Lễ hội Chử Đồng Tử Đa Hòa.

Một phần của tài liệu khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt (Trang 79 - 86)

3. MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU.

3.1. Lễ hội Chử Đồng Tử Đa Hòa.

3.1.1. Thần tích đền Đa Hòa ( làng Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên).

“Đa Hòa xã thần tích! Hùng triều Chử Đồng Tử cập Tiên Dung, Tây Cung, nhị vị tiên nữ ngọc phả.

Đời Hùng Vương 18 truyền đến Tuệ Vương đóng đô ở Bạch Hạc, Việt Trì, quốc hiệu Văn Lang, tên đô là Phong Châu. Hoàng Hậu ( người xã Đức Quang, Hoan Châu) tên là Dương Thị Diệm, một hôm lên chơi Tam Đảo, mang hương hoa đến cầu ở đền Quốc Mẫu, nằm mơ thấy một cụ già trao cho một cô tiên nhỏ, về có thai, sinh ra công chúa sắc đẹp tuyệt trần, đặt tên là Tiên Dung. Năm 18 tuổi, công chúa không chịu lấy chồng, chỉ thích giao du. Mỗi năm 2,3 tháng, vua trang bị cho thuyền bè, đi chơi khắp các vùng sông biển. Lúc đó ở làng Đa Hòa, huyện Đng An, Khoái Lộ, đạo Sơn Nam, có nhà nho họ Chử, tên Vi Vân, người vợ là Bùi Thị Gia, sống đức độ. Một hôm mơ thấy cụ già ban cho một đứa trẻ, bà có thai rồi sinh hạ một trai thông minh tên là Đồng Tử. Năm 13 tuổi, mẹ bị bệnh chết, nhà lại bị cháy, gia tài mất sạch, chỉ còn chiếc khố vải. Khi bố chết… thường giấu mình dưới biển để xin ăn các thuyền buôn và đi câu để sống qua ngày. Lúc bấy giờ thuyền của công chúa Tiên Dung đỗ ở bên nhà họ Chử. Thấy chiêng trống vang lừng, cờ quạt rợp trời, Đồng Tử kinh sợ, tìm chỗ ẩn náu, chạy lên bãi cát tìm thấy một bụi cỏ lau liền trón vào đó, bới cát thành cái hố nằm xuống, rồi phủ cát lên trên. Được một lát, Tiên Dung lên bờ thấy bãi cát sạch sẽ, bằng phẳng liền sai thị nữ quat màn ở chỗ bụi lau để tắm. Tiên Dung dội nước làm cát trôi, để lộ Chử Đồng Tử. Trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu, công chúa cho rằng số trời đã định, liền cho gọi Đồng Tử đứng dậy. Đồng Tử sợ quá, chỉ mong chạy thoát. Tiên Dung nắm lấy tay nói: “Ta vốn không muốn lấy chồng, nay gặp chàng, thân thể đều không có gì che đậy, thực là duyên trời đã định vậy. Chàng hãy cùng ta tắm gội, ban cho quần áo rồi xuống thuyền mở tiệc, kết duyên vợ chồng”. Vua cha nghe tin rất tức giận, cho rằng, thiếu chi những người dòng dõi cao sang, hào hoa phong nhã mà lại lấy một kẻ ăn mày khốn cùng, bèn không cho công chúa về cung nữa. Đồng Tử và Tiên Dung cũng sự, không dám ở đất Đa Hòa nữa. Đồng Tử từ biệt Tiên Dung đi chu du ở ngoài

biển, gặp một cụ già khoảng 80,90 tuổi, đầu tóc bạc phơ, thân hình khỏe mạnh, đầu đội nón lá, tay chống gậy trúc vừa đi vừa hát:

“Núi thì cao mà nước thì sâu Trong cõi trần há có người tri ấm Người tri âm có thể đồng tâm, Cùng đồng tâm kết tri âm.

Kết tri âm tuy vạn dặm cũng tầm (tìm) Đã kết tri âm có núi cao trứng giám, Núi thì cao mà nước thì sâu…”

