về xây dựng văn hóa Đảng của Đảng Cộng sản cầm quyền
Chủ nghĩa Mác ra đời vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX khi mà sự bóc lột của giai cấp tư bản và chế độ tư bản đã làm những người vô sản thức tỉnh và tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ những quyền lợi của mình, nhất là quyền sống, quyền làm người. Chính lúc này, những giá trị văn hóa của đảng vơ sản như là một thứ vũ khí lý luận mạnh mẽ để chống lại giai cấp tư sản và chế độ nô dịch con người. Như vậy, vào thời kỳ này các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học chưa bàn đến thuật ngữ “văn hóa Đảng” nhưng mục tiêu, ý nghĩa của cuộc đấu tranh vì con người đã mang tính nhân bản, nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Văn hóa Đảng được khảo sát trong giai đoạn Mác được hiểu như là hệ thống những mục tiêu, những nguyên tắc, phương pháp và những giá trị, chuẩn mực mà Đảng vô sản sáng tạo ra trong q trình lãnh đạo giai cấp cơng nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới và tổ chức thực hiện theo mục tiêu đã định. Mác cho rằng giá trị văn hóa đích thực của nhân loại đều hướng tới cái chân-thiện -mỹ, và chính học thuyết của các ơng là tinh hoa, thâu thái mọi giá trị văn hóa đó, học thuyết đã thắp lên ngọn lửa yêu thương con người, ngọn đuốc soi đường, định hướng cho nhân loại đi tới một xã hội tốt đẹp, nơi mà “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [47, tr.628].
Trong “Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844” C.Mác đã phân tích phạm trù văn hóa là sản phẩm của q trình lao động do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, Mác cũng cho rằng: giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng là kẻ thống trị về mặt tinh thần, do đó, giai cấp vơ sản khơng có con đường nào khác phải giành lại những giá trị văn hóa do chính mình sáng tạo ra bằng con đường cách mạng vơ sản, bởi vì, sự thất bại của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau.
Thời đại tư bản chủ nghĩa cũng là thời đại, xét về mặt chính trị, xuất hiện các đảng phái-sự xuất hiện đảng phái chính trị cũng phản ánh trình độ văn hóa nhân loại trên con đường tiến tới xã hội văn minh-mỗi đảng phái sẽ đại biểu cho lợi ích của một giai cấp nhất định với những nét văn hóa đặc trưng của giai cấp mà đảng đó làm đại diện. Những giá trị văn hóa mà Đảng vơ sản sáng tạo ra trong q trình lãnh đạo giai cấp cơng nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là “tổng hịa’ sức mạnh vật chất và tinh thần, bởi vì bản thân văn hóa bao gồm cả các giá trị vật thể và phi vật thể, nó đã trở thành cơng cụ, vũ khí sắc bén của giai cấp nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp đối lập, đã được Mác đúc kết trong một luận điểm nổi tiếng “Vũ khí của sự phê phán vốn khơng thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất nhưng ý thức cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó xâm nhập vào đời sống của quần chúng nhân dân” [46, tr.580]. Luận điểm trên được coi như một luồng tư tưởng trí tuệ văn hóa mới, văn hóa vơ sản đang thâm nhập vào quần chúng và trở thành một sức mạnh cải tạo thế giới. Tư tưởng của Mác về các giá trị văn hóa là chân lý phổ biến của những người cộng sản đã áp dụng học thuyết Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa nô dịch con người, chính điều đó đã tạo nên sức mạnh của văn hóa đảng vơ sản thức tỉnh hàng chục triệu trái tim nhân loại đi theo tiếng gọi của lương tri và một cuộc cách mạng toàn diện để chống áp bức, bóc lột, bất cơng.
Tuy nhiên, những nhà duy vật biện chứng Mác-Ăngghen khơng bao giờ tuyệt đối hóa văn hóa vơ sản. Trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNCS, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sáng tạo ra một nền văn hóa mới về chất trên cơ sở kế thừa có phê phán nền văn hóa tư sản. Chính văn hóa tư sản đã tạo tiền đề chín muồi cho sự ra đời nền văn hóa vơ sản, đó là “sự đứt đoạn trong tính liên tục” của dịng chảy văn hóa nhân loại. Điều này, đã được chính Lênin tổng kết:
Chủ nghĩa Mác sở dĩ giành được ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vơ sản cách mạng, là vì chủ nghĩa Mác không những đã không vứt bỏ những thành tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản…mà tiếp thu và cải tạo tất cả những gì là quý báu trong hơn hai nghìn năm phát triển của tư tưởng và văn hóa nhân loại... [42, tr.400].
Với nhận thức đúng đắn “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai trị chiến sĩ tiên phong” [40, tr.32]. Chính Đảng vơ sản kiểu mới do Lênin sáng lập là sản phẩm của sự kết hợp những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cách mạng Nga. Với một tinh thần tự hào và cảm xúc mãnh liệt về Đảng anh hùng của giai cấp công nhân, của những người Bôn-sê-vich, Lê nin viết: “Chúng ta tin tưởng ở Đảng, chúng ta nhìn thấy ở đó trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta” [40, tr.122].
Luận điểm của Lênin, là sự tổng kết khách quan nhất về biểu tượng sáng ngời của văn hóa, của lương tri và bách chiến bách thắng của một chính đảng của giai cấp vơ sản.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam, quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng được đúc kết trong một mệnh đề nổi tiểng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Ở đây, “Văn minh bao hàm cả trí tuệ, cả lý tưởng, mục đích cao quý. Đảng ta là văn minh, đạo đức, nghĩa là bản thân Đảng đã có những giá trị cốt lõi của văn hóa với tư chất văn
hóa cao. Bởi lẽ, cán bộ, đảng viên là những người tiên phong, làm trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ; cái gì lợi cho Đảng,cho dân thì khó mấy cũng làm; cái gì hại đến Đảng đến dân thì phải hết sức tránh. Là một nhà triết học hành động, Hồ Chí Minh chỉ rõ văn hóa Đảng phải gắn với một cơ chế dân chủ thực sự, là một dịng chảy liên tục, có kế thừa có tiếp thu những giá trị hiện thực, văn hóa Đảng phải gắn với tinh thần sáng tạo của quần chúng cách mạng. Nghĩa là vẫn phải coi lao động là nguồn sống, là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn tạo dựng hạnh phúc của con người. Văn hóa Đảng được kết tinh trong nhân cách văn hóa của đảng viên, cán bộ, khi lãnh đạo nhân dân, các đảng viên tự nguyện làm đày tớ trung thành của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, trong văn hóa Đảng, mỗi đảng viên đều rèn luyện đạo đức, đều cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, phải coi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm cần loại bỏ. Vì lẽ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, tức là một nền văn hóa có những cơ chế cổ vũ sự sáng tạo, tinh thần đổi mới. Nền văn hóa ấy chứa đựng các giá trị bình đẳng, dân chủ thật sự, khơng có sự độc quyền chân lý, mỗi cá nhân có năng lực sẽ được tự do phát triển và từ đó từng bước hồn thiện nhân cách con người trong một mơi trường văn hóa.