Hoàn thiện cơ chế pháp lý về giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đơ thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 77 - 80)

chức chính trị - xã hội trong quản lý đơ thị

Cơ chế pháp lý giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, có được thực thi trong đời sống xã hội và có hiệu lực và hiệu quả hay không, phụ thuộc vào những quy định của pháp luật về giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước. Bởi vì, nếu khơng có quy định của pháp luật quy định cụ thể về thẩm quyền, đối tượng, nội dung, hình thức, phương thức giám sát xã hội đối xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thì sẽ khơng có cơ sở pháp lý, khơng đủ diều kiện vận hành cơ chế pháp lý trên thực tế. Nhằm bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước phải điều chỉnh sửa đổi bảo tính đồng bộ, thống nhất, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp cần thực hiện những giải pháp sau đây:

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Luật MTTQ Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999, có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý để MTTQ Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thơng qua q trình triển khai và thi hành Luật MTTQ Việt Nam cho thấy MTTQ Việt Nam có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước trong thời kỳ đôi mới. Nhưng trước yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mở rộng và thực hiện dân chủ XHCN, Luật MTTQ Việt Nam hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, do đó cần được sửa đồi, bổ sung phù hợp với tiến trình đổi mới, phát triển của đất nước

Nghị quyết các Đại hội của Đảng đã chỉ ra yêu cầu tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong việc tham gia giám sát,

phản biện xã hội đối với Nhà nước. Việc thể chế hóa vấn đề này cũng đã được chủ ra: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trị giám sát và phản biện xã hội”. Vì vậy, trước hết phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và ra soát lại những quy định của pháp luật về MTTQ Việt Nam. Trong đó xác định rõ phần nội dung và phần trình tự thủ tục của giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Xác định rõ các điều khoản quy định cụ thể về quyền giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân về chủ thể giám sát, nội dung giám sát, phạm vi giám sát, đối tượng chịu sự giám sát. Với những quy định cụ thể về quyền giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước không chỉ theo dõi, xem xét, đánh giá mà phải có các biện pháp hữu hiệu để xử lý: đối với yêu cầu, kiến nghị của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ chế về xử lý đối với cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức không thực hiện các kiến nghị, đề nghị của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

Về chủ thể giám sát và phản biện xã hội, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân là chủ thể chủ yếu, trong đó Mặt trận có vai trị quan trọng trong giám sát xã hội, phản biện xã hội. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật MTTQ Việt Nam quy định: “MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền là chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên..”. Với vị trí như vậy, MTTQ Viện Nam có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn trong việc tập hợp ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Do đó, MTTQ có đủ điều kiện cần và đủ thực hiện chức năng giám sát xã hội và phản biện xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước. Trong điều kiện chỉ có một Đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay, đòi hỏi mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy vai trò của MTTQ

là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng về giám sát, phản biện xã hội nhằm từng bước hoàn thiện nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Thực tiễn đã chứng minh Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phát hiện và phản ánh nhiều vấn đề nẩy sinh trong cuộc sống và thực tiễn công cuộc đổi mới, phát hiện những điểm bất hợp lý, lạc hậu đường lối chủ trương, chính sách pháp luật. Những phát hiện và phản ánh kịp thời đó đã giúp cho Đảng, Nhà nước nắm bắt được thực tiễn và lý luận, kiểm chứng tính thống nhất, từ đó điều chỉnh một cách hợp lý chủ trương, quyết sách trong quả lý, điều hành đất nước. Một số chính sách, pháp luật, dự án kinh tế - xã hội chưa sát hợp với thực tế, còn sơ hở, nhờ sự giám sát, phản biện xã hội hoặt ý kiến đóng góp của nhân dân thơng qua MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã được Nhà nước và các cơ quan chức năng tiếp thu, điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế. Nói một cách khác, thơng qua thực hiện chức năng nêu trên, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội đã thể hiện một cách rõ nét sinh động nhất là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, cũng là biểu thị sự ủng hộ tích cực, thiết thực nhất đường lối đổi mới của Đảng.

Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân dân và tiếp thu những ý kiến hợp lý, chính đáng của nhân dân, tổ chức để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật và thông qua dư luận xã hội, ý kiến của nhân dân giám sát, phản biện xã hội. Do đó, ý kiến của nhân dân là cơ sở để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đánh giá, tổng hợp ý kiến xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các quy định của Nhà nước để giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước.

Chính vì vậy, cần bổ sung các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước thơng qua MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội về giám sát, phản biện các

chính sách, pháp luật, các dự án kinh tế xã hội ở tất cả các cấp quản lý. Để thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, với chức năng, nhiệm vụ của mình Mặt trận Tổ quốc cần phối hợp với Nhà nước để thể chế hóa nội dung hoạt động như sau:

Thứ nhất, xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật, các dự án kinh

tế- xã hội thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, mang đến lợi ích của nhân dân, sát hợp với thực tế cuộc sống. Vì vậy, các tổ chức chính trị - xã hội cần tập hợp ý kiến để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các dự thảo chính sách, pháp luật, các dự án kinh tế - xã hội trước khi ban hành.

Thứ hai, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện các

chủ trương, chính sách, pháp luật của các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử; cán bộ, công chức Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phải khẳng định được tính đúng đắn cũng như phát hiện những khiếm khuyết, lệch lạc, thiếu sót của chủ trương, chính sách, pháp luật, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức để phản ánh với Nhà nước kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xử lý khi có sai phạm.

Thứ ba, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy quyền làm chủ của nhân

dân thông qua các kỳ họp Quốc hội, HĐND, các cuộc họp giao ban của các cơ quan nhà nước không chỉ tập hợp ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh đến cơ quan Nhà nước, mà còn là người đại diện cho nhân dân trực tiếp tham dự, chất vấn tại các kỳ họp nói trên, cảnh báo trước khi vấn đề vi phạm hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w