Đồng Tử nghe bài hát biết là người đắc đạo, vội đến bái mà rằng: Đồng Tử là người trần, may mắn gặp gỡ, ngàn năm có một, tình hội ngộ, không dám cho là đường đột mà chối từ. Ông lão nói: ta là người trời, khanh cũng không phải là người tục, vả lại tục thành tiên cũng không phải là khó, huống chi không phải là tục mà trở thành tiên. Khanh hãy đi theo ta, chẳng mấy chốc mà thành tiên. Đoạn rồi đưa Đồng Tử vào trong hải đảo (nay thuộc Nghệ Tĩnh, huyện Thạch Hà), ở biển có núi Quỳnh Viên, bên núi có động, trong đó có giếng đá, nước vừa ngọt vừa thởm. Tục truyền rằng, dưới thời Hùng Vương, Đồng Tử gặp ông già tên là Phật Quang ở núi này. Được truyền bí quyết, Đồng Tử đắc đạo thành tiên, nay dấu vết vẫn cnf ở đó. Ba ngày đêm, Đồng Tử học được phép tiên biến hóa. Tiên ông bèn trao cho nón, gậy trúc, một đạo thần chú và dặn: “Trở về chống gậy xuống đâu, úp nón lên trên, đọc câu thần chú thì sẽ có đủ lâu đài, vàng ngọc”. Nói xong, ông già bay lên không biến mất. Đồng Tử trở về gặp Tiên Dung, lúc đó đã qua ba năm rồi. Đồng Tử lấy phép tiên truyền lại cho Tiên Dung. Hai người đi chu du, một hôm, tới địa đầu Ông Đình, Đông An, bỗng gặp một người con gái khoảng 18,19 tuổi, sắc đẹp tuyệt trần. Tiên Dung bảo Chử Đồng Tử: Đó có phải người chàng định lấy làm vợ bé chăng? Đồng Tử mỉm cười, Tiên Dung hiểu ý, đến ní với cô gái rằng: Nàng là tiên hay là người tục chăng? Lang quân ta là người tài mạo tuyệt vời, nàng làm thiếp thật cũng xứng thay, ta tuy là con gái vua, nhưng không hề đố kỵ, không kiêu căng, ta với nàng làm chị em chẳng cũng vui lắm sao? Người con gái nói: Tôi chính là tiên nữ Tây

Cung, mà vợ chồng nàng đã học thành tiên, không hẹn mà gặp, do trời chăng hay do người? Tiên Dung nói: Do trời thôi. Rồi kết làm chị em và làm lễ giao kết với Chử Đồng Tử. Lúc đó ở ấp Ông Đình có 5,6 người chết vì dịch. Đồng Tử dùng gậy chỉ vào người chết đều sống lại. Tây Cung lấy một tờ giấy trắng, viết mất chữ đỏ rồi đốt lên, lấy tàn cho người bị bệnh dịch uống. Hàng trăm người đều khỏi cả. Già trẻ ở vùng Ông Đình kéo đến bái tạ và nhận làm tôi con. Đồng Tử thấy vùng đất này có thế rồng hổ bao quanh liền cắm gậy và úp nón lên, lập tức lâu đâì, đền miếu hiện ra. Đồng Tử trao cho dân chăm nom để đèn hương về sau. Ba người đi qua các vùng Thượng Giáp, Hạ Giáp, Kim Động, Tiên Lữ đều hóa phép ra lâu đài nhà cửa. Quan quân thấy vậy bỏ triều đình, quá nửa đến quy phụ. Nhân đó đặt tên là Châu Tự Nhiên. Tuệ Vương nghe tin cho quân đến đánh dẹp. Đồng Tử và Tiên Dung nói: Đạo làm con sao dám chống lệnh che. Nửa đêm bong nổi mưa gió, lâu đài gà chó đều theo bay lên trơi. Chỗ ở cũ biến thành đầm lớn gọi là “Nhất trạch”. Vua xa giá đến chỗ đầm lầy, thấy một nàng tiên cưỡi con hạc trắng từ trên trời xuống, đứng trong đầm vái vua mà rằng” Thần là Tây Cung tiên nữ, thay Đồng Tử và Tiên Dung đến bái mệnh cha, nói xong bay lên trời. Vua cảm động, lập tức phong cho là: Nội trạch Tây Cung công chúa, cho được hưởng phói cùng Đồng Tử và Tiên Dung, sai quân lập đền thờ ở xã Đa Hòa, những nơi ba vị đi qua, đều cho dân lập đền thờ phụng. Ba vị rất linh ứng, dân cầu gì được nấy.

Sắc phong:

- Chử Đồng Tử đại vương chí Thánh.

- Tiên Dung công chúa thượng tôn thần đẳng thiên tiên tôn thần. - Nội trạch Tây cung công chúa huyền hiệu tôn thần.”

Đây là bản thần tích bằng chữ Hán, do Hàn lâm viện Đông các học sỹ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc thứ 2 (1573), được lưu trữ trong thư viện Viện Hán Nôm, do Đỗ Thị Hảo dịch [18,59].

3.1.2. Nội dung lễ hội

Trước đây, dưới thời phong kiến, lễ hội đền Đa Hòa, tôn thờ Chử Đồng Tử- Tiên Dung là một lễ hội lớn, rất nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ.

