đặt ra của văn hóa Đảng hiện nay
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đây là sự khẳng định của lịch sử và của dân tộc, là điều không cần phải tranh cãi. Là một Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn cực kỳ nguy hại có thể làm mất vai trị lãnh đạo của Đảng nếu khơng sớm khắc phục. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tiên liệu những suy thoái của một số cán bộ, đảng viên và cảnh báo hai nguy cơ đối với Đảng cầm quyền là: một là, sai lầm về đường lối; hai là: sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ đảng viên.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đại hội VII của Đảng thông qua (năm 1991), Đảng tiếp tục nhấn mạnh hai nguy cơ này và đến hội nghi đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội khóa VII (năm 1994) Đảng đã bổ sung và xác định bốn nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam, đó là:
(1) Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
(2) Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch hướng XHCN.
(3)Nguy cơ về sự suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
(4) Nguy cơ “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch.
Những nguy cơ trên nếu không sớm được giải quyết một cách triệt để sẽ dẫn đến những yếu kém của Đảng, làm suy yếu, thậm chí là tê liệt hoạt động và sức chiến đấu của đảng, từ đó làm suy giảm sức mạnh của đảng, nguy hiểm hơn nữa là “sự mất còn đối với chế độ”.
Nhận thức những yếu kém bất cập đó từ góc độ văn hóa Đảng, có thể thấy:
Một là, tình trạng phai nhạt lý tưởng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng.
Lý tưởng là mục đích thiêng liêng của Đảng cũng như của mỗi đảng viên. Vì lý tưởng mà họ phấn đấu suốt đời, khơng màng vinh hoa, phú quý, thậm chí hy sinh cả tính mạng như nhà thơ Tố Hữu đã từng thổ lộ “Đời cách mạng từ khi
tôi đã hiểu/ dấn thân vô là phải chịu tù đày. Là gươm kề tận cổ, súng kề tai/..” nhưng “Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ/ mặt trời chân lý chói qua tim.”. Có thể nói lý tưởng chính là đỉnh cao của văn hóa Đảng, bởi nó kết tinh tơn chỉ, mục đích của Đảng, nhận thức, lẽ sống của Đảng viên. Các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, xuyên tạc, lại được tiếp tay bởi các phần tử cơ hội chính trị, tất cả đã tạo nên một trạng thái bất lợi làm sói mịn nhiều giá trị truyền thống của Đảng, phẩm chất và bản lĩnh của cán bộ, đảng viên. Trong tình hình đó có những cán bộ đảng viên đã có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, thể hiện như:
- Hoài nghi và phủ nhận về một số nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin như sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của CNTB, khả năng thắng lợi của CMVS.
- Hồi nghi và khơng tin tưởng vào mục tiêu, con đường đi lên CNXH, cho rằng CNXH hiện thực chưa thể vượt hơn, tốt đẹp hơn CNTB.
- Còn phân tâm thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho dân chủ được thực hiện thực chất và mở rộng.
Những biểu hiện đó đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến lớp trẻ, giảm nhiệt huyết và nhiệt tình phấn đấu. Một số đảng viên, cán bộ cao cấp khi nghỉ hưu cũng có những phát biểu hoặc bài viết khơng có lợi cho sự nghiệp của Đảng. Những biểu hiện đó là sự xuống cấp về văn hóa đáng báo động. Nó ảnh hưởng khơng nhỏ tới các giá trị khác của văn hóa Đảng, trong mỗi cán bộ, đảng viên.
Hai là, tha hóa về đạo đức, lối sống và sự xuống cấp của văn hóa Đảng.
Trong báo cáo tổng kết của Ủy ban kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra của Đảng từ Đại hội IV (tháng 12/1976) đến tháng 3/1982 khi nhận định về những tồn tại, yếu kém đã nêu “trong 5 năm, đã phải đưa ra khỏi đảng 9 vạn đảng viên, nhưng còn hàng chục vạn đảng viên yếu kém không được xử lý đúng mức”, điều này cũng phù hợp với các đánh giá tại Đại hội VI, IX, X, XI và đặc biệt là nghị quyết TW4 khóa XI, đều nói đến tình trạng tha hóa,
biến chất, tham nhũng, cơ hội…của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng làm giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng, đó cũng là nguy cơ lớn liên quan đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ.
