thực hành, bồi đắp và phát triển. Mặt khác, cũng phải tiếp tục xây dựng văn hóa Đảng cho ngày càng hoàn thiện và phù hợp với mỗi thời kỳ phát triển của đất nước. Đây khơng chỉ là u cầu của chính bản thân Đảng mà cịn là u cầu của nhân dân, của đất nước với chính Đảng của mình. Nhân dân ta nồng nàn yêu nước, tin Đảng, đi theo Đảng làm cách mạng, giao phó sứ mệnh lãnh đạo cho Đảng do đó nhân dân khơng thể chấp nhận một Đảng yếu kém, không ngang tầm, một Đảng mà vẫn tồn tại “một bộ phận không nhỏ đảng viên” tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi…làm giảm lịng tin của nhân dân đối với đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống cịn của Đảng, của chế độ [21, tr.213;263-264]. Do đó một điều rất rõ ràng và cần thiết, nếu Đảng cầm quyền thiếu văn hóa đạo đức thì Đảng sẽ mất lịng tin của dân, sẽ cơ độc, mà “cơ độc thì nhất định sẽ thất bại” [52, tr.238].
Hơn tám mươi năm lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam do Hồ chí Minh sáng lập và rèn luyện, ln kiên trì mục tiêu lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Những mục tiêu, lý tưởng cao đẹp hướng tới để đạt tới những giá trị văn hóa đã được Hồ Chí Minh xác định từ khi lựa chọn con đường phát triển cho cách mạng Việt Nam, trở thành đường lối của Đảng lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta. Những mục tiêu mang tính nhân văn ấy cũng thể hiện ở tổ chức đóng vai trị dẫn dắt tồn dân hướng đến một xã hội tốt đẹp với những giá trị văn hóa của dân tộc được kế thừa, nối tiếp và phát triển trong một xã hội mới, một xã hội mang bản chất tiến bộ và nhân văn mà Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn và quyết tâm xây dựng thành cơng.
1.2.3. Văn hóa Đảng với việc nâng cao năng lực và sức chiến đấucủa Đảng của Đảng
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chịu trách nhiệm toàn diện và cao nhất trước toàn thể nhân dân về sự phát triển trên mọi phương diện của xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của nhân dân. Có thể nói, trong điều kiện chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, để thực hiện thắng lợi sứ mệnh cao cả nhưng cũng rất nặng nề đối với đất nước, với nhân dân thì việc đảng phải ln tự đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, thường xuyên, là cốt lõi trong công tác xây dựng đảng. Đây là một đòi hỏi tất yếu, khách quan, được đặt ra từ sự phát triển của cách mạng cũng như từ chính nhu cầu phát triển nội tại của Đảng với tính cách Đảng cầm quyền trong điều kiện mới.
Để nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của đảng thì cần chú trọng tới nâng cao văn hóa cầm quyền của đảng, bởi nội dung cốt lõi quyết định đến năng lực cầm quyền của một đảng là: cầm quyền một cách khoa học, cầm
quyền một cách dân chủ và cầm quyền theo pháp luật. Đó cũng là những tiêu chí
xác định văn hóa cầm quyền của Đảng, để văn hóa Đảng có thể thẩm thấu vào mọi hoạt động của các tổ chức Đảng, các đảng viên, từ đó tạo thêm những sức mạnh cho Đảng để giữ vững được vai trị của mình và vững vàng vượt qua những giai đoạn khó khăn của đất nước, cần phải chú ý một số vấn đề sau:
Một là, Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật, nguyên tắc này được ghi nhận rõ trong cương lĩnh của đảng về xây dựng chủ nghĩa xã hội “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên kết mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [16, tr.21]. Trên cơ sở nhận thức nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, văn hóa cầm quyền của Đảng thể hiện ở chỗ, Đảng tơn trọng chính quyền, tơn trọng nhà nước. Đảng cầm quyền nhưng không đứng trên nhà nước và đứng ngoài pháp luật. Mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia phải có sự phúc
quyết của nhân dân, nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu Quốc hội nếu các đại biểu ấy khơng xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” [52, tr.61]. Khi Đảng trở thành đảng cầm quyền thì việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nhà nước có ý nghĩa văn hóa hàng đầu, vì đảng phải hồn thành cả hai sứ mệnh, là người lãnh đạo nhà nước, Đảng lãnh đạo với chiều sâu trí tuệ, bề dày đạo đức, sự vững chắc về bản lĩnh chính trị và phương thức lãnh đạo trọng dân, tin dân, gần dân, hiểu dân, học dân, hỏi dân, nghe dân; là một thành viên của hệ thống chính trị nhưng Đảng lại giữ vai trị lãnh đạo hệ thống chính trị. Đảng hoạt động phù hợp Hiến pháp và luật pháp, chỉ có lãnh đạo theo pháp luật mới là điều kiện để ngăn chặn sự tha hóa của quyền lực, đảm bảo cho quyền lực của nhân dân không bị biến thành quyền lực riêng của cá nhân hoặc một nhóm người có đặc quyền, đặc lợi.
