Tăng cường hoạt động tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 73 - 74)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHANH NAM HÀ NỘ

3.2.5. Tăng cường hoạt động tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ:

toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ:

TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng là những hoạt động nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi kiến thức về TTQT cũng như sự am hiểu về luật lệ, tập quán quốc tế của không chỉ cán bộ TTQT mà còn của chính khách hàng. Mà trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam, các khách hàng có nhu cầu TTQT, chủ yếu là các doanh nghiệp XNK, lại chưa có những sự hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết khi tham gia vào hoạt động ngoại thương và TTQT. Kiến thức còn hạn chế và sự thiếu kinh nghiệm của các doanh nghiệp XNK có thể đem đến cho họ những bất lợi khi ký kết hợp đồng ngoại thương cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện giao dịch TTQT. Chính vì vậy, Chi nhánh cần tăng cường hoạt động tư vấn cho các khách hàng trong nghiệp vụ TTQT và phương thức TDCT.

Với trình độ chuyên môn về TTQT, cán bộ nhân viên TTQT tại Chi nhánh đã có những tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến quy trình nghiệp vụ của từng phương thức TTQT. Tuy nhiên, việc tư vấn cho khách hàng cần được cụ thể, chi tiết và đưa ra cho khách hàng những đánh giá, phân tích hợp lý hơn nữa với thái độ tận tình, chu đáo và tinh thần trách nhiệm cao.

Cần tăng cường tư vấn cho khách hàng ngay từ khi lập và ký kết hợp đồng ngoại thương. Phân tích, giúp khách hàng lựa chọn sử dụng phương thức TTQT phù

hợp, đảm bảo vừa nhanh chóng, an toàn, hạn chế rủi ro vừa có mức chi phí hợp lý tùy theo điều kiện tài chính và trong từng hợp đồng cụ thể.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu: Cán bộ TTQT cần hướng dẫn cho khách hàng lập các chứng từ chính xác, thống nhất theo yêu cầu của L/C (vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn khá yếu kém), đảm bảo việc xuất trình bộ chứng từ là phù hợp để được thanh toán. Bên cạnh đó, Cán bộ TTQT còn có thể tư vấn cho khách hàng yêu cầu đối tác nhập khẩu mở một L/C có nội dung phù hợp như: L/C dự phòng với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy hải sản; không sử dụng L/C có thể hủy ngang vì có thể đem lại những bất lợi,…

Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu: Cán bộ TTQT cần giải thích rõ ràng về quy trình nghiệp vụ TTQT cũng như những thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, cần tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn phương thức TTQT phù hợp. Nếu khách hàng sử dụng phương thức TDCT thì cần tư vấn cho họ cả những điều khoản, nội dung trong L/C để đảm bảo lợi ích cho khách hàng và hạn chế rủi ro.

Thông qua hệ thống ngân hàng đại lý cũng như thông tin nắm bắt được, Chi nhánh có thể cung cấp các thông tin về đối tác nước ngoài cho khách hàng của mình, tạo điều kiện cho việc thực hiện quan hệ ngoại thương và TTQT được hạn chế rủi ro.

Công tác tư vấn cho khách hàng được tiến hành tốt không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT và phương thức TDCT được thực hiện hiệu quả, an toàn, nhanh chóng mà còn là yếu tố thu hút khách hàng, khi họ nhận được sự tư vấn cụ thể, nhiệt tình, chu đáo của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w