào Nước khiến tín ngưỡng này càng lúc càng trở nên gắn bó với đời sống tinh thần của con người. Kết hợp các ý nghĩa đó của Nước, tác giả dân gian sáng tạo nên motip hóa thân mà ở đó, các nhân vật được sự hỗ trợ nào đó ( thần Kim Quy cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước đưa xuống (Sự tích An Dương Vương), con rắn xanh rẽ nước mở đường (Sự tích Nam Hải Tạo Lực đại vương) …) hoặc tự thân có phép lạ hoặc thấy dấu hiệu của trời đất nên đi xuống nước mà không thấy trở lại (Sự tích Lã Man và Bạch Tĩnh phu nhân, Sự tích Dương công và Nguyệt Tinh công chúa thời Hùng Vương…).

Một phần của tài liệu khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w