Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong quản lý đô thị phải gắn liền với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 70 - 73)

quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý đô thị

Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội và cũng như khi các tổ chức này tham gia vào các hoạt động quản lý đơ thị. Thốt ly nguyên tắc này chúng ta sẽ khơng xây dựng được các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Bởi vì, các tổ chức chính trị - xã hội là cánh tay phải của Đảng, là yếu tố quan trọng đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Tuy nhiên, quá trình này cần phải gắn với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với các tổ chức chính trị - xã hội; khắc phục tình trạng “nhà nước hố”, “hành chính hố” tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với các tổ chức chính trị - xã hội là cần thiết và là tất yếu lịch sử, song cũng cần phải thiết lập cơ chế và phương thức lãnh đạo phù hợp nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động; giữa vững được tính độc lập, tự chủ và tự quản vốn có của các tổ chức này.

Trong q trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội thì địi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân, được trang bị lý luận khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có khả năng nắm bắt nhanh, nhịp độ, khuynh hướng sự vận động, chuyển biến của thực tiễn xã hội, nhanh nhạy trong phát hiện những nhân tố mới. Đảng trở thành là trung tâm lãnh đạo hệ thống chính trị, phát triển cùng hệ thống chính trị, chịu sự tác động của quy luật nội tại, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, là yêu cầu tất yếu của công cuộc đồi mới hiện nay. Trong xã hội hiện nay, việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam thông qua phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng, mới làm cho dân tin Đảng, giúp dân giám sát hoạt động của nhà nước, làm cho Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.

Với tư cách là hạt nhân chính trị lãnh đạo duy nhất trong hệ thống chính trị, trong cơng cuộc xây dựng NNPQ và nền kinh tế thi trường định

hướng XHCN. Do vai trị chính trị của Đảng rất quan trọng trong việc hoach định quyết sách, đường lối cho sự phát triển của quốc gia. Đây là một chức năng quan trong nhất của Đảng cầm quyền. Vì quyết sách là những phương hướng mà chính quyền cần phải giải quyết, cũng như định hướng, mục tiêu của chính quyền phải thực thi. Quyết sách được cụ thể hóa bằng các quy phạm pháp luật và các chính sách cụ thể. Chính sách, pháp luật của Nhà nước là hình thức chứa đựng nội dung của quyết sách, đường lối chính trị của đảng cầm quyền. Muốn có chính sách, pháp luật đúng trước hết phải có quyết sách, đường lối đúng. Nhằm bảo đảm quyết sách, đường lối, khơng phiến diện, thể hiện đúng quy luật khách quan thì phải có ý kiến của nhiều tổ chức, nhiều chủ thể khác nhau. Thậm chí muốn có dự thảo chính sách đúng cần phải phản biện, có nghĩa là tìm ra sự đúng đắn, mà không phải là phủ nhận vấn đề.

MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, có trách nhiệm phản ánh những ý nguyện của nhân dân, để Đảng cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương, chính sách hoặc bổ khuyết cho những chính sách khơng phù hợp, phản ánh hết sự vận động của khách quan, cũng như quyền lợi chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Ý chí của Đảng thống nhất với ý chí của tồn dân, “ý Đảng, lịng dân”, vì vậy, Đảng cần tơn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và ý kiến đó là cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chủ trương đúng đắn của mình. Xa rời nhân dân, khơng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân, quan liêu, cửa quyền, hách dịch là những nguy hiểm của một Đảng cầm quyền. Khi đã có đường lối chủ trương, chính sách của Đảng phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với lợi ích của nhân dân, thì đường lối, chủ trương, chính sách vào cuộc sống sẽ được đông đảo nhân dân tự giác thực hiện.

Tồn bộ hệ thống chính trị với hoạt động theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là sự thống nhất về bản chất, nhưng

không đồng nhất trong quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Vì mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội mang một sắc thái riêng về biệt chất. Nó đa dạng hơn vì phụ thuộc vào vị trí pháp lý và vai trị của từng tổ chức xã hội. Quan hệ chính trị giữa Đảng, Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khơng phải là quan hệ phân cơng quyền lực chính trị, mà là quan hệ xác định bản chất, chức năng của quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước, trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.

Các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện chức năng giám sát quyền lực của Nhà nước, nhằm bảo đảm Nhà nước thực sự là cơ quan quyền lực đại diện cho ý chí của tồn dân, phải thực thi dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để ngăn chặn tệ quan liêu, vô trách nhiệm, lạm dụng quyền lực, vi phạm dân chủ gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đây chính là nội dung và yêu cầu giám sát nhân dân thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội. Giám sát của Đảng đối với việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng vừa là một bộ phận hợp thành vừa là tổ chức lãnh đạo hệ thống chính trị. Do đó, để phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội thì cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức này và giữa các tổ chức này với cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w