cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tiến hành đồng thời với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, lần 2 (khóa VIII) và Nghị quyết trung ương 4, khóa XI, Đảng ta phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuộc vận động này là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong Đảng, trong hệ thống chính trị và tồn xã hội nhằm làm cho tồn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần nội dung và nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị, giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của tồn xã hội. Hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thật sâu rộng trong tồn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, học sinh,…góp phần đẩy lùi suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội khác. Sau 5 năm thực hiện cuộc vận động, tuy đã tạo được những chuyển biến quan trọng về nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những bước chuyển biến bước đầu nhưng chủ yếu mới chỉ là “học tập” còn “làm theo” vẫn còn những hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, khuyết điểm của cuộc vận động nhưng có ngun nhân quan trọng là tính chủ động nêu gương nói và làm, tích cực tham gia tuyên truyền về cuộc vận động của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa tốt. Để các cuộc vận động, xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) và Nghị quyết trung ương 4, khóa XI, và cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt được kết quả, tạo được sự chuyển biến sâu
sắc trong nhận thức, tư tưởng, văn hóa của cán bộ, đảng viên, Đảng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền nội dung các cuộc vận động gắn với
tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Đây là dịp để toàn Đảng, toàn dân khơi dậy và phát huy truyền thống tốt đẹp qua các thời kỳ cách mạng, thúc đẩy ý chí nỗ lực phấn đấu, nắm vững thời cơ, vượt qua thử thách, quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Hai là, đặc biệt chú trọng thực hiện phương châm nói đi đơi với làm,
cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt các cấp nêu gương về đạo đức, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, tham nhũng đang làm cản trở công cuộc kiến thiết đất nước, cản trở sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: cách mạng là để triệt diệt những cái xấu, xây dựng những cái tốt. Với quyết tâm đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh chỉ rõ mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. Để thực hiện thành công mục tiêu tổng quát này, Đảng ta cần đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách có hiệu quả. Rõ ràng, chống tham nhũng là một quyết tâm chính trị lớn của Đảng. Để thực hiện quyết tâm đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, tự giác thực hiện chế độ cơng khai, minh bạch về kinh tế, tài chính…; thực hiện có hiệu quả việc kê khai và cơng khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định. Mỗi cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân phải sống và làm việc theo pháp luật; sáng tạo, kỷ cương trong lao động;
tiết kiệm trong lối sống và công việc. Muốn đạt được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra, ngoài việc phát huy tốt các yếu tố nội lực và ngoại lực, thực hiện triệt để, đồng bộ các giải pháp, thì một yếu tố quan trọng và cần kíp là chống tham nhũng. Đi liền với nạn tham nhũng là nạn lãng phí, đó cũng là một thứ giặc nội xâm. Muốn xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội thì phải thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, tham ơ như Hồ Chí Minh đã nói. Cho nên nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước là phải triệt để loại bỏ những căn bệnh đó và tăng cường thực hành tiết kiệm; có như thế mới thực hiện được đạo đức mới, đạo đức cách mạng, văn hóa cách mạng.
Ba là, xây dựng và phát huy chế độ dân chủ trong Đảng. Dân chủ vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Vì vậy, việc mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng chính là cơ sở để mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội. Dân chủ phải được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật, được pháp luật bảo đảm; có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp và quyền làm chủ thông qua các cơ quan đại diện của mình. Phát huy dân chủ phải gắn liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội. Trong quan hệ giữa dân và Đảng, Hồ Chí Minh quan niệm: Dân là chủ và dân làm chủ thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đầy tớ và làm đầy tớ cho dân. Đầy tớ là công bộc của dân, với nội hàm là vì lợi ích chung mà gánh vác việc dân, trung thành và tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Để thực hiện được mục tiêu đem lại lợi ích cho nhân dân, cán bộ, đảng viên phải làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ tận tụy và trung thành của nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải xơng xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải ln quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Bốn là, nâng cao đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Chúng ta
đang bàn về xây dựng Đảng về văn hóa, tức là những giá trị tinh thần được Đảng sáng tạo ra kể từ lúc Đảng ra đời cho đến nay. Theo ý nghĩa đó, nhân cách, đạo đức, tâm hồn, lối sống, cách ứng xử trong quan hệ con người là những yếu tố bản chất của văn hóa. Cùng với tư tưởng và đời sống văn hóa thì đạo đức, lối sống là những lĩnh vực quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của Đảng. Văn hóa khơng chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc quyết định của sự giàu có, phát triển là nguồn lực con người, là năng lực sáng tạo của con người, mà tiềm năng này nằm trong văn hóa, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, lối sống,... Đảng cần xây dựng văn hóa trong Đảng bởi văn hóa và chính trị có mối liên hệ mật thiết với nhau, thắng lợi của cách mạng trong từng thời kỳ được tạo nên bởi tư tưởng, lý luận, trí tuệ lớn, đồng thời là đạo đức lớn. Tư tưởng và văn hóa thâm nhập vào quần chúng, làm khơi dậy khả năng vô tận, trở thành sức mạnh chiến thắng. Giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hóa cho cán bộ, đảng viên khơng thể không gắn liền với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Theo cắt nghĩa của giáo sư Trần Văn Giàu, nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh bao gồm: ưu tiên đạo đức, tận tụy quên mình, kiên trì bất khuất, khiêm tốn giản dị, hài hòa kết hợp, thương người, quý người, nâng đỡ con người, lý và tình hài hịa.
Văn hóa Đảng xét về mặt cấu trúc trước hết phải xuất phát từ truyền thống văn hóa Việt Nam, ngày nay được nâng cao với chất mới cho phù hợp với tình hình. Ngay từ khi có Đảng, hai dịng văn hóa thâm nhập vào nhau, đó là văn hóa của cơng dân và văn hóa của cán bộ, đảng viên của một Đảng
cầm quyền. Là cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị của Đảng cầm
quyền mỗi người phải lấy tấm gương Hồ Chí Minh để noi theo. Đảng cầm quyền thì Đảng có quyền lực chính trị và Đảng phải tực thi quyền lực chính trị của mình theo những chuẩn mực văn hóa. Có văn hóa cầm quyền thì cũng
phải xây dựng văn hóa từ chức và tực hiện văn hóa xin lỗi, gắn với trách nhiệm cá nhân. Làm được điều này sẽ là một cử chỉ văn hóa đẹp, một trình độ văn hóa với hàm lượng văn hóa cao của người lãnh đạo, người cán bộ, đảng viên, làm cho dân tin, dân mến phục, dân ủng hộ (Hồ Chí Minh)
Tóm lại, để xây dựng và nâng cao văn hóa Đảng trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung nỗ lực cao độ để khai thác, vận dụng sáng tạo và phát triển di sản Hồ Chí Minh, một kho tàng quý báu mà ta khai thác chưa được bao nhiêu, đặc biệt là những nội dung về đạo đức, lối sống, nhân cách, phong cách của Người. Xây dựng và phát triển văn hóa Đảng ta hiện nay cần xây dựng thái độ, tư chất của người đảng viên cộng sản. Đó là thái độ ứng xử và tư chất văn hóa.