Đặc điểm, nội dung và hoạt động quản lý đô thị ở thành phố Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 46 - 51)

tư hạ tầng 135 tỷ đồng. Trong các khu công nghiệp này, thành phố đáng ưu tiên đầu tư: sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, viễn thơng, may mặc, bao bì, sản xuất đồ gia dụng, thủ cơng mỹ nghệ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc, gia cầm, các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ. Thương mại, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân thành phố và cung ứng hàng hoá đến các huyện và một số tỉnh lân cận. Thành phố Thanh Hố có khoảng 9.500 cơ sở doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại, thu hút gần 20.000 lao động. Năm 2011 tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 2.706 tỷ đồng.

- Lĩnh vực văn hoá - xã hội: Hầu hết người dân thành phố có việc làm ổn định, mức sống khá, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.470 USD; tỷ lệ số hộ dân dùng nước sạch hợp vệ sinh là 99%. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 9 trường trung học phổ thông, 19 trường trung học cơ sở, 25 trường Tiểu học và 24 trường mầm non, có trường Đại học Hồng Đức, 5 trường Cao đẳng và một số trường trung cấp nghề ... Tổng số bệnh viện trên địa bàn thành phố là 13, trong đó có 6 bệnh viện chuyên khoa và 3 bệnh viện đa khoa và 4 bệnh xá ngành; số giường bệnh là 2.120, tỷ lệ đạt 12,6 giường/10.000 dân; cán bộ y tế là 2.006 người. Đến nay tồn thành phố có 354 đơn vị văn hố; 225 câu lạc bộ thể dục thể thao. Thành phố có nhiều khu di tích - danh thắng, với 50 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh đang được quy hoạch, tôn tạo và phát huy giá trị.

2.1.2. Đặc điểm, nội dung và hoạt động quản lý đô thị ở thành phốThanh Hố Thanh Hố

Thanh Hóa mới được nâng cấp lên thành phố trong gần 20 năm nay, là

một thành phố năng động trong phát triển nên công tác quản lý đơ thị gặp khơng ít khó khăn. Trong những năm qua, cơng tác quản lý đô thị luôn được quan tâm, bộ máy quản lý đô thị luôn được tăng cường, tuy nhiên với tốc độ đơ thị hóa nhanh, trong năm 2010 tồn thành phố có hàng trăm dự án được

đầu tư. Thanh Hóa là thành phố có tốc độ đơ thị hóa phát triển nhanh các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đơ thị, các cơng trình phúc lợi xã hội, các dự án của doanh nghiệp, nhà ở tư nhân và các hoạt động dịch vụ - thương mại trên địa bàn thành phố phát triển mạnh, phát sinh nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý đơ thị, trật tự giao thông và vệ sinh mơi trường.

Q trình quản lý đơ thị hết sức phức tạp, gồm nhiều nội dung nhưng lực lượng cán bộ, cơng chức vẫn cịn yếu và thiếu, đây là thách thức lớn đối với việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đô thị của thành phố Thanh Hóa hiện nay. Hiện nay, Phịng quản lý đơ thị có tổng số 15 cán bộ, cơng chức, có trình độ đại học thuộc các chun ngành: kiến trúc, xây dựng, giao thơng, cấp thốt nước, kinh tế xây dựng; lãnh đạo gồm 01 trưởng phịng, 02 phó phịng. Đội Kiểm tra quy tắc đơ thị thành phố có tổng số 37 cán bộ, cơng chức, trong đó có trình độ đại học, cao đẳng: 15 người, trung cấp: 12 người, còn lại là sơ cấp; lãnh đạo gồm: 01 đội trưởng và 02 đội phó. Ở cấp phường, xã có 87 cán bộ, cơng chức; trong đó: cán bộ địa chính - xây dựng: 18 người có trình độ đại học và trung cấp địa chính; 69 đồng chí làm cơng tác quy tắc đô thị, do UBND các phường xã ký hợp đồng dưới 1 năm, khơng có trình độ chun mơn phù hợp, ở độ tuổi về hưu hoặc bộ đội phục viên từ 45-55 tuổi; mức lương trung bình 750.000đồng/tháng/người.

