Tầm quan trọng của việc thực hiện và nâng cao văn hóa đảng trong thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Văn hóa đảng trong điều kiện đảng cầm quyền ở việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

trong thời kỳ đổi mới

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây là một quá trình đấu tranh cách mạng cam go, quyết liệt với các trào lưu tư tưởng thuộc hệ ý thức phong kiến, tư sản, cải lương và vơ chính phủ…để xác lập vai trị lãnh đạo của cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân với hệ tư tưởng của mình là chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng đã sớm nhận thức và vững tin vào giai cấp cơng nhân Việt Nam có đầy đủ bản chất của một giai cấp cách mạng. Người nhấn mạnh:

Đặc tính cách mạng của giai cấp cơng nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp cơng nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trị lãnh đạo [54, tr.212]

Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam đã luôn giữ vững, phát huy vai trò tiên phong và bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, trung thành với lợi ích của giai cấp và dân tộc; trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tế đất nước, đặc điểm mới của thời đại, đây chính là một trong những nền tảng văn hóa quan trọng nhất của Đảng ta.

Ngày nay, Đảng ta lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong bối cảnh có những thuận lợi đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới diễn ra phức tạp, khó lường, các mâu thuẫn thời đại vẫn còn gay gắt và ngày càng có xu hướng phức tạp, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá Đảng, cách mạng nước ta bằng những thủ đoạn thâm độc, tinh vi, quyết liệt với những chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, tác động vào tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, tạo ra những nhân tố mất ổn định về chính trị- xã hội. Ở trong nước, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học cơng nghệ, văn hóa xã hội cịn hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục, gây bức xúc cho xã hội. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, làm giảm lịng tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước, tiềm ẩn những nhân tố đe

dọa đến chế độ xã hội mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày cơng xây dựng. Vì vậy, hơn lúc nào hết, u cầu giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của Đảng trong tình hình mới hiện nay, việc làm vừa cấp bách vừa cơ bản lâu dài là phải củng cố phát triển văn hóa đảng. Địi hỏi đó xuất phát từ những căn cứ sau đây:

Một là: Một đảng chính trị chân chính, bao giờ cũng đại diện cho một

hệ giá trị văn hóa nhất định và để trở thành Đảng cầm quyền, để giữ vững vai trị là Đảng cầm quyền thì hệ giá trị văn hóa mà Đảng đại diện phải là hệ giá trị tiên tiến nhất, bởi vậy, nó phải luôn được thực hành, mài giũa từ trong thực tiễn và đúc kết thành lý luận soi đường cho thực tiễn.

Hai là: Văn hóa là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo trong hoạt động. Đó là hệ thống mở, ln được bồi đắp, bổ sung, phát triển, do đó, văn hóa Đảng cũng phải liên tục được bồi đắp, bổ sung và phát triển. Thực tế cho thấy, có nhiều Đảng cầm quyền, kể cả các Đảng cộng sản trong quá trình lãnh đạo đã xem nhẹ hoặc khơng bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa nên đã khơng vượt qua được những sự suy thối, biến chất, đã tự đánh mất vai trị của mình.

Ba là: Với tư cách là một thực thể sống, Đảng cầm quyền-tự nó, cũng

liên tục vận động. Đó là quá trình đào thải cái cũ, cái lạc hậu, tiếp nhận, hấp thụ cái mới, cái tiến bộ để tái tạo, sản sinh ra các giá trị mới. Q trình này có thể xuất phát từ những tác động khách quan song mặt khác cũng do nhu cầu nội tại của bản thân Đảng. Trong điều kiện của chúng ta, với duy nhất một đảng cầm quyền thì nhu cầu tự đổi mới, tự chỉnh đốn là thường xuyên, cơ bản, là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng và chính q trình tự nhận thức, tự đổi mới và hoàn thiện bản thân đó là các hành vi văn hóa vơ cùng cần thiết. Hơn nữa, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, để giữ vững được vị trí “độc tơn” và lịng tin của nhân dân, Đảng phải luôn xứng đáng là “đạo đức, văn minh” như Bác Hồ đã nói. Trước những yêu cầu mới hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với Đảng càng cao, đòi hỏi Đảng phải nỗ lực hơn, quyết tâm hơn

trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Điều đó cũng có nghĩa, Đảng phải nâng cao hơn năng lực, trình độ, phẩm chất và bản lĩnh văn hóa của mình.

Bốn là: Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, có thể khẳng định, nền tảng

Một phần của tài liệu Văn hóa đảng trong điều kiện đảng cầm quyền ở việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w