Sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội trong quản lý đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 28 - 43)

hội trong quản lý đơ thị

Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua hoạt động chủ yếu như: (1). Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với quá trình quản lý nhà nước; (2). Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý. Cụ thể:

- Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý đô thị thông qua hoạt

động giám sát và phản biện xã hội đối với quá trình quản lý đơ thị

Có nhiều cách hiểu khác nhau về giám sát xã hội, cuốn Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh giải thích: “Giám sát là xem xét và đàn hạch” [1, tr.154]. Theo quan niệm này thì giám sát là xem xét, kiểm tra ngồi ra đối tượng bị giám sát phải chịu sự chất vấn của chủ thể giám sát. Còn trong Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: “Giám sát là theo dõi, kiểm tra việc thực hiện

nhiệm vụ” [62, tr.728]. Trong khoa học hành chính thì: “Giám sát dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, tòa án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý xã hội” [23, tr.217]. Quan niệm của khoa học hành chính thì hoạt động giám sát có phạm vi rất rộng, bao gồm hệ thống giám sát trong nội của bộ máy nhà nước và hệ thống giám sát nằm ngoài bộ máy nhà nước.

Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, nghĩa của từ giám sát là “phải đứng ngồi mà nhìn nhận” mà khơng ở trong nội bộ của phân hệ trong cơ quan nhà nước. Sự giám sát đó phải: “Có khả năng giám sát tồn bộ hệ thống quyền lực”, giám sát nằm ngoài hệ thống của quyền lực nhà nước, nghĩa là giám xã hội đối với quyền lực nhà nước. Việc giám sát đó: “phải có tính độc lập và phải bảo đảm yêu cầu khách quan” [51, tr.7]. Giám sát là

theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người đối với cá nhân, tổ chức, cộng đồng người khác trong lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quyền, nghĩa vụ cùa cơng dân, của tổ chức chính trị-xã hội và kiến nghị phát huy, ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với cá nhân, tổ chức có những hành vi sai trái [11, tr.184].

Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhưng nội hàm của giám sát có những điểm chung: là theo dõi, xem xét, quan sát của một chủ thể với một đối tượng nào đó bị giám sát. Như vậy, có thể đưa ra quan niệm như sau: Giám sát là theo dõi, xem xét hoạt động của chủ thể có thẩm quyền thể hiện tính chủ động, liên tục, thường xuyên và tác động bằng các biện pháp tích cực nhằm hướng hoạt của khách thể (đối tượng) thực hiện đúng những điều đã quy định. Từ thực tiễn và lý luận có thể hiếu tất cả các hoạt động giám sát có những điểm chung như sau:

- Giám sát xác định mối quan hệ giữa chủ thể giám sát và đối tượng (khách thể) của giám sát không nằm trong một phân hệ; hệ thống, mà ở bên

ngoài của phân hệ; hệ thống.

- Giám sát là theo dõi, xem xét hoạt động của chủ thể thực hiện những quy định đúng hay sai. Vì vậy, hoạt động giám sát có chủ đích nhằm hướng đối tượng hoạt động đúng phải thực hiện đúng những quy định và thực hiện những giải pháp do chủ thể giám sát đề ra

- Giám sát xác định rõ nội dung, phạm vi giám sát giữa chủ thể giám sát với khách thể của giám sát.

- Nhằm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả, chủ thể giám sát bao giờ cũng có quyền hạn nhất định (được quy định trong pháp luật, điều lệ) đối với đối tượng chụ sự giám sát.

Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước nói chung và trong QLNN nói riêng nhằm mục đích làm cho quyền lực nhà nước được thực thi một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất, đạt mục đích cao nhất. Giám sát khơng phải làm cho quyền lực nhà nước kém hiệu năng, mà trước hết tạo điều kiện cho chủ thể QLNN sẽ hoạt động một cách hợp lý, đúng đắn, phù hợp với sự vận động khách quan, đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi hiện thực của con người và xã hội. Trong tiến trình giám sát xã hội nhằm chủ động phịng ngừa, ngăn chặn lạm dụng quyền lực nhà nước; khơng đưa nhà nước, cơ quan quyền lực nhà nước, con người trong bộ máy nhà nước đi đến chỗ độ tài, chuyên chế.

Mặc dù quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân ủy quyền cho nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước, nhưng trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước khơng phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, vì tính chủ quan, q trình nhận thức, nắm bắt chưa phản ánh đúng đắn. Do đó, giám sát xã hội bảo đảm cho các chính sách, pháp luật của nhà nước phản ánh đúng, phù hợp với ý chí nguyện vọng của quảng đại quần chúng nhân dân.

