Kiến nghị với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 80 - 83)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHANH NAM HÀ NỘ

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ:

Hoạt động TTQT là hoạt động liên quan đến liên quan đến luật pháp quốc gia và các công ước, thông lệ quốc tế. Các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ như: chính sách đối ngoại, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách quản lý ngoại hối,… cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động TTQT. Do vậy, muốn hoàn thiện hoạt động TTQT nói chung và phương thức L/C nói riêng thì Chính phủ phải có những biện pháp kiểm soát, hỗ trợ hiệu quả cho các NHTM và các doanh nghiệp XNK; phối hợp nghiên cứu, soạn thảo và đưa ra những chính sách liên quan đến hoạt động XNK, TTQT và TDCT để hoàn thiện hoạt động TTQT, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.

Thứ nhất, Chính phủ cần tiến hành hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý

điều chỉnh hoạt động TTQT và phương thức TDCT.

Hoạt động TTQT có liên quan đến mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và các tập quán thông lệ quốc tế. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản luật quốc gia để điều chỉnh trực tiếp hoạt động thanh toán quốc tế. Điều này gây bất lợi, khó khăn cho các doanh nghiệp XNK của nước ta khi tham gia vào các hợp đồng ngoại thương. Vì vậy, chính phủ và NHNN cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động TTQT phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như điều kiện của Việt Nam, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động TTQT của NHTM, tạo điều kiện bảo vệ các doanh nghiệp XNK Việt Nam.

Chính phủ và NHNN cũng cần đưa ra những văn bản hướng dẫn về việc áp dụng các điều lệ quốc tế trong thanh toán quốc tế như UCP, URR, INCOTERMS,... Đây đều là những thông lệ tập quán quốc tế áp dụng trong hoạt động TTQT. Những văn bản hướng dẫn sẽ tạo điều kiện cho các NHTM và doanh nghiệp XNK nắm bắt, hiểu rõ, áp dụng thống nhất các thông lệ tập quán này. Từ đó tạo điều kiện cho hoạt động TTQT được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thứ hai, Chính phủ cần hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu.

Chính phủ cần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách XNK nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế tình trạng nhập siêu và cải thiện cán cân TTQT. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển những hàng hoá dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu động thời với việc thực hiện thay đổi cơ cấu xuất khẩu: giảm dần tỷ trọng sản phẩm thô và nâng cao dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ ngành liên quan cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo; tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp XNK khi tham gia hoạt động ngoại thương.

Thứ ba, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động và quan hệ kinh tế đối ngoại.

Sau 5 năm gia nhập WTO thì tình hình quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta cũng đã có nhiều khởi sắc. Hoạt động ngoại thương được mở rộng kéo theo sự phát triển của hoạt động TTQT. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, duy trì mở rộng thị phần trên các thị trường truyền thống và tranh thủ mọi cơ hội phát triển, đồng thời xâm nhập thị trường mới có tiềm năng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những chính sách kinh tế đối ngoại hợp lý, phối kết hợp với các chính sách khác để đảm bảo tăng trưởng và phát triển cho nền kinh tế, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT khi mà nền kinh tế thế giới cũng như trong nước vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng và vẫn còn có thể xảy ra những biến động bất thường.

KẾT LUẬN

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam những chuyển biến tích cực về hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ với kim ngạch

XNK tăng mạnh qua các năm phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các NHTM với tư cách là trung gian TTQT. Trong đó chủ yếu là phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ đã giúp cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trước những nhu cầu đặt ra ngày càng cao thì việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ là rất cần thiết.

Việc nghiên cứu hoàn thiện hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa quan trọng, giúp phát triển hoạt động TTQT của Chi nhánh. Sau một thời gian nghiên cứu vấn đề này, bài chuyên đề của em đã hoàn thành được những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, giới thiệu, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ bản về hoạt động

Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ. Trong đó tiêu biểu là: i. Làm rõ quy trình nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT;

ii. Xây dựng ba nhóm chỉ tiêu về: quy mô, thu nhập, rủi ro hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng hoạt động này trong Chương 2.

iii. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, bao gồm 6 nhân tố chủ quan và 3 nhân tố khách quan, giúp cho việc đánh giá thực trạng hoạt động trong Chương 2.

Thứ hai, phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động Thanh toán

quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trong giai đoạn 2008-2010, từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.

i. Trên cơ sở 3 nhóm chỉ tiêu đưa ra, nhìn chung, hoạt động TTQT theo phương thức TDCT chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động TTQT tại Chi nhánh. Đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động TTQT qua các năm. Hoạt động được thực hiện an toàn, khi chưa có trường hợp gặp rủi ro nào trong 3 năm qua. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của hoạt động là chưa ổn định, lợi nhuận đem lại là không lớn so với tổng lợi nhuận của Chi nhánh, cơ cấu mặt hàng và loại hình L/C là chưa đa dạng, phong phú.

ii. Nguyên nhân của những hạn chế được xem xét dựa trên những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Từ đó rút ra 7 nguyên nhân chủ quan và 6 nguyên nhân khách quan. Trong đó đáng chú ý là những vấn đề về: công nghệ ngân hàng, năng lực cán bộ nhân viên, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và biến động tình hình kinh tế thế giới.

Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân được rút ra, đề tài đưa ra một số

giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội. Đồng thời chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT cũng như phương thức TDCT tại các NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng.

Do đây là một vấn đề khá phức tạp và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp trong khi bản thân vẫn còn những hạn chế trong lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên những ý kiến đề xuất không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và tất cả những ai quan tâm để chuyên đề này được hoàn thiện hơn nữa. Em hi vọng ở một chừng mực nào đó, những nghiên cứu và giải pháp nêu trên sẽ giúp ích cho công việc của cán bộ thanh toán quốc tế, góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 80 - 83)