Bộ máy quản lý đơ thị cịn yếu, chưa đồng đều, người cán bộ, cơng chức bị bố trí trái ngành nghề đặc biệt là ở cấp phường, xã; cán bộ phụ trách quản lý cấp phép xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng của phường, xã không được đào tạo chuyên môn về xây dựng (hầu hết chỉ cú chuyên môn về quản lý đất đai), các cán bộ đội quy tắc khơng có chun mơn nghiệp vụ, khơng có trong biên chế hành chính, mức lương thấp, dẫn đến trách nhiệm trong cơng việc không cao, dễ dẫn đến những việc làm tiêu cực trong cơng tác trong quản lý. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi đội ngũ cán bộ lực lượng quản lý đô thị phải đáp ứng cả về số lượng và

trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Mặc dù có những khó khăn và phức tạp trong quản lý đơ thị nhưng thực hiện Nghị quyết về mục tiêu - nhiệm vụ hằng năm của Ban chấp hành Đảng bọ thành phố với chủ trương đảm bảo kỷ cương đô thị, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, công tác quản lý đô thị đã được đẩy mạnh và thực hiện hết sức nghiêm túc. Điểm nhấn mang tính đột phá trong cơng tác quản lý đơ thị của thành phố Thanh Hóa là cơng tác quy hoạch và xây dựng cơ bản, được ưu tiên rà sốt, lập, thẩm định, trình duyệt và thực hiện các quy hoạch đúng phê duyệt, đúng thẩm quyền. Nhờ làm tốt công tác quản lý đô thị nên các khu quy hoạch lớn như khu đô thị trung tâm mới thành phố, quảng trường trung tâm, khu đô thị bắc cầu Hạc, nam Đơng Hương, khu Bình Minh, khu Đơng - Bắc Ga, khu Hàm Rồng, khu Phú Sơn, khu Đông Phát, khu Mai Xuân Dương ... đã tạo được điểm nhấn về quy hoạch, kiến trúc, các cơng trình này được đưa vào sử dụng đã góp phần thay đổi bộ mặt đơ thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơng trình trọng điểm như đại lộ Đông Tây, đại lộ nam Sông Mã, quốc lộ 47, tuyến ngã ba Voi đi Sầm Sơn, dự án tiêu úng Đông Sơn các cơ quan quản lý nhà nước về đô thị đã phối hợp và tập trung chỉ đạo giải toả có hiệu quả nút giao thơng đường Phan Bội Châu, thông đường Nguyễn Quỳnh, xây dựng mới cầu treo Đông Hương, đường Lý Nhân Tông ... đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, văn minh đơ thị, khơng để xảy ra ùn tắc giao thông trong dịp lễ, tết; xử lý có hiệu quả hệ thống tiêu thốt nước trung tâm thành phố, nhất là khu vực Bưu điện và quảng trường Lam Sơn.

Q trình đơ thị hố ở thành phố Thanh Hóa gắn liền với việc di dời, giải toả, tái định cư trên diện rộng, liên quan đến hàng nghìn hộ dân. Đã tạo ra một áp lực lớn cho thành phố phải giải quyết một cách thấu đáo, đúng luật định, bảo đảm về an sinh xã hội. Cũng trong năm 2010, thành phố đã gấp rút khởi công xây dựng dự án chung cư cho người thu nhập thấp ở phường Phú Sơn, nhà ở cho học sinh, sinh viên ở khu vực phía Nam thành phố và xã

Quảng Thành.

Với tinh thần “tăng tốc - kỷ cương - phát triển bền vững” thành phố Thanh Hóa tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, gắn với trật tự kỷ cương đô thị. Chuẩn bị phương án thực hiện quyết định 84/TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng địa giới hành chính thành phố, đề án xây dựng đô thị loại I và cơ chế đặc thù để phát triển thành phố trình ban thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hóa phê duyệt. Các cơ quan QLNN về đơ thị đã tập trung thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đại lộ Nam sông Mã, đường ngã ba Voi đi Sầm Sơn, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 47, đại lộ Đơng Tây, đại lộ Nguyễn Hồng, đường Thành Thái, dự án tiêu úng Đông Sơn, các tuyến đường thuộc dự án 6 xã lên phường, khu trung tâm thành phố mới, thiền viện trúc lâm Hàm Rồng, công viên Hội An, nghiên cứu lập phương án xây dựng chợ Tân An một số bãi gửi xe ngầm; kêu gọi đầu tư xây dựng cầu Nguyệt Viên bắc qua sông Mã, cầu vượt đường sắt (Đông Thọ), công viên Hồ Thành, công viên Hồ Đồng Chiệc, hồ Đông Hương; đẩy nhanh tiến độ dự án, phát triển tồn diện kinh tế -xã hội TP Thanh Hóa trị giá 117,9 triệu USD bằng nguồn vốn ADB và Chính phủ Hàn Quốc ...

