nước, Mặt trận và các đoàn thể xã hội trong việc nâng cao văn hóa Đảng
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân cần chú trọng vai trò của người dân trong xây dựng Đảng; vai trò của các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, uốn nắn cán bộ. Phải phát huy vai trò của thể chế Nhà nước, các đoàn thể quần chúng trong kiểm tra, giám sát việc xây dựng và nâng cao văn hóa Đảng của cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng.
Thực chất sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là sự lãnh đạo chính trị mang tính chất định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước có thể độc lập tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ viên chức, hoạt động đúng chức năng, quản lý, điều hành bằng những công cụ, biện pháp của Nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật (đảm bảo hợp hiến và hợp pháp). Đảng lãnh đạo Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước hoạt động theo đúng chức
năng của nó để quản lý kinh tế - xã hội có hiệu quả cao nhất. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không chỉ ở cấp trung ương mà còn thể hiện ở cấp địa phương và cơ sở, thể hiện trong mối quan hệ giữa cơ quan, tổ chức đảng với cơ quan, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức cơ sở. Để lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng ta cần xây dựng cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những phương hướng lớn cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, những quan điểm cơ bản của chính sách đối nội và đối ngoại. Cương lĩnh, chiến lược, đường lối đúng đắn và khoa học là điều kiện cơ bản để Đảng phát huy được vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Muốn cho cương lĩnh và chiến lược đúng đắn, khoa học thì chúng phải là sản phẩm của toàn bộ hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cách mạng của Đảng, là kết tinh trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân, là sự tiếp thu những thành tựu khoa học, đồng thời thể hiện nhân sinh quan chính trị, tầm nhìn chiến lược của Đảng cũng như sự phân tích và đánh giá đúng đắn, dự báo chính xác sự phát triển của thực tiễn tình hình trong nước và quốc tế. Bởi vậy, cần nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ văn hóa cho cán bộ, đảng viên. Phương pháp lãnh đạo của Đảng là phương pháp dân chủ, giáo dục thuyết phục và bằng uy tín và sự gương mẫu của các đảng viên của Đảng. Đảng khơng dùng phương pháp mệnh lệnh hành chính. Đó chính là sự khác nhau giữa phương pháp lãnh đạo của Đảng và phương pháp quản lý của Nhà nước. Bộ máy nhà nước được tổ chức thích ứng với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực nhà nước ngày càng khoa học, cụ thể, chặt chẽ hơn; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nhờ vậy được tăng cường, niềm tin của nhân dân về “chỗ dựa quyền lực” thêm vững chắc...
Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã đặt ra những nhiệm vụ liên quan đến xây dựng nền dân chủ XHCN; xác định rõ hơn vai trò
quản lý, điều tiết của Nhà nước trong xã hội và việc bảo đảm phát huy các nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển đất nước. Theo đó, dân chủ XHCN được mở rộng, phát huy và bảo đảm thực hiện; hệ thống chính trị được hồn thiện thêm một bước. Với sự bảo đảm của Nhà nước pháp quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trị của mình trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện dân chủ, xây dựng xã hội lành mạnh, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Nhà nước, tạo nên sự đồng thuận xã hội trong việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong bối cảnh thuận lợi đó, quốc phịng, an ninh được tăng cường; thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân được củng cố; sự phối hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại được chú trọng; chế độ XHCN, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững trước những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, Nhà nước mà chúng ta đang xây dựng phải là một Nhà nước đủ khả năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật, chăm lo, phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Một nhà nước với thể chế dân chủ, minh bạch; bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh và tinh thông nghiệp vụ.
Quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc không những chỉ dừng lại ở việc tập hợp ý kiến, mà còn thực hiện sự phản biện đối với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng đã khẳng định “Dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra”, trong các quy chế dân chủ và làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Đến Đại hội X, quyền làm chủ của dân khơng chỉ cịn là nâng cao sự giám sát mà đã nâng lên thành sự phản biện xã hội cho Đảng, Nhà nước, các cơ quan quyền lực thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể”.
Cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một bộ phận quan trọng, là nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, là nhân tố cấu thành toàn bộ cơng tác xây dựng Đảng, đan xen, hịa quyện vào các lĩnh vực chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng. Có kiểm tra, giám sát mới đánh giá được các tiêu chí của văn hóa trong tổ chức Đảng và văn hóa của cán bộ, đảng viên. Cơng tác kiểm tra, giám sát là phương thức hữu hiệu, ngăn ngừa những sai lầm, khuyết điểm, góp phần xây dựng nhân cách người cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "chín phần mười khuyết điểm trong cơng việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra".
Cơng tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao tính gương mẫu, tự giác của cán bộ, đảng viên; cảnh báo, nhắc nhở đảng viên tránh xa tiêu cực, tệ nạn xã hội, làm những việc tốt để nêu gương trước nhân dân. Đó là sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, chuyển biến mạnh từ nói nhiều làm ít sang nói ít làm nhiều và nhất là chú trọng chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, trong cán bộ lãnh đạo, quản lý có quyền lực, hoặc thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc, tài sản của công, kể cả cán bộ cao cấp.