Mặt khác, trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, cơ quan QLNN có những thơng tin, nhưng nhân dân khơng có hoặc phải bỏ chi phí mới có được thơng tin. Cơ quan nhà nước có thể sử dụng những thơng tin một cách

có lợi cho bản thân mình, có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhân dân. Thực trạng, những năm qua đã nổi lên những vấn đề quan liêu, tham nhũng, độc quyền đứng trên xã hội và khả năng định hình một tầng lớp thư lại ngay trong nhà nước cách mạng, tình trạng mất đồn kết vì tư lợi, hối lộ, tham nhũng diễn ra ở mức độ ngày càng trầm trọng. Khả năng vượt quyền, lạm quyền đối với việc thực thi quyền lực nhà nước. Việc lạm dụng quyền lực của quan chức là một trong những nguyên chủ yếu làm cho quyền lực chân chính của nhân trở thành quyền lực của một số người, của một nhóm người. Giám sát xã hội để nhằm khắc phục tình trạng vượt quyền, lạm quyền, vừa để giúp cho việc quản lý xã hội đúng đắn, vừa ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực quan chức nhà nước một cách tự nhiên.

Như vậy, mục đích của giám sát đối với việc QLNN nhằm bảo đảm cho việc dự thảo chính sách, pháp luật phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân, giúp cho việc quản lý, điều hành một cách khoa học, khắc phục hạn chế lạm quyền, hành vi vượt quá giới hạn pháp luật của mỗi chủ thể trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Mặt khác, giám sát là điều kiện, tiền đề khách quan cho việc củng cố kỷ cương, kỷ luật, pháp chế trong quá trình tiến hành QLNN. Đồng thời, trong quá trình giám sát tìm ra những nguyên tắc bất cập của thể chế nhà nước và ngay trong các thể chế hoạt động giám sát, nhằm hoàn thiện cơ chế, thể chế và hình thức giám sát, bảo đảm cho q trình xây dựng, hồn thiện NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Hiện nay có hai hệ thống giám sát khác nhau: Giám sát bên trong bộ máy nhà nước và giám sát xã hội.

Thứ nhất, giám sát trong hệ thống bộ máy nhà nước (tự giám sát), thể

hiện tính quyền lực nhà nước. Chủ thể giám sát có thẩm quyền ban hành mệnh đối tượng bị giám sát phải thực hiện mệnh lệnh. Giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm giám sát của Quốc hội và HĐND đối với các cơ quan nhà nước, giám sát của cơ quan hành chính trong hệ thống bộ máy hành

chính nhà nước, giám sát của cơ quan tư pháp trong hệ thống bộ máy của cơ quan tư pháp, giám sát của những người quản lý trong các cơ quan nhà nước thực hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ hai, giám sát xã hội (của nhân dân) có nhiều tổ chức, cá nhân giám

sát khác nhau: giám sát của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, giám sát của cá nhân đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước. Ở cấp độ này, giám sát chỉ có quyền yêu cầu kiến nghị, đề nghị với đối tượng giám sát, song khơng có quyền xử lý. Nghĩa là, việc tiếp thu, xử lý nhũng vấn đề để điều chỉnh, sửa đổi hay khơng phụ thuộc cơ quan nhà nước, vì vậy giám sát xã hội khơng mang tính quyền lực nhà nước. Mặc dù khơng có quyền can thiệp, xử lý hoạt động của cơ quan , cán bộ, công chức nhà nước, nhưng việc giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước rất quan trọng.

Khác với các hình thức giám sát bên trong (giám sát thực hiện bởi các cơ quan quyền lực nhà nước), sự tham gia giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với các cơ quan quản lý nhà nước thường khơng mang tính quyền lực nhà nước. Đặc trưng cơ bản này, nói lên sự khác biệt giữa giám sát của nhà nước với giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động giám sát nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện do các chủ thể phi Nhà nước nên khơng mang tính quyền lực nhà nước. Bởi lẽ, hình thức giám sát này khơng thể hiện tính quyền lực nhà nước. Tức là không phải do cơ quan quyền lực nhà nước thực thi quyền giám sát, phương thức khơng mang tính quyền lực mà thể hiện tính xã hội dưới hình thức theo dõi, phát hiện, đánh giá, nhận xét, phản biện, kiến nghị. Còn giám sát của các cơ quan nhà nuớc được thực hiện theo một thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Hiến pháp, pháp luật quy định một cách chặt chẽ.

Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc quản lý nhà nước khơng mang tính quyền lực, nên chỉ có quyền đề nghị, kiến nghị, khiếu

nại các cơ quan nhà nước, những người có liên quan, việc chấp hành, hay không chấp hành, làm hay không làm những điều cần thiết, khơng có quyền đưa ra quyết định, chỉ thị bắt buộc thi hành đối với cơ quan nhà nước và những người có chức vụ trong cơ quan nhà nước. Do đó, hệ quả pháp lý của giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực hiện quản lý nhà nước, khơng mang tính pháp lý, khơng có tính bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước, khác với hệ quả pháp lý giám sát nhà nước bắt buộc thi hành. Do vậy, hoạt động này chỉ mang tính hỗ trợ cho cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước

Hiệu quả của giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội khơng mang tính trách nhiệm pháp lý, khơng xử lý trực tiếp, mà chủ yếu đề đạt, kiến nghị với Nhà nước trong tiến trình thực hiện QLNN. Do tính chất giám sát mang tính xã hội nhằm tạo ra dư luận xã hội, tạo ra tiếng nói của cơng luận là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ, chủ động phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, làm thay đổi, sử đổi, bổ sung và xử lý các hành vi vi phạm đối với cơ quan, cán bộ, công chức trong việc thực hiện QLNN.

Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động QLNN qui tụ được nhiều chuyên gia, các đại biểu tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân có trình độ chun môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội trước hết giúp cho cơ quan nhà nước, những người có chức vụ trong cơ quan nhà nước phát hiện những hành vi quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, hách dịch cán bộ cơng chức nhà nước, thơng qua đó đề nghị, kiến nghị xử lý và áp dụng những biện pháp giáo dục pháp giáo dục, kiểm tra, xử lý những cán bộ, cơng chức sai phạm, thối hóa, biến chất, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước.

Nhà nước Việt Nam là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân ủy quyền

cho Nhà nước nhằm thực thi quyền lực quyền lực, Nhà nước khơng chỉ là nhà nước giai cấp, mà cịn là nhà nước của cộng đồng, của nhân dân. Là một nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nếu khơng có phương thức giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện quyền lực, thì đó khơng phải nhà nước của nhân dân. Vì vậy, giám sát của nhân dân (xã hội) đối với quyền lực nhà nước, nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước phục vụ nhân dân tốt hơn, hiệu quả hơn, khoc học hơn, điều chỉnh các quan hệ xã hội bảo đảm trận tự trong xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng nhân cơng dân.

Đối tượng chịu sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội rất rộng. Trong QLNN thì đó là các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan chấp hành và điều hành) là đối tượng giám sát. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, là một bộ phận thực thi quyền lực nhà nước đưa chính sách, pháp luật vào đời sống xã hội. Vì vậy, quyền, lợi ích và nghĩa vụ của nhân dân hàng ngày, hàng giời liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp của tổ chức và cơng dân. Nên quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân có được thực hiện hay khơng, được bảo đảm hiện thực trên thực tế hay khơng? cịn phụ thuộc rất lớn đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Thẩm quyền của cơ quan hành chính rất rộng lớn, bao gồm điều hành tổ chức, hoạt động hệ thống nội vụ của cơ quan nhà nước và bảo đảm, bảo vệ quyền hợp pháp của công dân, tổ chức. Bản thân quyền hành pháp có thẩm quyền ban hành văn bản lập quy, giải quyết các yêu cầu liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan QLNN; giải quyết các tranh chấp hành chính, kiểm tra, thanh tra đố với việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cơng dân phịng ngừa, ngặn chặn, xử phạt, cưỡng chế hành chính. Do hệ thống cơ quan hành chính có thẩm quyền quản lý rộng, bao trùm phạm vi trong phạm vi một quốc gia, tác động có tính quyền lực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, nguy cơ lạm quyền, quan liêu, hách dịch cửa quyền, tham

nhũng, lãnh phí rất lớn. Nên phải có cơ chế giám sát bằng quyền lực nhà nước hữu hiệu để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sự lạm quyền hoặc lẫn tránh trách nhiệm.

Về nội dung giám sát. Giám sát việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước là một chức năng cơ bản, nhiệm vụ rất quan trọng của các tổ chính chính trị-xã hội. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, quyền giám sát được quy định trong những văn kiện của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của MTTQ Việt Nam, theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì: “MTTQ Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu cơ quan dân cử và cán bộ công chức nhà nước”. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp có thể hiểu rằng giám sát xã hội đối với việc QLNN là giám sát mọi hoạt động của cơ quan QLNN trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, với phạm vi giám sát rộng, bao trùm mọi lĩnh vực QLNN như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục…

Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội trong QLNN được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với các cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w