Tập trung xây dựng cơ chế, mơi trường văn hóa để nâng cao văn hóa Đảng trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Văn hóa đảng trong điều kiện đảng cầm quyền ở việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 102)

văn hóa Đảng trong giai đoạn hiện nay

Trước hết, cần xây dựng cơ chế dân chủ, phải dựa vào dân để xây dựng, nâng cao văn hóa Đảng. Mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quan niệm là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là nhân tố làm nên sức mạnh của Đảng.

Văn hóa Đảng xét trong mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là mối quan hệ giữa chủ thể đề ra chủ trương, đường lối với chủ thể thực hiện đường lối ấy. Đường lối, chủ trương của Đảng được nhân dân ủng hộ hay không ủng hộ, hợp lịng dân hay khơng hợp lịng dân, được nhân dân thực hiện hay không thực hiện là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính đúng đắn của đường lối, chủ trương đó. Hồ Chí Minh đã từng đề ra phương châm: việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Đảng ta ngồi lợi ích của nhân dân khơng cịn lợi ích nào khác.

Để văn hóa Đảng thực sự là bộ phận tiên phong của văn hóa dân tộc, khơng thể khơng dựa vào dân để xây dựng, hồn thiện văn hóa Đảng. Một số giải pháp cần được nhấn mạnh là:

Một là, đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, cán bộ, đảng

viên phải thường xuyên gần gũi, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, bám sát cuộc sống, hiểu rõ tình hình thực tế, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân

để kịp thời phản ánh lại để đề ra chủ trương và tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.

Hai là, có cơ chế, pháp luật để nhân dân góp ý xây dựng đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp ý kiến xây dựng Đảng. Chỉ trên cơ sở thực sự cầu thị, tin yêu nhân dân mới có thể xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách đó một cách đúng đắn và có hiệu quả.

Ba là, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ hóa đời sống xã hội,

tạo điều kiện cho nhân dân giám sát, phê bình góp ý với đảng viên, giới thiệu những người có đức, có tài để bầu vào các cơ quan lãnh đạo, giới thiệu những người ưu tú xuất hiện trong phong trào quần chúng để Đảng xem xét, kết nạp.

Bên cạnh đó, phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, thưởng và phạt nghiêm minh, tăng cường giáo dục những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tri thức mới của thời đại. Bởi vì sức mạnh của Đảng là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp cơng nhân với bản lĩnh, khí phách, tinh hoa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và điều này tập trung thể hiện sáng ngời ở tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải có tư duy mới về xây và chống, thưởng và phạt, với ý nghĩa đều là động lực của văn hóa Đảng và phát triển nói chung. Đây khơng phải là một vấn đề mới, cái mới là cán bộ và đảng viên phải nhận thức cho đúng và thực hành cho nghiêm trong cuộc vận động xây dựng Đảng về văn hóa. Đổi mới khơng có đất cho kiểu tư duy chỉ biết thành tích mà khơng dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, khơng dám chống lại cái phản văn hóa. Suy nghĩ theo lối đó là làm triệt tiêu động lực phát triển.

Xây dựng và hồn thiện văn hóa gắn với thái độ khoan dung văn hóa. Khoan dung văn hóa là khái niệm đạo đức, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể hiểu khoan dung văn hóa là thái độ tơn trọng những sự

khác biệt để cùng nhau tồn tại và phát triển, nghĩa là “chấp nhận cái khác mình nơi người khác để người khác chấp nhận cái khác họ nơi mình”. Cũng có thể hiểu khoan dung văn hóa là q trình nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu văn hóa, văn minh của nhân loại, trong đó có văn hóa các đảng tiến bộ đang cầm quyền ở các nước trên thế giới hiện nay. Đảng là một tổ chức bao gồm nhiều cá nhân với giới tính, dân tộc, địa vị khác nhau, nếu khơng hướng đến sự khoan dung, hịa hợp thì những chủ trương của Đảng sẽ không được ủng hộ nhất quán, khó có thể triển khai trong thực tiễn. Khoan dung văn hóa cịn có nghĩa là sự độ lượng, tha thứ, khơng hẹp hòi, đố kỵ.