Có thể nói, một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự suy thối về văn hóa đó chính là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng chính là nguồn gốc và cũng là hệ quả của tình trạng suy thối văn hóa. Vì mọi hành vi của kẻ tham nhũng đã chà đạp lên những giá trị tinh thần, những giá trị nhân bản như “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, chà đạp lên luật pháp, quyền dân chủ, tình cảm quan hệ gia đình, kỹ năng lao động…nguy hại hơn, để không bị vạch mặt, để củng cố vị thế nhằm tiếp tục tham nhũng, anh ta phải tổ chức thành đường dây, kéo bè cánh ni dưỡng cả bầy tha hóa, sẵn sàng bán rẻ lương tâm. Ngoài ra ‘tấm gương” của họ như vi trùng rất dễ lây lan đối với những kẻ không thắng nổi bản năng, những đam mê thấp hèn. Rõ ràng, tham nhũng làm suy thối văn hóa, thực chất là làm tha hóa con người. Một khi con người bị tha hóa thì đó là tai họa cho cả dân tộc. Mặt khác, khi con người bị tha hóa thì càng dễ “dính’ vào tham nhũng. Nói cách khác, chúng là tiền đề cho nhau, đồng hành cùng nhau. Do đó mối nguy hại cần phải được loại bỏ đồng thời. Đây cũng chính là một thực tế xã hội thể hiện sự xuống cấp của văn hóa đạo đức xã hội, văn hóa Đảng và Đảng phải chịu trách nhiệm đầu tiên.
Ba là, gương mẫu về đạo đức lối sống trong điều kiện kinh tế thị trường.
Gương mẫu là nét đặc trưng của văn hóa Đảng và biểu hiện ở từng cán bộ đảng viên của đảng. Nhiều năm qua vai trò tiên phong gương mẫu của của một bộ phận đảng viên bị mai một, biểu hiện ở nhiều mặt:
- Nhận thức về định hướng xã hội khơng rõ, khơng giữ được tính tiên phong trong nhiều hoạt động xã hội và kinh tế.
- Chủ nghĩa cá nhân không bị đẩy lùi, mà trong một số trường hợp còn phát triển hơn biểu hiện trong xử lý các công việc, các mối quan hệ.
- Trong lĩnh vực chuyên môn, học tập, nắm bắt các tri thức mới, thông tin mới, nhiều cán bộ đảng viên chưa cập nhật được, cịn “tụt hậu” so với quần chúng. Đó là hệ quả của sự lười biếng trong học tập, một biểu hiện của sự suy thoái.
Đây là các vấn đề cấp bách cần phải thay đổi, bởi lực lượng tiên phong mà khơng thể hiện được vai trị gương mẫu của mình thì sức mạnh của Đảng sẽ bị giảm sút, những người trung thực, có tài sẽ khơng phấn đấu vào đảng. Trách nhiệm này hồn tồn thuộc về đảng, quản lý của chính phủ và nhà nước, từ trung ương tới địa phương và cơ sở.
Những nguyên nhân chung nhất của những bất cập, hạn chế, yếu kém trên. Một là, khách quan do việc thực hiện đổi mới kinh tế chưa có tiền lệ
trong lịch sử, do đó vừa phải làm vừa phải rút kinh nghiệm, chưa lường trước hết những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, chưa có sự chuẩn bị kỹ về lập trường, tư tưởng và cách tiếp cận mới cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt là thiếu các cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học để chủ động ngăn ngừa vi phạm.
Đất nước ta đang trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng phát triển với quy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của nhà nước, đó là mơi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển, trong khi đó, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động ‘diễn biến hịa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trị lãnh đạo của Đảng.
Hai là, chủ quan, do cán bộ đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm
sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến
nơi, đến chốn, kỷ luật chưa nghiêm, nói khơng đi đơi với làm. Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị bng lỏng trong thực hiện, vừa chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát. Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước thích ứng với quá trình vận hành của cơ chế thị trường định hướng XHCN chưa kịp thời. Đánh giá, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế để sử dụng người có đức, có tài. Cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi cịn hình thức, chưa đủ sức động viên và chưa thường xuyên nâng cao ý chí cách mạng và tính chiến đấu của tổ chức đảng chưa được coi trọng. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa được thường xuyên. Vai trò giám sát của mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị- xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao.
