Hoàn thiện các cơ chế phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 80 - 90)

chức chính trị - xã hội trong quản lý đơ thị

Nếu khơng có sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội thì sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào quản lý đơ thị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả khơng cao, thậm chí khơng thể thực hiện được. Thực tế thành phố Thanh Hóa trong những năm

vừa qua cho thấy hiệu quả sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào quản lý đơ thị chưa cao xuất phát từ việc thiếu tính chủ động trong tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội.

- Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ

quan dân cử trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội

Để sự phối hợp này có hiệu quả, trước hết cần phải đổi mới hình thức giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội thơng qua việc các đại biểu dân cử tiếp xúc với cử tri. Cùng với các hoạt động giám sát, phản biện trực tiếp thì thơng qua các hoạt động như chất vấn trong kỳ họp, tiếp xúc cử tri… của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội cần đưa ra tiếng nói của mình. Hoạt động này là hết sức cần thiết, vì nó được sự chuyển tải qua nhiều kênh thông tin đại chúng thu hút được sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, trong bối cảnh khuôn khổ pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội chưa được hồn thiện thì với tư cách đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các ý kiến giám sát, phản biện qua hình thức này là cần thiết.

Để hình thức này có hiệu quả địi hỏi thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội ln ln phải có mối liên hệ mật thiết với cử tri. Đại biểu dân cử có phản ánh được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân vào các quyết sách của cơ quan quyền lực nhà nước, có hồn thành sứ mệnh đại diện của mình hay khơng phụ thuộc vào việc các đại biểu dân cử có giữ được mối liên hệ chặt chẽ với người đã bầu ra mình hay khơng phụ thuộc vào chất lượng việc tiếp xúc cử tri. Các đại biểu là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội cần tăng cường tiếp xúc cử tri, trở thành cầu nối giữa cử tri với cơ quan nhà nước thơng qua các hình thức tiếp xúc cử tri như: Hội nghị tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp và tại địa phương nơi tại đại biểu ứng cử, hoặc theo nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu quan tâm; tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng

của cử tri.

Khắc phục phương thức tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri như hiện nay vai trò của đại biểu trở nên khá mờ nhạt, các cuộc tiếp xúc cử tri khá nhàm chán, nặng về tính hội nghị và khơng khí đối thoại, tranh luận giữa các đại biểu với cử tri khá hiếm hoi, có trường hợp cử tri phát biểu khá gay gắt, khơng có lợi cho chính quyền địa phương thì bị cho dừng khơng được phát biểu. Mặt khác hiệu quả tiếp xúc cử tri còn phụ thuộc rất nhiều các ý kiến, kiến nghị của cử tri có được giải quyết hay không, hầu như đại biểu và cử tri không biết được nội dung biên bản tiếp xúc cử tri như thế nảo. Đó là chưa kể, hầu hết cử tri tham gia các cuộc tiếp xúc hiện nay là “cử tri đại diện”. Điều này thể hiện ở chính các văn bản quy định, hướng dẫn quy chế về nội dung, hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử khơng có sự phân định rạch rịi giữa tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Vì vậy, nội dung kiến nghị tại các cuộc họp tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội và HĐND khá giống nhau.

Phải quy định chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể hơn và phân định rõ trách nhiệm của đại biểu dân cử là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động ở các cơ quan dân cử, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc hợp cac báo cáo ý kiến, kiến nghị đã trình bày, cũng như theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước. Thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp giữa đại biểu dân cử là thành viên các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trong việc giải đáp các kiến nghị của cử tri. Những vấn đề này địi hỏi phải có khn khổ pháp lý quy định về công tác tiếp xúc cử tri gắn trách nhiệm của đại biểu với việc theo dõi, đôn đốc, giải quyết các kiến nghị của cử tri, để đại biểu thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm trước của đại biểu dân cử tiếp xúc cử tri mới có hiệu quả.

thành viên các tổ chức chính trị - xã hội, cần quan tâm một số vấn đề sau:

- Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội với Uỷ ban Trung ương MTTQ trong việc tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri. Đại biểu dân cử phải trở về đúng với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của người đại diện là chủ trì đối thoại, giải trình, ghi nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, thẩm thấu được tâm tư, nguyện vọng của những người đã ủy quyền cho mình và theo dõi, đơn đốc giải quyết các kiến nghị của cử tri.

