MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾTVÀ LỄ HỘI.

Một phần của tài liệu khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt (Trang 74)

Nghi lễ, hội lễ là một phần của sinh hoạt văn hoá lễ hội dân gian. Nó bảo lưu và nuôi dưỡng đời sống tinh thần của các thế hệ người dân Việt Nam trong

trường kỳ lịch sử. Trong nghi lễ và hội lễ đều có một bộ phận là “lễ” và bộ phận kia là “hội”.

Theo Từ điển tiếng Việt thì “Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu một kỷ niệm, một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó” [31,96]. Khái niệm lễ này có phần chung chung. Tác giả Đoàn Văn Chúc thì định nghĩa “Lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, hư tưởng hay có thật, đã qua hay thực tại được thực hành theo nghi điển rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ”. Như vậy, khái niệm “lễ” cần phải hiểu là nghi thức tiến hành các quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu hay kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm cảm tạ, tôn vinh, thể hiện ước nguyện đối với sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, sự trợ giúp từ những đối tượng siêu nhân mà con người thực hiện nghi lễ thờ cúng. Lễ có thể hiểu bao gồm:Cách bày tỏ kính ý, lòng ngưỡng mộ với nhân vật và đối tượng được thờ cúng.Lễ vật, cống vật đề bày tỏ kính ý và lòng ngưỡng mộ với nhân vật và đối tượng thờ cúng.

Khái niệm “hội” có thể hiểu là cuộc gặp gỡ, vui chơi của số đông người trong một cộng đồng. Với “hội” thì đông và vui là hai đặc trưng, vì vậy người ta hay nói “đông như hội”, “vui như hội”. Cũng theo Đoàn Văn Chúc, thì “hội là cuộc vui chơi bằng vô số các hoạt động giải trí công cộng diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm biểu đạt sự phấn khích của công chúng dự lễ”. Tuy nhiên, khi khái niệm “lễ” đi cùng khái niệm “hội” thì lễ hội hay hội lễ không phải là hai khái niệm thuần tuý được ghép lại. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của GS Ngô Đức Thịnh khi ông cho rằng “Lễ hội là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần lễ và phần hội) một cách tách biệt như một số học giả đã quan niệm mà nó hình thức trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử, hay một vị thần linh nghề nghiệp, thần linh huyền thoại…) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá phát sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ,

chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp” [31,55]. Như vậy, khi “lễ” đi liền với “hội” thì lễ hội là một tổng thể nghi lễ và trình diễn văn hoá không thể chia tách, ngược lại chúng hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau để làm nổi rõ quan niệm và tâm linh của cộng đồng về những gì người ta tín ngưỡng. Lễ là phần phản ánh thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo, còn hội là phần đời, là tập hợp những trò vui chơi giải trí, nhưng gắn chặt với phần lễ như một loại ma thuật giao cảm, là những mã văn hoá được biểu hiện ra trong các lễ hội của cộng đồng.

Trong quan hệ giữa văn học dân gian (đặc biệt là truyền thuyết) thì truyền thuyết có vai trò giải thích cho nghi lễ, lễ hội. Nó làm cho lễ hội có nội dung sinh động, cụ thể, tăng thêm sinh khí. Truyền thuyết khiến cho sinh hoạt tín ngưỡng diễn ra trong lễ hội không phải chỉ thể hiện tính cộng đồng mà còn là sự cộng cảm. Họ không chỉ quan tâm đến các hành động lễ hội mà còn mang cả niềm tự hào về nhân vật được tôn vinh và tổ chức lễ hội, niềm hứng khởi về sự bền vững của cộng đồng được bồi đắp bởi những con người có chung cội rễ. Vì vậy, nếu không có những truyền thuyết dân gian lưu truyền cùng với nghi lễ, lễ hội thì việc tổ chức nghi lễ, lễ hội sẽ chỉ là những hoạt động tín ngưỡng đơn thuần diễn ra hàng năm mà những người hậu sinh không hiểu tại sao trong lễ hội người ta lại làm những hành động như vậy.

Truyền thuyết còn đóng vai trò lưu giữ các lịch biểu về nghi lễ, hội lễ của các địa phương và tình cảm thắm thiết cùng ấn tượng sâu xa mà lễ hội mang lại.

Những câu ca dao, tục ngữ khá phong phú ở các địa phương đã giữ vai trò làm người dẫn đường, người chỉ dạy cho cộng đồng ghi nhớ những các mốc quan trọng của lịch sử địa phương, thời gian tổ chức nghi lễ, hội lễ và tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của mỗi người dân hướng về ngày kỷ niệm chung đó.

