Hoàn thiện các quy phạm pháp luật về sự tham gia quản lý đô thị của các tổ chức chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 73 - 77)

đơ thị của các tổ chức chính trị - xã hội

Trong bối cảnh xây dựng NNPQ, Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, với tư cách là công cụ quan trọng hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đây là yêu cầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, để tham gia

có hiệu quả vào quản lý đơ thị địi hỏi cũng phải có khn khổ pháp lý quy định cụ thể về sự tham gia này. Trước hết, đó là các quy định pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các tổ chức này, quy định về những cơng việc được phép tham gia (giới hạn), hình thức tham gia, trách nhiệm phối hợp, giải trình của các cơ quan nhà nước quản lý đơ thị khi có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội. Nhà nước cần phải cam kết tôn trọng và thực hiện trong thực tế các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, phản ánh được các mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, nhu cầu khách quan của đời sống xã hội và tạo ra môi trường hoạt động tư do, sáng tạo cho cơng dân.

Trước hết, đó là các qui định của pháp luật về quy định về địa vị pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội khi tham gia quản lý đô thị. Hiện nay, sự tham gia quản lý đô thị của các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự rõ ràng. Sự tham gia này mới chỉ được ghi nhận ở mức độ chung (các quyền trong Hiến pháp) mà chưa được thể chế thành các quy định cụ thể. Mặt khác, các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của MTTQ nên việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định thường phải thông qua MTTQ. Các tổ chức chính trị - xã hội chưa có khn khổ pháp lý rõ ràng, đủ tư cách để tham gia vào QLNN nói chung và quản lý đơ thị nói riêng. Do đó, trong thực tế việc tham gia này còn tùy thuộc vào sự “thiện chí” của các cơ quan quản lý. Vì vậy, trước hết để đẩy mạnh sự tham gia một cách có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội vào QLNN nói chung và quản lý đơ thị nói riêng thì phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật quy định về vai trị, địa vị pháp lý, hình thức, nội dung, phương pháp tham gia quản lý của 05 tổ chức chính trị - xã hội.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung này thì việc hồn thiện các qui định pháp luật cần phải được bắt đầu từ sửa đổi các qui định của Hiến pháp. Để đảm bảo quyền dân chủ cho người dân, Hiến pháp cần qui định một cách đầy đủ vị trí của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Ngồi ra, cần phải

nhanh chóng sửa đổi các quy định luật, tập trung vào việc rà soát các qui định dưới luật, của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội qui định về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trái với các qui định của Hiến pháp và pháp luật.

Cùng với việc rà sốt đó, trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, chúng ta cần phải ban hành nhiều đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc việc tham gia QLNN của các tổ chức chính trị - xã hội. Trong nhiều năm vừa qua, chúng ta đã ban hành nhiều đạo luật nhằm cụ thể hoá các qui định về vấn đề này, hoạt động này đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý cho việc mở rộng dân chủ mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, trên nhiều vấn đề, đặc biệt là các qui định pháp luật về việc giám sát của công dân đối với Nhà nước, về quyền tự do thơng tin, lập hội, hội họp… vẫn cịn khơng ít khoảng trống pháp lý. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, vấn đề dân chủ càng được đòi hỏi ở một mức độ cao hơn, chính vì vậy, cần phải có cách nhìn mới hơn về dân chủ, mà trong đó việc mở rộng các quyền dân chủ là trọng tâm. Chính vì vậy, việc ban hành các đạo luật cụ thể qui định các quyền tự do dân chủ cho cơng dân trong tình hình hiện nay đang đặt ra hết sức cần thiết.

Bên cạnh việc hoàn thiện các qui định pháp luật về quyền tự do, dân chủ, Đảng và Nhà nước cũng cần thực hiện chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện tốt các qui chế dân chủ ở cơ sở đã ban hành. Hiện nay, trong bối cảnh giám sát đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước với nhiều chủ thể tham gia giám sát. Nhưng mỗi chủ thể có vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền giám sát khác nhau, nên nội dung, hình thức, phương thức giám sát khác nhau, do đó hệ quả giám sát cũng khác nhau. Do đó, nhằm tránh trùng lắp, mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở trong quá trình thực thi quyền giám sát của mỗi chủ thể. Đồng thời phát huy tối đa quyền năng của mỗi chủ thể trong q trình giám sát có hiệu quả, khoa học và hữu hiệu.

Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng ban hành Luật giám sát xã hội đối với

việc thực hiện quyền lực nhà nước, trên cơ sở kế thừa, đúc kết kinh nghiệm

thực tiễn các luật, pháp lệnh, Nghị định hiện hành, bao gồm: Luật Mặt trận Tổ quốc, Luật Cơng đồn, Luật Thanh niên, Pháp lệnh quy chế dân chủ cơ sở, Nghị định về tổ chức, hoạt động và lập hội, Nghị định thanh tra nhân, Quyết định của Thủ tướng chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám sát xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Mặc dù chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 1998 về kế hoạch xây dựng pháp lệnh về tổ chức giám sát của nhân dân, nhưng cho đến nay chưa ban hành được. Trong đó xác định cụ thể về các loại chủ thể, nhất là chủ thể Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân, thẩm quyền, phạm vi, nội dung, hình thức, phương pháp và hậu quả giám sát xã hội.

Tăng cường giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự liêm khiết của nhà nước, của cán bộ, cơng chức nhà nước, là mắt xích quan trọng trong khoa học quản lý nhà nước. Giám sát về việc tuân thủ và chấp hành chính sách, pháp luật, các quyết định của Nhà nước, bảo đảm sự thông suốt, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước. Phải khai thác vận dụng đầy đủ các biện pháp giám sát việc chấp hành pháp luật, tích cực triển khai giám sát liêm chính và giám sát hiệu quả, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, hối lộ, vô trách nhiệm

Giới hạn quyền lực và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước; sự phối hợp giữa cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước với giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước; trong đó quy định về quyền tiếp cận thơng tin, vai trị của báo chí, dư luận xã hội, nhằm bảo đảm hiệu quả giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước. Mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đẩy mạnh cơng cuộc xây dựng nền chính trị xã hội chủ nghĩa, phát huy tính tích cực của quần chúng, các tổ chức xã hội, phát huy vai trò làm chủ và tác dụng giám sát của nhân dân đối với Nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w