Đi kèm các biện pháp trên, phải có cơ chế và biện pháp bảo vệ người trung thực, thẳng thắn; khen thưởng xứng đáng những người dám đấu tranh quyết liệt chống tiêu cực. Đây cũng là một động lực xây dựng văn hóa Đảng. Nêu cao tính gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tự phê bình và phê bình. Đảng ta chỉ đạo các chi, đảng bộ cơ sở tập trung đẩy mạnh, đổi mới công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Việc tự phê bình và phê bình cán bộ, đảng viên cần căn cứ trên cơ sở đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; quy ước hương ước thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, khu dân cư. Bên cạnh đó, Đảng chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc phải thực sự phát huy dân chủ, nêu cao trách nhiệm của từng đảng viên, kiên quyết thực hiện tốt phương châm: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, hạn chế phải thiết thực, khả thi; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, trì trệ trong các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị. Hết sức tránh cách làm hình thức, qua loa, chiếu lệ, cũng như tình trạng lợi dụng tự phê bình và phê bình để "đấu đá", "hạ bệ" nhau với những động cơ không trong sáng. Nghiêm khắc xử lí những trường hợp trù dập người có ý kiến phê bình

thẳng thắn, kiên quyết chống biểu hiện dân chủ hình thức hoặc trù dập, định kiến với người phê bình.

KẾT LUẬN

Văn hóa có vai trị, sứ mệnh to lớn, động lực của sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, yếu tố ngày càng quan trọng và quyết định sự tồn tại, phát triển nhanh và bền vững là nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người. Tiềm năng này nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, tư tưởng, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý chí, nghị lực và sự sáng tạo của cá nhân và cộng đồng. Chính vì vậy, vai trị của văn hóa đã được đảng ta khảng định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực của sựu phát triển. Xã hội Việt Nam hiện nay đang hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Người lãnh đạo và tổ chức thực hiện để hướng tới mục tiêu tốt đẹp với tính nhân văn cao cả đó chính là Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng và hồn thiện lý luận văn hóa Đảng là phù hợp với trách nhiệm lớn lao của Đảng và phù hợp với sự mong đợi của nhân dân. Bởi lẽ, phải có lý luận đúng đắn soi đường, thì mới có những căn cứ xác đáng để đánh giá được những giá trị cũng như những mặt còn bất cập của Đảng một cách khách quan nhất. Chưa có sự thống nhất về lý luận về văn hóa Đảng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho năng lực và sức chiến đấu của Đảng chưa ngang tầm với nhiệm vụ, một số tổ chức Đảng bị tê liệt hoạt động, các đảng viên khơng có ý chí chiến đấu, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.

Lịch sử dân tộc và nhân loại đã chứng minh, sự trường tồn của dân tộc chính là sự trường tồn về văn hóa. Nhất là khi dân tộc có đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản thì văn hóa trong Đảng càng giữ một vai trị quan trọng. Đảng Cộng sản tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Cán bộ, đảng viên là những con người ưu tú của dân tộc. Văn hóa