Dù ai buôn đâu bán đâu,

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

(Lịch lễ hội Chọi trâu, Đồ Sơn, Hải Phòng)

Ai ơi mồng chín tháng tư, Không đi hội Gióng cũng hư mất đời

(Nhắc lịch hội Gióng, Gia Lâm, Hà Nội)

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy Vui thì vui vậy, chằng tày giã La

(Nhắc ấn tượng vui vẻ về giã hội làng La, Hoài Đức, Hà Tây)

Hội chùa Thầy có hang Cắc có Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy

(Nhắc ấn tượng về hội chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Tây)

Ngược lại, nghi lễ, hội lễ giữ vai trò nuôi dưỡng, bảo lưu, gìn giữ văn học dân gian. Lễ hội, nghi lễ diễn ra hàng năm, mỗi lần như vậy các tác phẩm dân gian dường như lại được hâm nóng lại, được nhắc nhở thêm làm cho người ta không thể quên. Cùng với nghi lễ, hội lễ lai lịch nhân vật (qua những câu chuyện kể) được thờ cúng và tổ chức tưởng niệm, được khắc sâu hơn trong lòng mỗi người dân sống trong cộng đồng và những người tham gia lễ hội. Các hành động hội được lý giải gắn liền với hành động của nhân vật được thiêng hoá khiến cho sức sống của truyền thuyết và của nhân vật truyện càng mạnh mẽ và bền lâu. Chẳng hạn, trong lễ hội Phết ở Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) người ta luôn kể chuyện rằng, công chúa Thiền Hoa một nữ tướng của Hai Bà Trưng luyện quân rất nỗ lực, sợ quân sĩ mệt mỏi, thỉnh thoảng bà cho quân nghỉ, chơi trò đánh phết để mọi người vui vẻ, tăng cường sức mạnh. Thực ra trò chơi này có trước cả sự kiện Thiều Hoa luyện quân ở thời Hai Bà Trưng (khoảng năm 40 SCN), bởi đánh phết là một hành động ma thuật tôn sùng mặt trời. Quả phết được sơn màu đỏ (màu của mặt trời), người đánh phết đứng theo hướng đông- tây (đường đi của mặt trời), lỗ phết được đào ở hai phía của hai đội, nhưng hai bên đều cố gắng để đưa được quả phết rơi trúng vào lỗ của đội mình. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý tự nhiên khá đặc biệt của nước ta nên trong lịch sử Việt Nam thì lịch sử chống ngoại xâm đặc biệt nổi bật, do quá trình biến thiên của lịch sử, lớp lịch sử tự nhiên bị mờ đi, phủ lên trên là lớp lịch sử suy tôn người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm. Người ta ít biết về tín ngưỡng tôn sùng mặt trời mà chỉ biết đến câu chuyện về nữ tướng Thiều Hoa luyện quân. Điều này cho thấy, khi tổ chức lễ hội có thể người ta chỉ chọn một số chi tiết, sự kiện cơ bản tiêu

biểu liên quan đến nhân vật được thờ phụng, sử dụng một phần tích truyện để tái hiện lại. Việc sử dụng, lựa chọn chi tiết nào, phần nào tích truyện của truyền thuyết là do quan điểm, tư tưởng của nhân dân ở mỗi địa phương.

Có thể nói, cả văn học dân gian và nghi lễ, hội lễ đều nương tựa nhau tồn tại và có sức sống lâu bền, tạo nên diện mạo văn hoá đặc sắc Việt Nam. Khác với nhiều nước hiện nay, nghi lễ vẫn được tiến hành còn hội lễ chỉ tồn tại trong quá khứ. Ở Việt Nam hội lễ vẫn đang tồn tại ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tính ra, mỗi năm 365 ngày Việt nam có đến hơn 8000 lễ hội, trung bình mỗi ngày cả nước có đến hơn 20 lễ hội. Cao nhất là quốc lễ (lễ hội giỗ Tổ Vua Hùng Vương), sau đó là các lễ hội diễn ra ở các tỉnh, các huyện, các làng hay cụm làng. Các lễ hội mùa vụ, các lễ hội tôn giáo và lễ hội lịch sử có thể diễn ra hàng năm và mang nhiều biểu tượng văn hoá Việt Nam sống động, sâu xa. Các loại hình văn hoá được tích hợp trong lễ hội vừa làm tăng thêm niềm cộng cảm, tính cộng đồng, vừa thể hiện đời sống tâm linh sâu xa, phong phú.

Một phần của tài liệu khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w