- Đẩy mạnh việc các đại biểu là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tiếp xúc cử tri theo giới, ngành nghề, đối tượng có chun mơn sâu. Tùy theo đối tượng tiếp xúc để đưa ra những chủ đề nhất định định hướng tiếp xúc cử tri, nhằm ghi nhận, tiếp thu những kiến nghị chuyên sâu. Những chủ đề đó bao gồm những vấn đề đó liên quan đến liên quan đến kinh tế - xã hội, có ý nghĩa về chính trị - xã hội, những vấn đề bức xúc đang được đông đảo cử tri quan tâm, sẽ thu được những ý kiến đóng góp thiết thực.

Trong NNPQ nhân dân vừa có quyền tham gia thành lập cơ quan nhà nước, vừa có quyền tổ chức giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của cơ quan nhà nước trong quá trình thực thi pháp luật để quản lý xã hội. Trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân tinh thần sáng tạo và bằng chính nỗ lực của mỗi người, mỗi tập thể, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Để cho mục tiêu đó trở thành hiện thực và di vào cuộc sống, thì mọi chính sách, pháp luật nhà nước và của từng địa phương phải dựa trên cơ sở dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của các cấp chính quyền. Để cho cơng tác kiểm tra, giám sát các cấp, các ngành và địa phương có hiệu quả trong đó các cơ quan giám sát, kiểm tra của nhà nước và giám sát của nhân dân ở các cấp phải độc lập, nhưng có sự kết hợp với vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát do các cơ quan nhà nước thực hiện theo thẩm quyền là

cần thiết, nhưng giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên khơng kém phần quan trọng.

Để phát huy vai trị giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội một trong những hình thức hữu hiệu là sự phối kết hợp giữa đoàn giám sát của Quốc hội, HĐND với các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra để thực hiện quyền giám sát của mình trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước. Bởi lẽ, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ bảo đảm tính độc lập, khách quan, trung thực, vơ tư trong quá trình giám sát đối với cơ quan nhà nước và cán bộ, cơng chức, góp phần nâng cao chất lượng giám sát của cơ quan quyền lục nhà nước, và kết luận kiểm tra, giám sát, phát hiện, kiến nghị xử lý những gì chưa đúng cần phải sửa chữa, xử lý những hành vi, vi phạm pháp luật đối với cơ quan nhà nước cán bộ, công chức nhà nước.

Thơng qua hình thức phối kết hợp đồn giám sát của Quốc hội, HĐND, các tổ chức chính trị - xã hội có điều kiện đi sâu, đi sát nhân dân để lắng nghe ý kiến phản ánh của mọi tầng lớp nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước. Nắm bắt được quá trình thực thi pháp luật, trên cơ sở đó đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật sát hợp với thực tế và tìm hiểu về am hiểu pháp luật của nhân dân, trên cơ sớ đó có biện pháp chương trình thực hiện việc tuyền truyền, giáo dục pháp luật đúng đối tượng, đúng yêu cầu, mong muốn của nhân dân.

Nhằm nâng cao hình thức giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên, nên sửa đổi Luật MTTQ có quyền thành lập đồn giám sát đối với những nơi người dân bức xúc vì lợi ích chính đáng hợp pháp của của đại đa số nhân dân, khiếu nại đông người. Nhằm giải quyết những vấn đề tận gốc những bức xúc khiếu nại của nhân dân và giải tỏa những ách tắc quan hệ giữa người dân với chính quyền địa phương. Và tránh trường hợp khi người dân tụ tập đơng người lúc đó cơ quan nhà nước mới yêu cầu MTTQ và các tổ chức

chính trị - xã hội tham gia cùng giải quyết các kiến nghị của nhân dân.

Như vậy, nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội thì cần thiết đổi mới hoạt động, phối hợp để thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, nên tạo cơ chế để thực hiện sự phối hợp và thống nhất hành động giữa chức năng giám sát của cơ quan nhà nước và chức năng giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, trên cơ sở đó phát huy và tập hợp trí tuệ của tồn dân để xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh.

