Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 79 - 80)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHANH NAM HÀ NỘ

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

NHNN Việt Nam là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát và điều hành hoạt động của các NHTM, chủ thể thực hiện hoạt động TTQT. Do vậy, muốn hoàn thiện hoạt động TTQT nói chung và phương thức L/C nói riêng thì vai trò của NHNN cũng là hết sức quan trọng.

Thứ nhất, NHNN cần nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho Chính phủ soạn thảo

các văn bản pháp lý nhằm hoàn thiện và bổ sung khung pháp lý cho hoạt động TTQT cũng như phương thức TDCT.

Vì hoạt động TTQT có liên quan đến mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và các tập quán thông lệ quốc tế. Mà hiện nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản luật quốc gia để điều chỉnh trực tiếp hoạt động TTQT.

Thứ hai, tăng cường hỗ trợ hệ thống thông tin liên quan tới hoạt động TTQT

cho các doanh nghiệp XNK và các NHTM.

NHNN và các cơ quan liên quan cần phối hợp với nhau hỗ trợ các doanh nghiệp XNK và các NHTM bằng cách cung cấp hệ thống thông tin điện tử chung phục vụ nhu cầu của các bên liên quan. Hệ thống cung cấp các thông tin về hải quan, các thị trường xuất khẩu tiềm năng, hoạt động TTQT và phương thức TDCT trong nước và trên thế giới,… Những thông tin này sẽ giúp cho các doanh nghiệp XNK dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương thức TTQT phù hợp, giúp cho việc hạn chế rủi ro và hoàn thiện hoạt động TTQT cũng như phương thức TDCT.

Thứ ba, NHNN cần thực thi điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị

trường.

Tỷ giá có ảnh hưởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực XNK, TTQT vì đây là hoạt động liên quan trực tiếp đến các loại tiền tệ khác nhau.

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố tác động mạnh đến hoạt động TTQT, thông qua tác động cung cầu ngoại tệ phục vụ cho hoạt động XNK. Vì vậy, để hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT, NHNN cần phải thực thi điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế thế giới vẫn có nhiều biến động như hiện nay thì tỷ giá là một yếu tố càng phải được quan tâm, chú trọng hơn.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Đây là thị trường mà các NHTM trao đổi, cung cấp ngoại tệ với nhau nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ của mình.

Như đã nói, TTQT là hoạt động liên quan trực tiếp đến ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phát triển sẽ giúp cho NHTM có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển. Để mở rộng và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNH phải mở rộng phạm vi đối tượng tham gia giao dịch, hoạt động trên thị trường này, đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các hình thức giao dịch trên thị trường. Bên cạnh đó, NHNN cũng phải giám sát thường xuyên, chặt chẽ hoạt động của thị trường, thực hiện công tác quản lý ngoại hối có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 79 - 80)