2.2.2.2. Những vấn đề đặt ra
Thứ nhất, thực hiện văn hóa Đảng trong tất cả các tổ chức đảng và cán bộ,
đảng viên, đặc biệt quan trọng ở các đảng viên giữ cương vị lãnh đạo quản lý. Văn hóa Đảng được tạo nên và hình thành từ mỗi tổ chức đảng và từng đảng viên. Văn hóa Đảng sẽ khơng thể có được nếu như mỗi tổ chức Đảng và từng Đảng viên hoạt động, nói và làm thiếu những biểu hiện tích cực của văn hóa được. Những biểu hiện tích cực của văn hóa đó là gì, như thế nào thì Đảng cần đưa ra những nội dung thống nhất của văn hóa Đảng đối với tổ chức Đảng và đảng viên để từ đó thực hiện văn hóa Đảng trong tồn Đảng để nâng cao văn hóa Đảng, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Thứ hai, sự cần thiết phải có một nghị quyết riêng về văn hóa Đảng.
Càng ngày văn hóa Đảng càng được nhắc đến, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến nay Đảng ta chưa chính thức ban hành một nghị quyết chun đề về “Văn hóa Đảng”, vì vậy chúng ta thiếu một căn cứ thống nhất về văn hóa Đảng, vẫn cịn nhiều vấn đề gây tranh cãi, chưa thống nhất. Vì vậy, một Nghị quyết chun đề về văn hóa Đảng trong đó nêu lên khái
niệm, nội dung thực hiện văn hóa Đảng, đánh giá thực trạng văn hóa Đảng hiện nay ban hành sẽ đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng của đơng đảo mọi đối tượng, trước hết ở trong Đảng, là cơ sở tin cậy để định hướng nghiên cứu về văn hóa Đảng. Đồng thời cũng là căn cứ để các đảng viên thực hiện văn hóa Đảng cho đúng, góp phần xây dựng và hình thành văn hóa Đảng tốt đẹp và xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.
Thứ ba, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
trong mọi hồn cảnh, lĩnh vực cơng tác.
Nâng cao văn hóa Đảng trách nhiệm một phần rất lớn của cán bộ, đảng viên của Đảng. Muốn nâng cao văn hóa Đảng thì cần nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những đảng viên đứng đầu cơ quan, đơn vị, giữ những vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước trong mọi hồn cảnh, lĩnh vực cơng tác, trong sản xuất kinh doanh, làm kinh tế. Bởi vì, một mặt hiện nay tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên ngày càng giảm sút, thậm chí khơng ít cán bộ đảng viên cịn khơng bằng quần chúng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa Đảng, tới uy tín của Đảng. Mặt khác, đảng viên cần làm gương đi đầu trong mọi hồn cảnh, lĩnh vực cơng tác để là tấm gương tốt cho quần chúng nhìn vào và noi theo, giúp đỡ quần chúng, cưu mang quần chúng có hồn cảnh khó khăn, củng cố niềm tin của quần chúng vào Đảng, từ đó văn hóa Đảng cũng được nâng lên. Muốn vậy, phải tăng cường học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Thứ tư, khắc phục tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của BCHTW về: “Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay”, chỉ rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ,
cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc...
Đây là một thực trạng hết sức đau lịng làm ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và thanh danh của Đảng, tới văn hóa Đảng, là vấn đề cấp bách nhất mà Đảng đã chỉ rõ. Vì vậy, từng tổ chức Đảng cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên, phát hiện kịp thời những biểu hiện suy thối, từ đó có kế hoạch, giải pháp khắc phục phù hợp với cơ quan, đơn vị mình, khắc phục cho được tình trạng này. Có như vậy mới nâng cao được văn hóa Đảng trong giai đoạn hiện nay được.
Thứ năm, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nói chung và
những tinh hoa văn hóa Đảng của các đảng khác trên thế giới nói riêng.
Việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nói chung và những tinh hoa văn hóa Đảng của các đảng khác trên thế giới là cần thiết trong q trình xây dựng và nâng cao văn hóa Đảng của Đảng ta hiện nay. Tuy nhiên, việc tiếp thu cần phải chọn lọc và có định hướng rõ ràng, phải phân biệt được đâu là những biểu hiện của văn hóa, đâu là phản văn hóa, phi văn hóa để tiếp thu, học tập làm phong phú và nâng cao văn hóa Đảng theo kịp và phù hợp với xu thế của thời đại, hợp quy luật khách quan và thực tiễn xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Chương 3