Lễ hội xưa kia do dân của tám làng trong tổng Mễ Sở tiến hành tổ chức hàng năm vào mùa Xuân, từ ngày 12-15/3 (Âm lịch). Theo tục lệ địa phương thì làng Mễ Sở là anh cả, làng Đa Hòa là chạ trưởng, làng Hoàng Trạch là em út, con làng Nhạn Tháp, Phú Thị, Bằng Nha, Phú Trạch đều có bát hương thờ vọng Thành hoàng của làng mình tại bàn thờ công đồng trong hậu cung đền Đa Hòa.

Phần lễ:

Phần tế lễ trong lễ hội được cử hành theo nghi thức cổ truyền do các cụ đảm nhiệm. Ban tế gồm có: vị chủ tế là cụ già cao niên, trông quắc thước, phúc hậu, con cháu đuề huề. Các cụ trong vai “bồi tế”, “đông xướng”, “tây xướng” và “chấp sự”… đều mặc y phục đại lễ cổ truyền gồm quần trắng, áo dài thụng trắng, ngoài mặc áo sa tím tay thụng, chân đi hia, đầu đội mũ thêu kim tuyến có dải dài phía sau gáy. Sau khi các cụ trong ban tế đã có mặt đông đủ tại đền Đa Hòa từ tối hôm trước thì bắt đầu cử hành lễ cáo yết thần linh. Tiếng trống lệnh dóng lên một hồi thì buổi lễ bắt đầu. Vị chủ tế và các cụ trong ban tế dàn hàng lối về vị trí quy định. Lễ dâng hương được tiến hành. Cụ Đông xướng nói “cúc cúng bái” thì tất cả mọi người quỳ gối, khom lưng cúi lạy cho tới khi cụ Tây xướng hô “bình thân”.

Tiếp đó là phần đọc văn tế. Người đọc văn tế thường chọn các vị đỗ đạt, khoa bảng hoặc có chức sắc trong làng, có giọng đọc ấm, vang và rõ ràng. Người đọc văn tế quỳ trước bàn thờ, hai tay nâng giá văn (bằng gỗ mỏng sơn son thếp vàng), trên có để sẵn bài văn tế Thánh. Mỗi khi đọc đến tên các vị Thánh, người đọc cao giọng trịnh trọng, kính cẩn cúi đầu lễ, tất cả ai nấy có mặt đều cúi lạy theo là đánh một tiếng chuông… Nội dung của bài văn tế nhằm ca ngợi công đức của thánh thần và lòng thành tâm kính trọng, biết ơn của dân làng, cầu xin Ngài phù hộ cứu giúp, chở che cho chúng sinh. Cuộc đại tế lễ của dân các làng thuộc tổng Mễ kéo dài chừng hơn một giờ đồng hồ. Sau khi phần tế kết thúc, các cụ bô lão đại diện cho dân các làng và du khách vào tế lễ dâng hương, đền mở cửa suốt trong mấy ngày lễ hội để bà con tự do lễ bái, cầu xin.

Trước kia, vào ngày hội chính, dân của tám làng trong tổng tập trung tại đền của làng mình để rước Thành hoàng làng đi dự lễ hội đền Đa Hòa. Tám đám

rước từ tám ngả đổ về đền chính Đa Hòa theo trục đường chính. Khi tám đám rước này nhập lại với nhau, thành cuộc rước lớn dài hàng cây số với sự tham gia của hàng chục ngàn người. Tốp đi đầu là những người vác cờ hội to đại, phường đồng văn , phường bát âm, rồi đến tốp trai tráng mặc áo the ngắn, thắt ngang hông khăn đỏ, mang đồ khí tự. Cùng với đó là tốp các cô gái. Hai cô đi đầu, ăn mặc đẹp, gánh “lẵng Na” (hai quả na). Đòn gánh chạm đầu rồng và hoa lá sơn son thếp vàng, đung đẩy trên vai là hai trái na hoặc hai trái đào đúc đồng gọi là huyền lư, bên trong đốt hương trầm. Tám cô gái còn lại múa sênh tiền theo điệu nhạc. Các cỗ kiệu Thánh đi đằng sau hai người vác biển chữ “Tĩnh túc”- “Hồi tỵ” sơn son thếp vàng, lần lượt theo thứ tự: kiệu Thành hoàng làng Mễ Sở- Lý Phục Man tướng quân( kiệu bát cống), kiệu Thành hoàng làng Phú Thị- ba vị con gái vua Hùng gồm Thái Trương công chúa, Duyên Khánh công chúa và Thái Hiền công chúa (kiệu thất cống), kiệu Thành hoàng làng Đa Hòa, thiết Trụ, Nhạn Pháp, Bằng Nga, Phú Trạch, Hoàng Trạch, Đồng Quế. Các vị Thành hoàng đều là tướng quân nên có cả voi, ngựa theo hầu. Xen kẽ vào các cỗ kiệu còn có đội múa rồng của làng Đa Hòa, diễn lại các tích “Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Tây Cung cưỡi rồng vàng bay lên trời”, “Chử Đồng Tử trao móng rồng cho Triệu Quang Phục”… Sau khi đoàn rước kiệu của tám làng đến sân đền Đa Hòa thì các làng rước kiệu Thành hoàng làng mình, theo thứ tự vào ban thờ công đồng làm lễ tế Thánh. Tại đây đã để sẵn tám bát hương thờ Thành hoàng của tám làng tổng Mễ Sở.