Hai là, trên cơ sở Đảng và đảng viên dũng cảm tự phê bình, khơng giấu
giếm khuyết điểm, phát huy dân chủ và khuyến khích nhân dân, đảng viên phê bình mình sẽ là điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, nâng cao tính tích cực của cơng dân, tự do ngơn luận, phản biện, chất vấn có chất lượng, từ đó khắc phục dần mọi thứ dân chủ hình thức. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [59, tr.223]. Phải khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến. Nếu cán bộ khơng nói năng, khơng đề xuất ý kiến, khơng phê bình, thế là mất hết dân chủ trong Đảng, thế là nội bộ Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, khơng dám nói ra, do uất ức mà hóa ra ốn ghét, chán nản. “Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo, đập đi, hị đứng’, khơng dám phụ trách, như thế là một việc thất bại cho Đảng” [52, tr.223]. “Dám nói” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một giá trị văn hóa, một bản lĩnh văn hóa. Chỉ có một Đảng cách mạng chân chính, đạo đức, văn minh thì mới đủ bản lĩnh tạo điều kiện cho dân dám nói.
Và chỉ khi nào người dân và cán bộ đảng viên dám nói, dám phê bình, kiểm sốt hoạt động của đảng và chính phủ thì đảng và chính phủ mới làm việc tốt hơn và cán bộ, viên chức các cơ quan chính phủ mới thực sự là cơng bộ của dân. Vì vậy:
cần phải có biện pháp khác, biện pháp nghiêm ngặt hơn, để trừng trị cán bộ tha hóa, biến chất, phải gây nên một đạo đức để ngăn ngừa, gây nên một phong trào quần chúng gớm ghét, bao vây lũ giặc ấy. Biện pháp ấy là gây nên một cuộc vận động trong công nông chống tiêu cực, làm cho những kẻ ‘chạy’ khơng sống cịn được [53, tr.501].
Ba là, văn hóa cầm quyền của đảng, văn hóa lãnh đạo quản lý có một
nội dung căn cốt là văn hóa dùng người. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển. Một trong những phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền là thông qua cán bộ và công tác cán bộ, làm sao thể hiện được trí tuệ, bản lĩnh, nhân văn trong văn hóa dùng người của mình, bởi đây chính là “gốc” của mọi sự thành bại của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Bản lĩnh văn hóa của đảng cầm quyền là phải xác định và tin tưởng vào thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, thế hệ trẻ có những ưu việt về tri thức, bản lĩnh khoa học và dám nghĩ, dám làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy
Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa…trong Đảng ta chưa hoàn toàn tránh khỏi một vài kẻ vu vơ, những việc khơng chính đáng [52, tr.263-264].
Vì vậy, văn hóa cầm quyền của đảng phải có đủ năng lực trí tuệ và bản lĩnh phân định một cách khoa học và cách mạng, tốt- xấu; đúng- sai; thật- giả. Biết huy động được đội ngũ, tin vào nhân cách, vào lịng tự trọng của con người ắt sẽ có sức cảm hóa để quy tụ được những người tài trong xã hội, bất kể người đó thuộc tầng lớp nào trong xã hội.
Như vậy, nói tới đảng cầm quyền là nói tới năng lực lãnh đạocầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Văn hóa Đảng đóng vai trị quan trọng, đảm bảo cho Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, phát huy sức mạnh của đảng. Văn hóa đảng kết tinh các giá trị văn hóa trong phương thức cầm quyền của Đảng. Nhờ đó đảng nâng cao được năng lực hoạch định đường lối, giáo dục, thuyết phục, tổ chức nhân dân thực hiện đường lối cách mạng trên cơ sở thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị và phong cách lãnh đạo. Đảng, cán bộ, đảng viên phải biết nhận ra mình và vượt qua chính mình; tu dưỡng, rèn luyện trở thành tấm gương sáng để đảng trong sạch, vững mạnh, nhân dân tin tưởng noi theo.
Chương 2