Để phát huy tính gương mẫu, tự giác của cán bộ, đảng viên, công tác kiểm tra, giám sát cùng với công tác tư tưởng phải góp phần nâng cao bản chất cộng sản trong mỗi đảng viên. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải có lý, có tình, dựa trên tình đồng chí sâu sắc; kiểm tra khơng phải truy tìm khuyết điểm để trừng phạt, để kỷ luật, mà quan trọng hơn là giúp đảng viên khắc
phục khuyết điểm, phấn đấu ngày càng tiến bộ, từ đó nâng cao ý thức tự giác. Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc do chúng ta chưa làm tốt cơng tác này dẫn đến đảng viên ln tìm cách che giấu khuyết điểm, hoặc tổ chức biết đến đâu thì nhận đến đó, vì sợ bị kỷ luật. Cơng tác kiểm tra hướng tới rèn luyện tính tự giác để đảng viên chủ động báo cáo trung thực với Đảng khi được kiểm tra, tự giác báo cáo những kết quả và những vi phạm và cao hơn là tự giác nhận hình thức xử lý.
Kiểm tra, giám sát góp phần hồn thiện nhân cách của cán bộ, đảng viên. Nhân cách khơng phải tự nhiên mà có, nhân cách được hình thành qua q trình giáo dục và rèn luyện của mỗi người. Thơng qua việc chỉ ra cái xấu để khắc phục, cái tốt để phát huy, xét trên khía cạnh văn hóa, mục tiêu của kiểm tra, giám sát là hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái thiện. Việc chỉ ra khuyết điểm của đảng viên là bảo vệ chính họ, bảo vệ Đảng; vì khuyết điểm của người đảng viên khơng chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà cịn có hại đến uy danh của Đảng, đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Cơng tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần xây dựng tính trung thực, kiên quyết bảo vệ cái đúng, chống cái sai, cái tiêu cực, xây dựng dũng khí của đảng viên, dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, dũng cảm nhìn nhận trách nhiệm của mình với thái độ cầu thị và quyết tâm sửa chữa. Công tác kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng phẩm chất đạo đức cán bộ, đảng viên, "cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư" và góp phần ngăn ngừa, cảnh báo sai phạm. Do đó, cần chú trọng kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và kiểm tra việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm. Qua kiểm tra, giám sát cần phát hiện, biểu dương người tốt, việc tốt, làm động lực cho mọi người thi đua hết lịng vì việc cơng việc.
Đối với những trường hợp cán bộ, đảng viên tham ô, tham nhũng phải kiên quyết, xử lý kịp thời, chỉ đạo các cơ quan tư pháp sớm đưa ra xét xử để
giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Đối với các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần chuyển ngay cho cơ quan điều tra theo quy định. Đồng thời công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, vinh danh những người chống tiêu cực, tố cáo tham ô, tham nhũng.
Tính tự giác cần được đề cao qua công tác kiểm tra và thể hiện cùng với mở rộng dân chủ trong Đảng. Thái độ gia trưởng, độc đoán, trù dập, định kiến trong cơng tác kiểm tra sẽ bóp nghẹt tính tự giác của cán bộ, đảng viên, càng làm cho họ cố tình che đậy khuyết điểm một cách tinh vi hơn. Do đó, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng cũng như trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là "chìa khóa vạn năng" để nâng cao ý thức gương mẫu, tự giác, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên. Đó cũng là mục tiêu quan trọng của cơng tác kiểm tra, giám sát hiện nay.
Tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân đồng thời với tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát khác. Tăng cường sự phối hợp giữa giám sát nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, Ban thanh tra nhân dân với hoạt động giám sát của Quốc hội, hoạt động thanh tra của Chính phủ và hoạt động kiểm tra của Đảng. Mặt trận Tổ quốc phải thật sự trở thành một trong những kênh giám sát có hiệu quả và thực hiện những chức năng cơ bản của Mặt trận đó là giám sát và phản biện xã hội. Cần phát huy tối đa sự tham gia của các tổ chức hội ở cơ sở như Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Luật gia, Đồn Thanh niên vào các hoạt động giám sát nhằm đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực ở địa phương và cơ sở. Đó cũng chính là phương thức tập hợp sức mạnh đồng bộ của toàn thể xã hội, tạo cơ chế đồng bộ để thực hiện sự giám sát của nhân dân. Thông qua hoạt động giám sát của tồn xã hội trong việc kiểm sốt quyền lực cũng là quá trình tạo nên sự đồng thuận xã hội.
Có tiến hành đồng bộ những định hướng trên mới tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, với cán bộ, đảng viên. Trong xã hội phát
triển theo xu thế tồn cầu hóa hiện nay, việc phát triển kinh tế phải tính đến phát triển bền vững, nghĩa là nâng cao trình độ và tiềm lực văn hóa của con người, trong đó văn hóa của cán bộ, đảng viên giữ vai trị quan trọng nhất, làm nền tảng cho văn hóa trong xã hội được nâng cao.