Xây dựng, hoàn thiện lý luận văn hóa Đảng gắn với giáo dục, nâng cao nhận thức văn hóa Đảng cho cán bộ, đảng viên

Một phần của tài liệu Văn hóa đảng trong điều kiện đảng cầm quyền ở việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 80)

nâng cao nhận thức văn hóa Đảng cho cán bộ, đảng viên

Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân của hệ thống chính trị. Các đảng viên của Đảng được giao giữ những vị trí then chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đồn thể nhân dân. Do đó, xây dựng và hồn thiện lý luận văn hóa Đảng là một địi hỏi bức xúc, khơng chỉ làm cho Đảng giữ vững được vị trí, vai trị lãnh đạo mà cịn làm cho văn hóa Đảng phát huy tác dụng chỉ đạo, định hướng cho văn hóa dân tộc phát triển. Là một yếu tố khách quan cần thiết nhưng cho đến nay lý luận văn hóa Đảng vẫn là vấn đề cịn đang nghiên cứu. Nguyên nhân chậm trễ đó là do lý luận văn hóa Đảng là vấn đề mới mẻ, chưa có sự thống nhất về quan niệm và do trong Đảng có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thối, có những hành vi phản văn hóa, đó là một trở ngại thực tế làm cho văn hóa đảng chậm phát triển cả trong nghiên cứu lẫn tuyên truyền, giáo dục thực hiện.

Mặc dù, cịn có những hành vi phản văn hóa ở một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên nhưng khơng vì thế mà chúng ta hồi nghi về văn hóa Đảng. Ngày nay, trong vị thế một Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo đất nước trong bối cảnh tri thức lý luận, khoa học của loài người đã phát triển vượt bậc, Đảng ta khơng thể khơng xây dựng cho mình một nền tảng lý luận văn hóa Đảng có hệ thống và toàn diện để nâng cao tiềm lực tư tưởng, trí tuệ và ảnh hưởng của Đảng trong xã hội.

Do đó, xây dựng và hồn thiện lý luận văn hóa Đảng trong giai đoạn hiện nay là xây dựng và hồn thiện văn hóa Đảng cầm quyền nhằm ngăn chặn

nguy cơ tha hóa Đảng. Xây dựng và hồn thiện văn hóa Đảng cầm quyền hiện nay cần tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, xây dựng tư duy lý luận khoa học, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ

phát triển mới của đất nước. Trí tuệ, năng lực tư duy lý luận của Đảng tập trung ở văn hóa chính trị của Đảng. Đảng ta đã khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh xuyên suốt qua các thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Trong tình hình mới hiện nay, cần nhận thức lại một cách sâu sắc hơn học thuyết khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin để vận đụng đúng đắn vào thực tiễn xây dựng đất nước. Đảng ta cần một sự nghiên cứu nghiêm túc, đẩy mạnh công tác lý luận với một tư suy sáng tạo, đổi mới, tổng kết có quy mơ, hệ thống khơng chỉ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam mà còn chú trọng nghiên cứu lịch sử, những bước đi thăng trầm của các nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô, Trung Quốc. Chúng ta cũng phải nghiên cứu một cách nghiêm túc hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là các nước tư bản phát triển, để xem họ “làm như thế nào” theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó có thể tham khảo những kinh nghiệm tốt, những cách làm hay của các nước để vận dụng sáng tạo vào nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Để làm được những điều trên, Đảng ta cần vận dụng tư tưởng và văn hóa Hồ Chí Minh về “lịng u nước, nghĩa đồng bào”, về tôn trọng tri thức, người hiền tài, phát huy dân chủ; về “tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, về “thời đại văn minh, thời đại khoa học, thời đại cách mạng”, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Vì vậy, Đảng ta phải xác định được những giá trị lý luận còn phát huy được tác dụng, nghiên cứu những luận điểm chưa phù hợp để nghiên cứu, bổ sung; phát hiện những điểm không phù hợp để tránh những sai lầm về chính trị do áp dụng lý luận một cách giáo điều gây ra. Trên cơ sở đó, Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận để khơng lặp lại những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo đường lối đổi mới.

Xây dựng tư duy lý luận khoa học là phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà thực chất chính là, cụ thể hóa tư tưởng của Người vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; là quá trình biến tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước thành các phong trào cách mạng quần chúng rộng rãi vì mục đích chung của toàn dân tộc.

Hai là, tổ chức và hoạt động chính trị - xã hội thực tiễn là xây dựng đường lối, chủ trương và chỉ đạo thực hiện sát với tình hình thực tiễn của đất nước, của từng địa phương, đơn vị. Thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lý, là thước đo, sự kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chủ trương của Đảng. Xây dựng văn hóa Đảng về tổ chức và hoạt động chính trị - xã hội chính là khả năng hiểu biết, nắm vững thực tiễn và tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, dùng lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Xây dựng văn hóa Đảng trong tổ chức và hoạt động chính trị - xã hội thực tiễn cịn là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tức là tạo lập và thực thi văn hóa lãnh đạo, quản lý vừa mang tính khoa học sâu sắc, vừa mang tính nhân văn cao cả. Dưới góc độ văn hóa Đảng, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng suy cho cùng là phân định rõ quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng khơng phải vì thế mà Đảng trở thành độc đoán, chuyên quyền, lấn lướt, bao biện làm thay Nhà nước, hạn chế quyền làm chủ của nhân dân, hoặc buông lỏng sự lãnh đạo, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Trí tuệ, văn hóa trong Đảng khơng tồn tại trừu tượng mà thể hiện ở trình độ, năng lực tư duy của cán bộ, đảng viên bởi vậy cần nâng cao nhận thức văn hóa Đảng cho cán bộ, đảng viên. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XI (2/2012) đã chỉ ra: “nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cịn giản đơn, hiểu

biết về chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa sâu sắc, có mặt cịn lệch lạc, phương pháp tư duy chưa vươn tới tầm biện chứng, cịn dừng lại ở trình độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thực dụng”. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ cho cán bộ, đảng viên, học tập đó là nghĩa vụ suốt đời của cán bộ, đảng viên. Nhưng tri thức chính trị mới chưa được tiếp nhận qua các lớp đào tạo, qua cơng nghệ thơng tin thì chưa thể coi là văn hóa chính trị. Tri thức chỉ trở thành văn hóa khi nó được định hình trong hoạt động chính trị - xã hội, trong thái độ ứng xử với cộng đồng phù hợp với q trình dân chủ hóa. Tri thức chính trị khơng đại diện đầy đủ cho văn hóa chính trị và cũng khơng tự động trở thành văn hóa chính trị. Tri thức lý luận là cơ sở, là tiền đề cho văn hóa chính trị. Bởi vậy giải pháp xây dựng, hồn thiện lý luận văn hóa Đảng phải gắn liền với nâng cao trình độ lý luận văn hóa cho cán bộ, đảng viên thì hệ thống lý luận đó mới thực sự trở thành văn hóa trong Đảng.

Một phần của tài liệu Văn hóa đảng trong điều kiện đảng cầm quyền ở việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w