trong đảng trước hết và chủ yếu là văn hóa chính trị và văn hóa đạo đức lối sống. Cũng bởi vì, sự sai lầm về đường lối chính trị và sự hư hỏng của cán bộ đảng viên là hai nguy cơ lớn của Đảng cầm quyền nên xây dựng văn hóa Đảng chính là xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, bản lĩnh cách mạng vững vàng cùng với đạo đức Cách mạng trong sáng. Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng phải giữ vững những vấn đề có tính ngun tắc, cứng rắn về chiến lược, mềm dẻo về sách lược, linh hoạt về biện pháp, huy động được lực lượng của tồn dân tộc, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế, tạo thành sức mạng tổng hợp. Trong những nhân tố làm nên sức mạnh của Đảng thì lịng tin của nhân dân là quan trọng nhất. Do vậy hơn lúc nào hết, Đảng càng cần phải xây dựng và thực hành về văn hóa, làm sống lại những hình ảnh, những giá trị tốt đẹp đã tồn tại từ khi Đảng cắm rễ sâu vào dân tộc, được sự nuôi dưỡng, đùm bọc của dân tộc, uy tín, lý tưởng của Đảng lúc đó đã khiến cho lớp lớp thanh niên hăng hái phấn đấu vào đảng. Như một cơ thể sống, tuy khơng thể hồn thiện nhưng Đảng và mỗi cán bộ đảng viên phải biết thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, và điều quan trọng là phải biết sửa lỗi. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhân dân giám sát mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, không chấp nhận những “quan cách mạng” nhưng nhân dân cũng rất bao dung. Chúng ta vẫn được nhìn thấy các hình ảnh của các thủ tướng, tổng thống các nước xin lỗi trước nhân dân, xin từ chức mà nhân dân giao phó khi vi phạm các hành vi đạo đức, khi khơng đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên hết. Đây là một hành vi rất văn hóa và cần thiết của các Đảng cầm quyền và các nhà lãnh đạo khi thực thi sứ mệnh của nhân dân trao. Hiện nay, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới, nhưng thách thức là không nhỏ, đặc biệt là phải chống những thứ giặc “nội xâm”,. Đảng phải tự chỉnh đốn, khơng ai có thể làm thay Đảng. Mọi giải pháp, định hướng đều bắt đầu từ dũng khí, bản lĩnh văn hóa, trong đó đặc biệt là văn hóa

tự phê bình và phê bình của những người đứng đầu, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là cấp trung ương. Văn hóa đạo đức cịn là văn hóa nêu gương, đạo làm gương. Người xưa từng tổng kết “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, một tấm gương sáng có ý nghĩa hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Như vậy, phải nhận thức và thực hành Nghị quyết trung ương 4, khóa XI ở tầm văn hóa thì mới thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của một bản nghị quyết hợp lịng dân và có ý nghĩa tạo bước đột phá trong công tác xây dựng đảng. Cũng phải bắt đầu bằng văn hóa và cuối cùng là văn hóa để thấy rằng văn hóa cịn thì chế độ cịn, văn hóa mất thì chế độ mất. Đây là con đường còn lắm gian nan nhưng chúng ta tin tưởng rằng đó là tín hiệu mở lối dẫn đường, báo hiệu Đảng đã và đang chuyển mình và vượt qua chính những hạn chế, khiếm khuyết của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ lịch sử trong thời kỳ mới.

* Một số đề xuất kiến nghị

Để văn hóa Đảng tiếp tục thực hiện và thực sự trở thành các căn cứ đánh giá Đảng, các tổ chức Đảng và đảng viên trong giai đoạn hiện nay cần phải tiếp tục làm rõ một số vấn đề sau:

- Một là: Cần chú trọng tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết đổi mới,

đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng đảng để làm sảng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa Đảng, thống nhất nhận thức trong Đảng, đặt cơ sở khoa học cho việc xây dựng văn hóa đảng hiện nay.

- Hai là: Thành lập Tòa Hiến pháp để xem xét các hành vi vi phạm của

các chức danh trong đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể.

- Ba là: Thành lập cơ quan bảo hiến nhằm thực hiện thẩm quyền xem

xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật.

- Bốn là: Đối với Đảng, bên cạnh việc đổi mới phương thức lãnh đạo của

Đảng thì một trong những kiến nghị đáng chú ý là cần phải xây dựng một đạo luật về Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó điểm quan trọng nhất là xác định rõ

ranh giới giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm.

- Năm là: Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải sớm ban hành luật trưng

cầu dân ý, một mặt nhằm bảo đảm phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân, mặt khác thu hút nhân dân quan tâm và tham gia tích cực hơn nữa vào việc giám sát, kiểm tra, tư vấn, phản biện của dân, tơn trọng ý chí, quyền lực của dân trong đời sống chính trị-xã hội. Đảng cầm quyền quan tâm thực hiện những yêu cầu ấy cũng là thể hiện bản lĩnh văn hóa của Đảng cầm quyền.

Một phần của tài liệu Văn hóa đảng trong điều kiện đảng cầm quyền ở việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w