- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, quản lý đô thị là một lĩnh vực phức tạp, liên quan trực tiếp
đến đời sống của người dân đô thị nên nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Mặc khác, trước xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh, cơ quan quản lý phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức như: tình trạng phân hóa giàu nghèo, đầu cơ đất đai, quá tải của cơ sở hạ tầng... Mặt khác, trong một thời gian dài, công tác quản lý đô thị bị buông lỏng nên việc đưa hoạt động này đi vào nề nếp là hết sức khó khăn.
Thứ hai, vẫn chưa có sự phối hợp một cách thật chặt chẽ giữa các tổ
chức chính trị - xã hội với cơ quan QLNN trong quản lý đô thị. Trong một thời gian dài, các cơ quan quản lý đô thị vẫn chưa nhận thức đúng đắn vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý đơ thị. Vẫn đang có tình trạng “việc ai nấy làm” trong quản lý đô thị. Các cơ quan quản lý đơ thị vẫn tự mình đảm nhận vai trị quản lý của mình mà chưa có sự phối hợp một cách chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, mặc dù đã có quy chế phối hợp nhưng trong thực tế việc thực hiện vẫn còn rất lỏng lẻo.
Thứ ba, có sự nhận thức và hành động chưa đúng về vai trị của các tổ
chức chính trị - xã hội khi tham gia quản lý đô thị. Trong một thời gian dài, các tổ chức chính trị - xã hội vẫn bị xem chỉ nặng hoạt động trong lĩnh vực phong trào, “cờ đèn, kèn trống”, có chức năng chủ yếu là giữ gìn khối đại đồn kết, là nơi tập hợp các cán bộ hưu trí... chứ chưa được quan tâm một cách đầy đủ đến hoạt động QLNN nói chung và quản lý đơ thị nói riêng. Mặt
khác, các cơ quan QLNN rất ngại sự tham gia, chia sẻ quyền lực với các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý. Bởi vì, các cơ quan QLNN vẫn e ngại hoạt động giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào hoạt động quản lý thường bị xem là hoạt động soi mói, ngáng chân cơ quan QLNN. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp chưa hồn thiện, mơi trường dân chủ cịn bị hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội khi tham gia quản lý đơ thị.
Thứ tư, năng lực của các tổ chức chính trị - xã hội vẫn cịn nhiều bất
cập và hạn chế. Quản lý đô thị là một trong những lĩnh vực quản lý hết sức phức tạp, địi hỏi phải có trình độ nhất định mới có thể tham gia một cách thực chất và có hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn nhân lực của các tổ chức chính trị - xã hội khơng có trình độ về quản lý đơ thị. Sự hạn chế về trình độ chun mơn là ngun nhân quan trọng, trực tiếp nhất dẫn đến tính thiếu hiệu quả khi tham gia quản lý đơ thị của các tổ chức chính trị - xã hội. Chính vì sự thiếu chuyên môn nên trong nhiều trường hợp những ý kiến, quyết định đưa ra của các tổ chức chính trị - xã hội khơng thuyết phục được cơ quan quản lý đơ thị. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bất hợp tác, thậm chí trong nhiều trường hợp cơ quan quản lý đơ thị qua mặt các tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện chức năng quản lý của mình.
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, những quy định của của pháp luật về giám sát, phản biện xã
hội đối với việc thực hiện quyền lực quyền lực nhà nước cịn chồng chéo, mâu thuẫn, chung chung. Bên canh đó, các quy định của pháp luật chưa xác định rõ, cụ thể về chế độ trách nhiệm, cơ chế, hậu quả pháp lý, cũng như điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội còn thấp, chưa đáp ứng mong đợi và những địi hỏi của nhân dân. Qua đó cho thấy, quyền làm
chủ trên thực tế của nhân dân trong việc tham gia quản lý, giám sát quyền lực nhà nước chưa được bao nhiêu, nên trong xã hội nguy cơ và khả năng thực tế về sự tha hóa, biến dạng của quyền lực nhà nước, cũng như hiện tượng cửa quyền, quan liêu, hách dịch đối với nhân dân trong bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức thực thi quyền lực nhà nước xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân không nhỏ. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội cịn nhiều hình thức, hiệu quả pháp lý khơng cao, nhiều đề xuất, kiến nghị đúng đắn của các tổ chức chính trị - xã hội chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Thứ hai, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã
hội các cấp năng lực vẫn còn yếu kém trong thực hiện chức năng của mình. Hiện nay, năng lực giám sát của các tổ chức chính trị xã hội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu khi tham gia QLNN. Các tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức trong việc củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ. Cán bộ lãnh đạo của các tổ chức chính trị - xã hội khơng ổn định, chưa có đội ngũ chuyên trách và chuyên sâu. Một số tổ chức chính trị - xã hội hoạt động cịn hình thức, nặng về hành chính, chưa sát dân, chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những bất đồng trong nội bộ nhân dân.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chưa có kế hoạch lâu dài, một số tuy có bằng cấp, nhưng lĩnh vực chuyên môn và khả năng công tác không tương xứng với nhiệm vụ được giao. Bên cạnh chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn hạn chế, thiếu bài bản, một số cán bộ, công chức tham gia vào khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích chủ yếu là chuyển ngạch để có điều kiện lên lương, lên chức khơng phải vì mục đích nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn.