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đô thị là thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vụ việc. Các cơ quan quản lý đô thị thành phố đã tiến hành tổ chức kiểm tra quy hoạch công viên Hội An, khuôn viên Trường Thi, việc tuân thủ quy hoạch chi tiết 1/500 từ năm 2005 đến nay của các dự án trên tuyến đường 1A tránh, Đại lộ Lê Lợi, Khu đơ thị Bình Minh, khu Đơng Phát, các mặt bằng dân cư, tái định cư… Thông qua công tác kiểm tra, cơ quan QLNN đã kịp thời phát hiện những sai phạm so với quy hoạch như xây dựng không đúng thiết kế và quy hoạch được duyệt, nhắc nhở các đơn vị quản lý khắc phục và thực hiện đúng quy hoạch được duyệt; kiểm tra ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp

xây dựng cơng trình trái phép, vi phạm quy định về quản lý đất đai theo quy hoạch. Phối hợp với các lực lượng chức năng, các phường xã tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án trên địa bàn.

Đôn đốc và kiểm tra nhiều dự án đầu tư, yêu cầu thực hiện biện pháp tổ chức thi công phù hợp, đảm bảo chất lượng, tiến độ và an tồn, vệ sinh mơi trường như: Dự án thuộc mặt bằng số 08 Nam Ngạn, mặt bằng số 85 Nam Ngạn, đường trục Yên Biên - Quảng Thành, trường tiểu học Nam Ngạn, dự án tiêu úng Đơng Sơn... Qua kiểm tra đó chấn chỉnh cơng tác quản lý đầu tư xây dựng, giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư cũng như của đơn vị tư vấn giám sát, lập biên bản xử lý vi phạm chủ đầu tư, nhà thầu và yêu cầu các đơn vị khắc phục.

Là một thành phố mới, có sự mở rộng quy hoạch nên việc đầu tư xây dựng của người dân hết sức phát triển. Trong những năm vừa qua, cơ quan quản lý đô thị của thành phố đã cấp phép xây dựng hàng ngàn trường hợp. Chỉ tính riêng năm 2010, đã cấp phép xây dựng: 1.121 trường hợp (137.041 m2), trong đó thành phố cấp 620 giấy phép (84.512 m2), phường xã cấp 501 giấy phép (52.529 m2). Cùng với cấp phép, các cơ quan quản lý không ngừng thanh tra, kiểm tra các cơng trình xây dựng, năm 2010, qua cơng tác kiểm tra ở 18 phường, xã, đã xử lý 188 cơng trình sai phép và 13 trường hợp khơng có giấy phép, đã lập biên bản xử lý 135 trường hợp; chuyển thành phố xử lý 56 trường hợp; xử phạt hành chính các đối tượng vi phạm 454,5 triệu đồng .

Được sự chỉ đạo của các cấp Đảng ủy, Chính quyền, cùng các đoàn thể, đơn vị chức năng nên cơng tác đảm bảo và duy trì trật tự đơ thị, đường phố, trật tự kinh doanh trên địa bàn được đảm bảo tương đối tốt, đó kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện đúng các quy định về trật tự đô thị, đặc biệt ở các tuyến phố trung tâm thuộc các phường: Trường Thi, Điện Biên, Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Tân Sơn, Đơng Thọ… góp phần đảm bảo an tồn trật tự, tạo nên nếp sống văn minh đô thị. Thực hiện tốt công tác giao thông đô thị, triển khai bổ sung sắp xếp thêm vị

trí đậu đỗ xe trên một số tuyến đường đơ thị, bao gồm kẻ vạch sơn quy định vị trí đậu đỗ, cắm biển báo khu vực được phép đậu đỗ xe. Tăng cường kiểm tra và xử phạt hành vi đậu đỗ xe sai vị trí ở những tuyến đường đó sắp xếp vị trí đậu đỗ xe.

Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, trật tự giao thông đô thị được duy trỡ thường xuyên, người dân ngày càng có ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường và trật tự giao thụng đô thị. Thành phố đã thực hiện tốt việc đầu tư công và quản lý xây dựng các cơng trình xử lý rác thải, nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý đô thị ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w