tích cực và thiếu tích cực
Văn hóa Đảng tồn tại khách quan, như một dòng chảy liên tục cùng lịch sử một đảng chính trị trong lịch sử văn hóa chung của mỗi quốc gia dân tộc mà nó sinh thành. Văn hóa Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nằm trong dịng chảy liên tục đó với lịch sử hơn tám mươi năm kể từ khi Đảng ra đời cho đến nay. Ngày nay, những giá trị văn hóa ấy vẫn được bảo tồn, phát huy, phát triển trong tình hình mới, điều kiện và hồn cảnh mới. Văn hóa là những giá trị, khơng chỉ được bảo tồn mà cịn phải được đánh thức, sử dụng, ni dưỡng và phát triển như một tiềm lực, chi phối thực tiễn, cải tạo xã hội, chỉnh đốn, xây dựng Đảng ta ngày càng văn hóa hơn, ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính, là đạo đức, là văn minh như Hồ Chí Minh từng chỉ ra. Muốn vậy, cần một sự đánh giá khách quan, khoa học để thấy được những giá trị bền vững trong văn hóa đảng của đảng ta, những giá trị được phát huy, những giá trị đang bị mai một, cần bồi đắp, và những giá trị cần tiếp tục xây dựng…Tuy nhiên, việc đánh giá đó khơng hề đơn giản, nó địi hỏi một phương pháp tồn diện, biện chứng, có căn cứ và những tiêu chí cụ thể trên cơ sở phát huy trí tuệ của nhiều người tham gia.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả bước đầu xác định những nhóm tiêu chí (nhóm giá trị) có tính khái qt chủ yếu sau:
Một là, nhóm tiêu chí về trí tuệ và tư tưởng
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời theo quy luật phổ biến của các Đảng cộng sản trên thế giới đồng thời kết hợp với tính quy luật đặc thù của Đảng ta. Sự kết hợp giữa tính phổ biến với tính đặc thù đó cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác- Lênin (CNXHKH) với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam. Phát hiện ra quy luật đó là một tư tưởng thiên tài của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Đó là kết quả của văn hóa nhận thức, đó là sự hiểu biết khoa học về con đường phát triển tất yếu của cách mạng thế giới, của con đường cách mạng Việt Nam trong bối cảnh của tình hình thế giới và phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là kế thừa của mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, lao động và chiến đấu gian khổ cho lý tưởng nhân đạo, lý tưởng của cái thiện, cái đẹp, mà vì nó lớp lớp người đã hy sinh anh dũng vì độc lập-tự do và nhân phẩm con người, làm rạng rỡ truyền thống đạo đức và nhân văn tốt đẹp nhất (văn hóa đạo đức). Chính vì vậy, nói đến văn hóa nhận thức là chúng ta đang nói đến trí tuệ của của đảng. Trí tuệ và tư tưởng của đảng biểu hiện tập trung ngay từ khi chính đảng ra đời, được thể hiện trong trí tuệ, nhận thức của những người sáng lập, trong cương lĩnh, tơn chỉ mục đích như một tun bố chính trị của Đảng. Trình độ chính trị và tư tưởng đó phát triển khơng ngừng, trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn qua thời gian, được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với hồn cảnh thực tế. Do đó, trí tuệ và tư tưởng của mỗi đảng phải được xem xét ở từng giai đoạn trong tính lịch sử-cụ thể của phát triển.
Trí tuệ và tư tưởng của các đảng cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, cùng với sự phân tích thời cuộc và đặc điểm mỗi quốc gia, dân tộc mà mỗi đảng có cương lĩnh chính trị, có nghị quyết các đại hội của mình. Trí
tuệ và tư tưởng cịn biểu biện ở trình độ nhận thức và giác ngộ của mỗi tổ chức đảng cũng như đội ngũ đảng viên, cán bộ của đảng, thể hiện sự nhận thức và vận dụng các tính quy luật trong các lĩnh vực chính trị-kinh tế- xã hội mà đề ra phương châm đường lối đúng đắn, sáng tạo, phấm đấu cho lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động.
Trí tuệ và tư tưởng gắn bó thống nhất chặt chẽ, trong đó trí tuệ lý luận có ý nghĩa nền tảng và tư tưởng là sự định hướng của nhận thức. Tất cả các giá trị đó của một đảng thể hiện trong các văn kiện của đảng từ khi thành lập đến các thời kỳ tiếp theo, đồng thời thể hiện trong nhận thức và tư tưởng của đội ngũ cán bộ đảng viên. Những giá trị đó cần phải được xác đinh trong sự liên tục, sự phát triển khơng ngừng. Do đó, đánh giá trí tuệ và tư tưởng của đảng là đánh giá cả quá trình lịch sử phát triển của đảng và trong mỗi thời kỳ nhất định.
