nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và phong cách lãnh đạo của Đảng
Tổ chức Đảng và văn hóa trong tổ chức Đảng là một phần quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến văn hóa Đảng. Văn hóa tổ chức là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu thành tổ chức, giữa mục đích và hoạt động, giữa lãnh đạo, quản lý và thực hiện.
Cơ sở lý luận và tư tưởng để xây dựng tổ chức của Đảng chính là Cương lĩnh chính trị của Đảng. Nó quy định tính chất, mục đích đấu tranh, đường lối cách mạng và phương pháp lãnh đạo của Đảng. Cương lĩnh là nền tảng lý luận của Đảng để lãnh đạo cách mạng, vì vậy, mỗi đảng viên nhất định phải thừa nhận và làm theo đúng Cương lĩnh của Đảng.
Hình thức tổ chức của Đảng là những quy định về nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, kỷ luật nghiêm minh tự giác,… Đảng là một bộ máy tổ chức lãnh đạo nên phải có kỷ luật rất nghiêm minh, kiên quyết chống lại những tư tưởng sai trái, đi ngược lại quan điểm, nguyên
tắc của Đảng, không tuân theo kỷ luật tổ chức. Đảng phải giữ vững chế độ tập trung dân chủ.
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức tổ chức trong Đảng tạo nên sự thống nhất của Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động. Đó là nguồn gốc sức mạnh của Đảng. Tuy nhiên, thấm nhuần tinh thần văn hóa về tổ chức khơng chỉ là sự thừa nhận về lời nói mà phải bằng hành động thật sự. Đó là một giá trị của văn hóa chính trị - tổ chức của Đảng. Trình độ cao hay thấp trong việc thực hiện tập trung dân chủ là biểu hiện cao hay thấp trình độ văn hóa Đảng. Dân chủ là một giá trị văn hóa và cần phải xây dựng văn hóa dân chủ để tạo ra sinh hoạt dân chủ trong Đảng có sức hấp dẫn với người ngồi Đảng. Dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung, tập trung trên nền tảng dân chủ. Tăng cường phát huy dân chủ trong Đảng để bảo đảm và phát huy dân chủ trong xã hội. Ở nước ta, nói tới dân chủ đối với xã hội, trước hết phải nói tới việc bảo đảm và phát huy dân chủ ngay trong Đảng, bởi Đảng là lực lượng tiên phong lãnh đạo xã hội. Trình độ dân chủ của xã hội phụ thuộc từ trình độ dân chủ và thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Toàn bộ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng ta được đặt trong sự chế định của nguyên tắc tập trung dân chủ. Chỉ khi nào Đảng thực hiện tốt ngun tắc đó, thì mới tạo được điều kiện cho việc bảo đảm và phát huy dân chủ ở xã hội. Một đảng “là đạo đức, là văn minh” theo quan điểm của Hồ Chí Minh là phải bảo đảm thực hành dân chủ rộng rãi ở trong Đảng, phải làm cho tất cả mọi đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình với Đảng; khi đã thảo luận dân chủ, ra được nghị quyết, thì mọi đảng viên phải tập trung thực hiện thắng lợi nghị quyết.
Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt dân chủ trong sinh hoạt đảng. Trong sinh hoạt, đảng viên được trình bày quan điểm, ý kiến của mình trong tổ chức, được bảo lưu ý kiến và kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm của Đảng. Ý kiến xây dựng của đảng viên được tôn trọng là điều kiện để đảng viên phát huy tính tích cực trong xây dựng Đảng, nâng cao trí tuệ, nhận thức trong
Đảng; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng trong Đảng cũng như trong toàn xã hội… Sinh hoạt đảng là một hoạt động thường xuyên và rất quan trọng của Đảng. Mọi đường lối, chủ trương, tổ chức thực hiện, tổng kết rút ra kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, xây dựng Đảng, đấu tranh với các thế lực chống Đảng… đều từ trong sinh hoạt đảng. Sinh hoạt dân chủ, chất lượng cao sẽ góp phần làm cho Đảng mạnh. Trong Đảng, mọi đảng viên, bất kỳ ở cương vị nào đều bình đẳng, vì thế, dân chủ trong sinh hoạt đảng là điều tất yếu và có ý nghĩa quyết định dân chủ trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta. Đây là nét văn hóa cốt lõi trong Đảng.
Bên cạnh việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt, Đảng ta còn cần phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, tiếp tục khẳng định nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác tổ chức và công tác cán bộ. Đảng quyết định chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý đối với toàn bộ đội ngũ cán bộ. Thực hiện dân chủ trong công tác cán bộ để lựa chọn được những người thực sự có phẩm chất chính trị, có đạo đức, trình độ, có uy tín để bố trí vào các cương vị lãnh đạo, quản lý. Đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử, thực hiện nguyên tắc quyết định theo đa số, đồng thời phát huy trách nhiệm, tôn trọng quyền hạn và ý kiến của người đứng đầu cơ quan. Trong công tác cán bộ, cần đặc biệt chống những biểu hiện dân chủ hình thức, cục bộ, quan liêu độc đốn, khơng xuất phát từ lợi ích chung, thành kiến, hẹp hịi, thiếu cơng tâm hoặc nể nang, tùy tiện, thiếu trách nhiệm với tổ chức và với cán bộ, đảng viên.
Cần đi sâu một khía cạnh trong văn hóa tổ chức, sinh hoạt Đảng, đó là
tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của
Đảng, là một vũ khí sắc bén để Đảng trong sạch, vững mạnh, Dám thừa nhận khuyết điểm, tự phê bình, tìm cách khắc phục khuyết điểm đó sẽ làm cho cán bộ, đảng viên tiến bộ, vững mạnh, ngược lại che giấu khuyết điểm, khơng có quyết tâm và dũng cảm sửa chữa khuyết điểm, sai lầm thì sẽ là một Đảng hỏng, nhu Hồ Chí Minh đã nói. Vấn đề mà Đảng ta hướng tới hiện nay là tự
phê bình, phê bình, tranh luận phải có văn hóa, đó gọi là văn hóa phê bình, văn hóa tranh luận trong Đảng. Trong đổi mới, Đảng ta đã chỉ rõ trước sự phát triển của cách mạng, có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất phức tạp, chưa sáng tỏ, trong Đảng cần có sự thảo luận, tranh luận. Mọi cán bộ, đảng viên phải biết lắng nghe, tơn trọng ý kiến của nhau, thật sự vì chân lý, lẽ phải. Đồng thời khơng đồn kết theo kiểu hình thức, một chiều, nể nang khơng dám đấu tranh. Trong xu hướng dân chủ hóa hiện nay, trong sinh hoạt Đảng cần phải xây dựng bầu khơng khí sinh hoạt dân chủ, cởi mở, cơng bằng. Tự phê bình và phê bình cần một bầu khơng khí dân chủ, đối thoại, chất vấn, vừa kiên quyết vừa triệt để với tính nghiêm khắc cao nhất, vừa nhẹ nhàng, mềm dẻo, thấm đượm lịng nhân ái, có tình đồng chí thương u lẫn nhau. Xây dựng văn hóa tranh luận phải hồn tồn bình đẳng, cơng khai, thẳng thắn, thể hiện trí tuệ, cái tâm trong sáng của người đảng viên. Phê bình, tranh luận phải có chính kiến, có tính chất xây dựng, khơng bao giờ tự đánh mất mình, xu thời, cơ hội.