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, đảng viên nơi cư trú. Đây là một trong những hình thức phối hợp quan trọng để nâng cao chất lượng sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào cơng tác QLNN. Năm 2006, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số: 05/2006/NQLT- CP-UBTWMTTQVN, ngày 21/4/2006 về việc ban hành Quy chế “Mặt

trậnTổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư”. Nội dung của quy chế tập này trung vào việc phát hiện, kiến nghị, xử lý những cán bộ, cơng chức, đảng viên có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy dịnh của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, thu chi các khoản quỹ; thiếu tinh thần trach nhiệm phục vụ nhân dân, sách nhiễu, gây phiền hà dân khi giải quyết các công việc của nhân dân. Ngồi ra quy chế cịn quy định việc giám sát kê khai nhà, đất, tài sản của cán bộ, công chức, đảng viên cư trú ở khu dân cư nhưng công tác ở nơi khác.

Quy chế quy định về hình thức giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội qua việc nhận đơn giám sát, phản ánh ý kiến trực tiếp của nhân dân, hội viên, đoàn viên (Điều 5), Ban thường trực Uỷ ban MTTQ cấp phường, xã tổng hợp đơn giám sát, ý kiến phản ánh trực tiếp của nhân dân, của các tổ chức thành viên, phân loại xử lý, báo cáo với Thường vụ Đảng ủy cấp xã

trước khi chuyển đơn giám sát và kiến nghị đến tổ chức có liên quan xem xét, giải quyết và trả lời và trả lởi Ban thường trực Uỷ ban MTTQ cấp phường, xã.

Như vậy, quy chế về hình thức MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội giám sát cán bộ, cơng chức, đảng viên ở khu dân cư nói chung rất hồn hảo, thế nhưng trong q trình thực hiện quyền giám sát cán bộ, cơng chức, đảng viên ở khu dân cư chưa có hiệu quả mang tính hình thức. Hiện tượng nhiều cán bộ, đảng viên ở một nơi nhưng sinh hoạt dân phố ở một nơi khác, hoặc về không tham gia sinh hoạt với khu dân cư thì MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cũng khơng giám sát được, hệ quả sẽ có nhiều cán bộ, cơng chức, đảng viên lãnh đạo đứng ngoài đối tượng chịu giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, đây là một lỗ hổng trong tổ chức quyền lực, dễ dẫn đến vi phạm dân chủ.

Do quy chế chỉ quy định hình thức chuyển đơn giám sát và kiến nghị đến cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết và trả lời, trong trường hợp cơ quan liên quan đến cán bộ, cộng chức, đảng viên đó khơng trả lời, khơng giải quyết đơn giám sát, ý kiến của nhân dân chịu trách nhiệm như thế nào, vì vậy phải quy định rõ ràng trong trưởng hợp cơ quan, tổ chức có liên quan khơng trả lời, không giải quyết các đơn giám sát, ý kiến của nhân dân nên có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Để nâng cao hiệu quả hình thức giám sát thì MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần phải công bố công khai, minh bạch cho nhân dân biết về đơn giám sát và ý kiến của nhân dân đối với cán bộ, công chức, đảng viên về việc giải quyết đến đâu, ách tắc chỗ nào và biện pháp xử lý ra sao, nhằm tạo niềm tin đối với nhân dân.

Để thực hiện đúng tinh thần của quy chế, cái chính là phải có quy định cụ thể, chặt chẽ vừa bảo vệ người góp ý xây dựng, vừa ngăn ngừa việc lợi dụng giám sát làm mất uy tín, hoặc tổn hại đến danh dự cá nhân. Vì vậy, khi nhận được đơn giám sát và ý kiến của người dân, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và thanh tra nhân dân phải tổ chức xem xét, xác minh sự việc trong đơn giám sát và ý kiến của người dân đúng hay khơng, đúng một phần hay sai

tồn bộ, gặp trực tiến người dân để trao đổi sự việc đúng hay sai.

- Phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan dân cử trong việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở

Cho phép đại diện của các tổ chức tổ chức xã hội bỏ phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và Chủ tịch và các Phó chủ tịch ủy UBND, phường, xã. Hình thức bỏ phiếu tín nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội là cơ hội để nhân dân đóng góp ý kiến đối với những “cơng bộc” của nhân dân, mặc dù có sự giám sát HĐND, nhưng Chủ tịch; Phó chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND đều là đại biểu HĐND, do đó thường vị nể, nên những người này có sai phạm, thì đại biểu HĐND vị nể khơng thực hiện đúng quyền giám sát của mình. Thơng qua hình thức để các tổ chức chính trị - xã hội bỏ phiếu tín nhiệm thể hiện tính độc lập, khách quan, vơ tư về tín nhiệm đối với các bộ chủ chốt trong HĐND và UBND.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 80 - 90)