Hai là, nhóm tiêu chí về tổ chức và hoạt động
Nhóm tiêu chí này gồm những cơ cấu, thể chế tổ chức, điều lệ đảng và hững chương trình, kế hoạch hoạt động của đảng cũng như các tổ chức của đảng. Đối với đảng cầm quyền, nhóm tiêu chí về tổ chức và hoạt động biểu hiện tập trung ở quá trình thực tiễn đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đây là khía cạnh phức tạp, đáng chú ý trong mối quan hệ “lãnh đạo- cầm quyền” của một đảng dù là độc quyền chấp chính hay là phân quyền tham chính. Nhà xã hội học người Đức M.Weber (1864-1920) đã từng phân biệt hai loại chủ thể trong các tổ chức, cơ quan xã hội là “công chức chun mơn” và cơng chức chính trị”. Tuy nhiên, trong mối quan hệ “lãnh đạo-cầm quyền” chỉ có một chủ thể đồng thời thực hiện hai chức năng ở mọi công việc, hoạt động, mối quan hệ của mình. Khi cầm quyền, đảng đưa một bộ phận đảng viên vào nắm giữ các vị trí quan trọng, chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Bộ phận này tuy thâm nhập, phối hợp, tham gia nhưng khơng phải là “chuyển hóa”, “hịa tan”, “biến mất” hồn tồn trong bộ máy đó. Để thực hiện nhiệm vụ “kép” “song trùng” trọng đại, khó khăn đó, Đảng khơng thể tách rời, xa lánh, bng lỏngi
hoạt động quản lý nhà nước hoặc ngược lại, bao biện, làm thay nhà nước. Đảng thực hiện nhiệm vụ cầm quyền từ bên trong bộ máy nhà nước một cách thực chất, chứ không phải từ bên ngồi hay từ bên trên một cáh hình thức. Yếu tố quyết định chất lượng tổ chức và hoạt động khơng có gì khác ngồi văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý, đó chính là văn hóa đảng, tức là những giá trị tồn tại trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, ở đây văn hóa đảng biểu hiện qua văn hóa lãnh đạo, bằng tổ chức và hoạt động của chính mình tạo nên những giá trị tốt đẹp.
Thứ ba, nhóm tiêu chí về tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên là biểu hiện cơ bản của tính tiên phong của đảng. Toàn bộ hoạt động của đảng, đặc biệt là các đảng mác xít- lêninnit từ khi ra đời cho đến suốt q trình chiến đấu đều thể hiện tính tiên phong của giai cấp công nhân. Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên là biểu hiện đặc trưng cho văn hóa đảng. Bởi vì văn hóa ln gắn với con người, con người là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa đồng thời lưu truyền và gìn giữ các giá trị đó. Gương mẫu là địi hỏi số một của bản chất con người đảng viên, đó là sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, sự chuyển biến mạnh mẽ từ nói nhiều làm ít sang nói ít làm nhiều và đặc biệt là kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong mình và trước một bộ phận lãnh đạo, đảng viên thường xuyên tiếp xúc với quyền lực, tiền bạc, tài sản công, kể cả các cán bộ cao cấp trong đảng. Bởi lẽ, trình độ nhận thức, trình độ học vấn của nhân dân lao động ngày càng được nâng cao, họ ngày càng ý thức hơn về quyền làm chủ, nên sự gương mẫu của người cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao, sẽ có sức lan tỏa rất lớn, làm cho tính “thiện” trong đảng ngày càng phát triển và được nhân rộng. Cùng với đạo đức, lối sống, những người lãnh đạo và quản lý phải giỏi về chuyên môn trong lĩnh vực cơng tác của mình, phải đổi mới nhận thức, hiểu sâu thực tiễn,
tổng hợp được tình hình, đề ra những sáng kiến cơng tác. Đó là những sự gương mẫu cần thiết. Đánh giá chất lượng văn hóa đảng thơng qua những hành vi gương mẫu của các đảng viên phải đặt trong bối cảnh của mỗi một thời kỳ cách mạng. Nếu trước kia, biểu hiện cao của văn hóa Đảng trong cán bộ đảng viên là tinh thần hy sinh, là quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thì ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, các cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong việc chỉ đạo làm kinh tế, tổ chức tốt đời sống nhân dân, bản thân họ cũng phải là những người có chun mơn giỏi, biết làm giàu chính đáng cho bản thân, đồng thời biết quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, hoạt động xã hội tốt, được nhân dân yêu mến, tín nhiệm.
Xác định được các tiêu chí đánh giá trên là căn cứ góp phần vào đánh giá thực trạng văn hóa đảng, cả tổ chức đảng lẫn cá nhân cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đổi mới của đất nước.