• Phần hội:

Có rất nhiều trò chơi và trò diễn dân gian độc đáo được tổ chức trong lễ hội đền Đa Hòa. Trò đấu vật có sự tham gia của nhiều lò vật nổi tiếng như Hà Nội, Nam Định, Hải Dương… cùng đến thử sức đua tài. Tục truyền xưa kia, dân địa phương thường tổ chức trò đấu vật để trình diễn cho Chử Đồng Tử- Tiên Dung xem. Trò đua chải cũng được dân các làng của tổng Mễ Sở ưa chuộng. Vào dịp lễ hội, dân các làng đều lập ra một chải riêng cho mình. Mỗi chải (thuyền) có 12 tay chèo,là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng, mình trần,

đóng khố, thắt lưng xanh hoặc đỏ, do một người cầm chịch điều khiển, tục gọi là “ông Cốc”. Điểm xuất phát của các chải là từ bến Mễ, hay còn gọi là Bầy, đến chân nhà bia đền Đa Hòa. Hiện nay, tại đền Đa Hòa vẫn còn trưng bày một chiếc chải thon dài. Tục truyền, đây chính là chiếc chải tượng trưng cho đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung đổ bộ lên bãi Tự Nhiên.

Trò tục “Giáng bút” là trò độc nhất vô nhị được tổ chức hàng năm trng lễ hội đền Đa Hòa. Trò diễn này do các cụ bô lão đảm nhiệm. Họ cùng nhau ngồi vây quanh chiếc mâm đồng có đầy gạo trắng. Một cụ da dẻ hồng hào đẹp lão ngồi sát mâm, tay cầm bút gọi là Phụ bút. Bút ở đây là một cành đào ngắn. Sau tuần hương tế lễ mời Chử Đồng Tử (Tiên Ông) về giáng bút, phán bảo cho những điều huyền bí… Mọi người ngồi im lặng chờ đợi. Một lát say, người Phụ bút bắt đầu lắc lư, tay cầm bút vạch những đường nét để lại trên mâm gạo… Dựa vào những đường nét mơ hồ ấy, dân làng cùng nhau nhận diện ra các chữ (chữ Hán) rồi xếp thành câu văn có ý nghĩa, được gọi là lời Đức thánh dạy ( trò này tục giống trò diễn “lên đồng hầu bóng” trong đạo Mẫu). Tục truyền, đây là tích bắt nguồn từ việc Nguyễn Trãi nằm mộng, được Đức Thánh báo cho biết và tìm được Minh chủ là Lê Lợi. Trong dân gian còn lưu truyền bài thơ do Chử Đồng Tử giáng bút:

Cửu lai bất hướng Dạ đàm cung Vân ảnh phong sa tống sắc không Thiên khuyết cửu tiên hà xứ mịch Hảo bằng thốn niệm đạt thượng cung. Lược dịch nghĩa:

Lâu lắm không về cung Dạ Trạch Bóng mây xe gió, tất cả đều hư không Cửa trời non tiên biết đâu tìm?

Tốt hơn cứ một lòng tâm niệm sẽ đạt đến thượng giới. [18,64] Ngoài những trò tục nêu trên, ở lễ hội đền Đa Hòa còn có các trò chơi dân gian khác như đấu võ, múa gậy, đánh gậy, chọi gà và các sân khấu hát chèo do dân các làng tự diễn…

3.1.3. Nhận xét.

Lễ hội Chử Đồng Tử ở Đa Hòa đến ngày nay, tuy không còn giữ được sự quy mô như trước, nhưng thông qua hành động tái diễn hội đã cho thấy quan tâm của nhân dân ta đối với các thể loại văn hóa dân gian. Sự lưu giữ, bảo tồn các hoạt động hội như diễn tích trò “Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Tây Cung cưỡi rồng vàng bay lên trời” hay “Chử Đồng Tử trao móng rồng cho Triệu Quang Phục” cũng đã chứng tỏ được lòng tin, sự tự hào và bái mộ của nhân dân ta trước sự hóa thân và hiển linh của các nhân vật truyền thuyết. Trò “Giáng bút” mặc dù không được ghi chép cụ thể trong số những truyền thuyết được khảo sát trong công trình này cũng đã thể hiện được sự tin tưởng của nhân dân ta đối với hiện tượng “hiển linh” của nhân vật được thờ phụng.

Một phần của tài liệu khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w