Thứ ba, sự thiếu phối kết hợp giữa cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước
với các tổ chức chính trị - xã hội khi tham gia quản lý đô thị. Các cơ quan Đảng lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội cịn xơ cứng; các tổ chức chính trị
- xã hội cịn có tình trạng bị hành chính hóa, phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhiều nên chưa phát huy được tính độc lập. Trên nhiều lĩnh vực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, sự phối hợp và thống nhất hành động còn nhiều hạn chế.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu thu thập ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để kịp thời phản ánh; góp ý với Nhà nước trong xây dựng, sửa đổi chính sách, pháp luật; chưa tổ chức tốt việc phối hợp hành động giữa các tổ chức theo yêu cầu các phong trào như điều lệ đã quy định, chưa liên kết hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Nhiều tổ chức thành viên chưa chủ động đề xướng những vấn đề nội dung cần phối hợp với các tổ chức thành viên khác. Có những chương trình phối hợp đã thơng qua, nhưng các tổ chức thành viên khơng triển khai thực hiện. Chưa có cơ chế thích hợp để phát huy sáng kiến về vai trò của các tổ chức thành viên về giám sát, do đó chưa thu hút sự quan tâm chú ý của các tổ chức này.
Thứ tư, nhận thức của những người quản lý đô thị về sự tham gia của
các tổ chức chính trị - xã hội chưa cao. Những người quản lý vẫn còn thiếu tin tưởng ở các tổ chức chính trị - xã hội, vẫn coi việc QLNN là cơng việc riêng vốn có của Nhà nước mà không phải là nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong. Ngược lại, chính các tổ chức chính trị - xã hội nhiều khiu cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, mà khơng phải là của mình. Vì lẽ đó, đã làm hạn chế sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị - xã hội vào hoạt động QLNN.
- Những bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn tham gia quản lý đơ thị của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nổi lên những bài học kinh nghiệm như sau:
- Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào công tác quản lý đô thị phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Đó là điều kiện tiên quyết nhằm bảo đảm sự vận hành quyền lực nhà nước trong quỹ đạo là Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ thực tế thành phố Thanh Hóa cho thấy, bằng sự lãnh đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đã tham gia một cách có hiệu quả hoạt động quản lý đơ thị. Tỉnh ủy Thanh Hóa và MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời ban hành Đề án phát huy vai trò
giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở đề án này, các huyện, thị đã triển
khai các nội dung cụ thể phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị của mình. Các vấn đề giám sát, phản biện xã hội trong quản lý đô thị như: quy hoạch đô thị, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm trật tự đô thị... đã được quy định cụ thể và xây dựng thành chương trình hành động hằng năm và quá trình triển khai thực hiện ln có sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng.
- Các tổ chức chính trị - xã hội được xác định là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, của NNPQ XHCN. Nhà nước phải dựa vào các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào cơng việc nhà nước. Có sự tham gia này là điều kiện cần thiết để mở rộng dân chủ, minh bạch. Khắc phục được tính chủ quan, duy ý chí khi đưa ra các vấn đề chính sách. Giữa nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cần có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau thường xuyên, chặt chẽ vì mục tiêu chung: phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam trong sạch, vững mạnh, có hiệu quả, hiệu lực trong quản lý đất nước.
- Để bảo đảm tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật có hiệu quả, hiệu lực, trước hết chính sách, pháp luật phải đúng, hợp lịng dân, với tình hình thực tế của đất nước là điều kiện cực kỳ quan trọng để củng cố, mở rộng khối đại đồn kết tồn dân tộc. Khơng có điều kiện này, thì những ý tưởng tốt đẹp về đại đồn kết dân tộc sẽ khơng thể thực hiện được.
- Phạm vi, nội dung, hình thức tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào quản lý đơ thị đều phải có quy định của pháp luật. Đó là điều kiện
nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả khi tham gia.
- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý đô thị. Phải phân biệt rõ chức năng, vai trò của từng chủ thể khi tham gia quản lý đô thị. Phải hết sức tránh tình trạng hành chính hóa, quan liêu hóa, xây dựng sự hợp tác chặt chẽ, bình đẳng, tơn trọng, phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với cơ quan QLNN.
- Phát huy tính chủ động, năng lực sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức tham gia nhằm huy động mọi tổ chức, mọi cá nhân yêu nước, nơi hội tụ sức mạnh của toàn dân tộc, nơi nhân dân bày tỏ ý kiến tham gia các quyết sách gắn kết mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước thực hiện dân chủ rộng rãi kết hợp với kỷ cương trên mọi lĩnh vực.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày những vấn đề về điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý, văn hóa lịch sử có liên quan đến sự tham gia quản lý đơ thị của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Luận văn cũng đã phân tích sự tham gia quản lý đơ thị của các tổ chức chính trị - xã hội dựa trên các chức năng cơ bản như giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động quản lý đô thị của cơ quan QLNN; sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan quản lý đô thị trong việc cung ứng dịch vụ cơng. Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm về sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý đơ thị qua thực tiễn thành phố Thanh Hóa.
Chương 2 là căn cứ thực tiễn quan trọng để xây dựng các quan điểm, giải pháp phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý đơ thị sẽ được trình bày ở chương 3.
Chương 3